Chủ nhật 22/12/2024 22:53

Ngành Công Thương đóng góp quan trọng vào sự phát triển của Bình Dương

Gắn liền với sự hình thành và phát triển của ngành Công Thương Việt Nam, trải qua 70 năm xây dựng và trưởng thành, các thế hệ cán bộ, công nhân viên chức, người lao động ngành Công Thương Bình Dương đã có những đóng góp quan trọng vào quá trình phát triển kinh tế -xã hội, thu hút đầu tư của địa phương.

Ngày 14/5/1951, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 21/SL đổi tên Bộ Kinh tế thành Bộ Công Thương. Lịch sử 70 năm truyền thống của ngành Công Thương Việt Nam đã gắn liền với con đường đấu tranh, xây dựng và bảo vệ đất nước .

Cùng với cả nước, trải qua 70 năm hình thành và phát triển, các thế hệ cán bộ, công nhân viên chức và người lao động ngành Công Thương Bình Dương đã có những đóng góp quan trọng vào quá trình phát triển kinh tế, xã hội, thu hút đầu tư của địa phương.

Ngành Công Thương Bình Dương góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Bình Dương theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp - dịch vụ

Đặc biệt, trong thời kỳ đổi mới, ngành Công Thương Bình Dương đã bám sát các nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh, khai thác tiềm năng thế mạnh về tài nguyên, nhân lực, đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh và đã có những bước đi lên vượt bậc, đóng góp quan trọng vào sự sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Đến nay, Bình Dương đã quy hoạch và xây dựng 29 khu công nghiệp (KCN) và 12 cụm công nghiệp, 106 chợ các loại và 12 siêu thị, 5 trung tâm thương mại thu hút doanh nghiệp (DN) thuộc các thành phần kinh tế tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh.

Tính riêng trong giai đoạn 2015-2020, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng trung bình 9,64%/năm; tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tăng bình quân 17,95%/năm và giá trị kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân 9,31%/năm đã góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Bình Dương theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp - dịch vụ.

Đáng chú ý, trong giai đoạn này cơ sở hạ tầng thương mại tiếp tục được đầu tư đổi mới, bên cạnh hệ thống chợ truyền thống đã hình thành các trung tâm thương mại và siêu thị, với phương thức mua bán văn minh tạo diện mạo mới cũng như đáp ứng tốt nhu cầu tiêu dùng. Đặc biệt, công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, bảo vệ lợi ích người tiêu dùng được thực hiện quyết liệt, góp phần bình ổn thị trường, bảo vệ lợi ích chính đáng của người sản xuất, người tiêu dùng.

Ông Nguyễn Thanh Trúc – Phó Chủ tịch UBND Bình Dương trao Cờ thi đua “Đơn vị xuất sắc phong trào thi đua năm 2020” của UBND tỉnh cho Sở Công Thương

Ghi nhận những đóng góp to lớn trong suốt quá trình đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, ngành Công Thương Bình Dương đã được Đảng, Nhà nước trao tặng nhiều phần thưởng cao quý như: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân (năm 2000), Huân chương Lao động hạng Hai (năm 2002) và hạng Nhất (năm 2013)… Nhiều DN trong ngành cũng được Đảng, Nhà nước trao tặng những phần thưởng cao quý như: Huân chương Độc lập, Huân chương Lao động, danh hiệu Anh hùng lao động trong thời kỳ đổi mới, doanh nhân Việt Nam tiêu biểu, lá cờ đầu của ngành Công Thương…

Đặc biệt, trong dịp kỷ niệm 70 năm truyền thống của ngành Công Thương Việt Nam (14/5/1951 -14/5/2021), thừa ủy quyền của Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, lãnh đạo UBND tỉnh đã trao Huân chương Lao động hạng Ba, Bằng khen của Thủ tướng cho các cá nhân là công chức của Sở Công Thương; trao Cờ thi đua “Đơn vị xuất sắc phong trào thi đua năm 2020” của UBND tỉnh cho Sở Công Thương.

