Thứ sáu 22/11/2024 07:12

Nét khác biệt trong trang phục của phụ nữ Dao Tiền

Duy nhất trong trang phục cộng đồng người Dao chỉ có phụ nữ Dao Tiền là mặc váy. Chiếc váy tạo nét khác biệt của phụ nữ Dao Tiền trong nhóm đồng bào người Dao.

Phụ nữ Dao Tiền tỉnh Sơn Lađẹp và duyên dáng hơn khi khoác trên mình bộ trang phục truyền thống. Trang phục truyền thống của người phụ nữ Dao Tiền không quá rực rỡ, cũng không nhạt nhòa, chủ yếu là gam màu chàm, pha lẫn sắc đỏ và hoa văn tinh tế đã tạo nên một bộ trang phục độc đáo của dân tộc Dao Tiền.

Phụ nữ Dao Tiền đẹp và duyên dáng trong bộ trang phục truyền thống
Để hoàn thiện chiếc váy phải qua 5 bước cơ bản

Để có một bộ trang phục phụ nữ Dao Tiền ưng ý, cần phải trải qua nhiều công đoạn như trồng bông, se sợi, dệt vải, nhuộm lá đến cắt may, thêu thùa… Mỗi bộ trang phục của phụ nữ Dao Tiền không thể thiếu áo, váy, khăn đội đầu và dây lưng. Trong đó chiếc váy là sự khác biệt của phụ nữ Dao Tiền với phụ nữ trong nhóm người Dao khác (phụ nữ các nhóm Dao khác đều mặc quần).

Vẽ hoa văn bằng sáp ong với dụng cụ bằng bút tre

Chiếc váy của phụ nữ người Dao Tiền tỉnh Sơn La được làm rất cầu kỳ và tốn nhiều thời gian. Họa tiết trên váy của phụ nữ Dao Tiền ở Sơn La cũng rất độc đáo. Nếu như nhiều dân tộc khác dùng chỉ màu để tạo nên nét ấn tượng riêng của bộ trang phục, thì phụ nữ Dao Tiền lại dùng vải nhuộm chàm và sáp ong để tạo nên hoa văn trên chiếc váy của mình.

Váy của phụ nữ Dao Tiền trông vẻ ngoài đơn giản, nền nã, không có màu sắc sặc sỡ nổi bật, nhưng đằng sau đó lại là cả một câu chuyện dài về quy trình làm váy. Thường phụ nữ Dao Tiền phải mất ít nhất vài tháng để tạo nên một chiếc váy hoàn thiện và qua 5 bước cơ bản: Mài bóng vải, tạo hình hoa văn bằng sáp ong, nhuộm chàm, đánh tan sáp ong và phơi khô. Để làm nên một chiếc váy đẹp, đầu tiên, phải chọn được loại vải bông thô trắng có sợi nhỏ, rồi cắt thành 5 mảnh với khổ vải rộng khoảng 40 cm, dài 45 cm. Sau đó, đặt miếng vải trên bàn đá, dùng nanh lợn rừng mài nhiều lần cho thật nhẵn và bóng mịn, mục đích là để khi chấm sáp ong có độ bám dính tốt, không bị thấm ngược ra mặt sau.

Một chiếc váy được đánh giá là đẹp có màu chàm đều, hoa văn rõ nét

Sau khi vải đã được mài bóng sẽ đến công đoạn quan trọng nhất là tạo hình hoa văn, bằng cách dùng một số dụng cụ đặc biệt để chấm sáp ong đun chảy và vẽ hoa văn trên vải. Công đoạn này rất kỳ công và mất thời gian, đòi hỏi người phụ nữ phải thật khéo léo, kiên nhẫn. Người ta dùng bút vẽ thủ công bằng tre nhúng vào sáp ong nóng chảy rồi in lên vải. Vải sau khi nhuộm chàm sẽ hiện lên hoa văn màu trắng do phủ lớp sáp ong nên không bị thấm màu chàm. Công đoạn này đòi hỏi người làm phải có kinh nghiệm trong chuẩn bị nước ngâm chàm, nhuộm vải để sau khi sáp ong bong ra, phần vải đã nhuộm chàm không bị phai màu, còn hoa văn chấm bằng sáp ong có màu trắng đều, đẹp, không bị loang màu chàm. Các miếng vải sau đó sẽ được khâu ghép lại với nhau để tạo thành chiếc váy hoàn chỉnh. Một chiếc váy được đánh giá là đẹp phải có màu chàm đều, hoa văn màu trắng tinh rõ nét, các đường ghép nối đường chỉ khéo léo.

Áo người Dao Tiền không có cúc mà chỉ có xẻ tà và quấn dây lưng
Kỹ thuật thêu khéo léo

Bên cạnh chiếc váy độc đáo, trang phục truyền thống của phụ nữ Dao Tiền còn được trang bị thêm chiếc áo được thêu khá cầu kỳ. Áo phụ nữ Dao Tiền không có cúc mà chỉ có xẻ tà và quấn dây lưng. Cổ áo đằng sau được xâu một số đồng bạc trắng từ 6 đến 9 đồng và đây cũng được coi là đặc trưng riêng của dân tộc Dao Tiền. Áo phụ nữ Dao Tiền được thêu hoa văn ở tà áo, lưng áo, gấu áo, cổ áo.

Hoa văn trên áo chỉ dùng kỹ thuật thêu, ghép vải với các loại hình hoa văn: Sao tám cánh cách điệu, hình ngọn cây dương xