Thứ hai 23/12/2024 21:00

New Zealand dự kiến nới lỏng biện pháp giám sát kiểm dịch thực vật đối với một số trái cây Việt

New Zealand thông báo dự kiến nới lỏng biện pháp lấy mẫu giám sát và loại bỏ đối tượng kiểm dịch thực vật (rệp sáp) đối với một số sản phẩm trái cây Việt.

Ngày 10/10/2023, Văn phòng SPS Việt Nam đã có Công văn số 222/SPS-BNNVN gửi Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) thông báo dự thảo các biện pháp kiểm dịch thực vật đối với một số loại quả tươi từ Việt Nam nhập khẩu vào New Zealand.

New Zealand dự kiến nới lỏng biện pháp giám sát kiểm dịch thực vật đối với một số trái cây Việt

Công văn nêu rõ, Văn phòng SPS Việt Nam nhận được thông báo của New Zealand về dự thảo các biện pháp kiểm dịch thực vật đối với một số loại quả tươi của Việt Nam.

Theo đó, Thông báo số G/SPS/N/NZL/742, ngày 19/9/2023 cho biết, Bộ các ngành công nghiệp cơ bản - New Zealand (MPI) đang xem xét các yêu cầu kiểm dịch thực vật trước khi xuất khẩu đối với tiêu chuẩn sức khỏe về chôm chôm tươi nhập khẩu từ Việt Nam. Những thay đổi được đề xuất sẽ loại bỏ yêu cầu của Tổ chức bảo vệ thực vật quốc gia (NPPO) phải kiểm tra từng lô của người trồng và có thể xác định tính đồng nhất của lô theo ISPM 31.

Thông báo số G/SPS/N/NZL/738, ngày 14/9/2023 có nội dung: Những thay đổi về dịch hại cần áp dụng các biện pháp kiểm dịch thực vật trên cây có múi (Citrus limon); những thay đổi để điều chỉnh các yêu cầu về mẫu kiểm dịch thực vật phù hợp với ISPM 31. Các khu vực hoặc quốc gia cụ thể: gồm Australia; Brazil; Trung Quốc; Ai Cập; Fiji; Mexico; Peru; Samoa; Hoa Kỳ; Vanuatu; Việt Nam.

Thông báo số G/SPS/N/NZL/736, ngày 13/9/2023 với nội dung: Những thay đổi về dịch hại cần áp dụng các biện pháp kiểm dịch thực vật trên cây có múi tươi (Citrus aurantiifolia); những thay đổi để điều chỉnh các yêu cầu về mẫu kiểm dịch thực vật phù hợp với ISPM 31. Các khu vực hoặc quốc gia cụ thể: Australia; Ai Cập; Peru; Quần đảo Solomon; Hoa Kỳ; Vanuatu; Việt Nam và New Caledonia.

Thông báo số G/SPS/N/NZL/734, ngày 13/9/2023 với nội dung: Những thay đổi về dịch hại cần áp dụng các biện pháp kiểm dịch thực vật trên quả bưởi tươi (Citrus maxima); thay đổi để phù hợp với kiểm dịch thực vật yêu cầu mẫu kiểm tra với ISPM 31. Các khu vực hoặc quốc gia cụ thể: Trung Quốc; Ai Cập; Samoa; Hòa Kỳ; Vanuatu; Việt Nam.

Thông báo số G/SPS/N/NZL/733, ngày 13/9/2023 với nội dung: Những thay đổi về dịch hại cần áp dụng các biện pháp kiểm dịch thực vật trên cây có múi tươi (Citrus latifolia); những thay đổi để điều chỉnh các yêu cầu về mẫu kiểm dịch thực vật phù hợp với ISPM 31. Các khu vực hoặc quốc gia cụ thể: Ausatralia; Brazil; Fiji; Mexico; Peru; Samoa; Vanuatu; Việt Nam; Quần đảo Cook và Niu Caledonia.

Ông Ngô Xuân Nam – Phó Giám đốc Văn phòng SPS Việt Nam cho hay, New Zealand thông báo dự kiến nới lỏng biện pháp lấy mẫu giám sát và loại bỏ đối tượng kiểm dịch thực vật (rệp sáp) đối với một số sản phẩm có múi như: Bưởi, chanh ta, chanh vàng…; chôm chôm của một số quốc gia, trong đó có Việt Nam.

Do đó, Văn phòng SPS Việt Nam đề nghị Cục Bảo vệ thực vật nghiên cứu và thông báo cho các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân liên quan xuất khẩu những loại quả tươi nói trên sang thị trường New Zealand để có góp ý cho dự thảo và đáp ứng các điều kiện theo yêu cầu của thị trường nhập khẩu.

Nguyễn Hạnh
Bài viết cùng chủ đề: Xuất khẩu trái cây

Tin cùng chuyên mục

Khơi thông thị trường ngoài nước: Chống lãng phí nguồn lực, nâng cao hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu

Thêm cơ hội cho hàng Việt ra nước ngoài qua ‘cánh cửa’ xuất khẩu online

Xuất nhập khẩu hàng hóa 2024 chính thức xác lập kỷ lục mới

Để hàng Việt ‘bám rễ’ thị trường Hoa Kỳ

Tính đến hết ngày 15/12, tổng trị giá xuất khẩu của Việt Nam đạt 385,35 tỷ USD

Triển vọng xuất khẩu thủy sản năm 2025 sẽ rất khả quan

Hàng loạt đề xuất giúp mở rộng thị trường xuất khẩu, tạo thế và lực đưa đất nước vươn mình

Xúc tiến xuất khẩu bài bản, hiệu quả, xuất nhập khẩu năm 2024 dự báo đạt kỷ lục

Năm 2024, các thị trường đã đưa ra 1.029 thông báo về an toàn thực phẩm

Trung Đông nằm Top 2 thị trường nhập khẩu thủy sản Việt Nam có tăng trưởng mạnh nhất

Dự kiến năm 2025, trái chanh leo Việt Nam sẽ được cấp phép xuất khẩu sang Hoa Kỳ

Tiêu chuẩn xanh của thị trường EU: Động lực hay áp lực với hàng Việt?

Điểm danh những nhóm sản phẩm xuất khẩu chịu tác động của Thoả thuận Xanh châu Âu

Bức tranh sáng cho hoạt động xuất nhập khẩu năm 2025

Tổng cục Hải quan tổng kết năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025

Xuất khẩu cà phê chế biến sâu: ‘Chìa khoá’ xây dựng bền vững thương hiệu

Năm 2024, xuất khẩu nông - lâm - thủy sản bứt phá ngoạn mục

Việt Nam nhập khẩu gần 1,98 triệu tấn đậu tương trong 11 tháng năm 2024

Dự báo nào cho xuất khẩu rau, quả năm 2025?

Xuất khẩu bền vững sang EU: Nâng cao giá trị sản phẩm để 'thoát kiếp' gia công