Đánh giá về ngành Công Thương, ông Nguyễn Thanh Trúc – Phó Chủ tịch UBND Bình Dương - cho biết, trải qua nhiều giai đoạn lịch sử, đến nay, ngành Công Thương Bình Dương đã có những bước phát triển quan trọng, bảo đảm cả về chất và lượng, với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng về hàng hóa ngày càng cao của tầng lớp nhân dân. Hơn nữa, thị trường hàng hoá đã vươn ra khắp các tỉnh, thành phố trong cả nước và một số thị trường nước ngoài, góp phần tích cực trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương.

Phát huy truyền thống tự hào của ngành trong chặng đường 70 năm, thời gian tới, ngành Công Thương Bình Dương quyết tâm thực hiện Nghị quyết Đảng bộ Bình Dương lần thứ XI (2020-2025) và Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của UBND tỉnh với các nhiệm vụ chủ yếu đến năm 2025, như đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh, tăng cường sức chống chịu của nền kinh tế.

Bên cạnh đó, tiếp tục đẩy mạnh phát triển các ngành dịch vụ, nhất là các dịch vụ có lợi thế, có hàm lượng tri thức, công nghệ và giá trị gia tăng cao; Phát triển thương mại theo hướng nhiều thành phần kinh tế tham gia; Cải thiện môi trường kinh doanh, thúc đẩy khởi nghiệp, sáng tạo, tham gia hiệu quả vào chuỗi giá trị khu vực và toàn cầu.

Với những bước phát triển vững chắc, những định hướng phát triển bền vững trong giai đoạn tới, ngành Công Thương Bình Dương đã và sẽ đóng góp tích quan trọng vào quá trình phát triển kinh - tế xã hội, thu hút đầu tư, cũng như tham gia hội nhập sâu rộng của địa phương.

Minh Khuê

Tin cùng chuyên mục

Cần thay đổi về chất trong phát triển ngành thép

EVFTA- cơ hội và thách thức đối với ngành ô tô, xe máy

Bộ trưởng Bộ Công Thương gửi thư chúc mừng nhân dịp 70 năm Ngày Truyền thống ngành Công Thương Việt Nam

Ngành Công Thương: Đổi mới, sáng tạo, đoàn kết, phát huy truyền thống 70 năm vẻ vang

Ngành Công Thương Việt Nam- Mãnh liệt một niềm tin!

Thủ tướng Chính phủ gửi thư chúc mừng cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ngành Công Thương

Trưởng ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh gửi thư chúc mừng cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ngành Công Thương

Bộ Công Thương hoãn tổ chức Lễ Kỷ niệm 70 năm ngày truyền thống

Chủ động hạn chế rủi ro từ các vụ kiện phòng vệ thương mại

Petrolimex Thanh Hóa: Sáng ngời gương người tốt, việc tốt

Ngành Công Thương Tuyên Quang: Chung sức đưa địa phương hội nhập

Ngành Công Thương Bắc Ninh: Mục tiêu trở thành trung tâm công nghiệp công nghệ cao

Dấu ấn của lực lượng quản lý thị trường trên mặt trận chống buôn lậu

Cục Hóa chất: Hoàn thiện chính sách, góp phần phát triển ngành công nghiệp hóa chất

Cục Quản lý thị trường Hòa Bình: Bảo vệ quyền lợi doanh nghiệp và người tiêu dùng

Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo: Tham mưu, quản lý năng lượng hiệu quả

Ngành Công Thương Cao Bằng: Khai thác hiệu quả tiềm năng, thế mạnh địa phương

Ngành Công Thương Hòa Bình: Động lực phát triển kinh tế địa phương

EVNGENCO 3: Chuyển đổi số nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh

Sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả: Nâng cao vai trò, trách nhiệm của địa phương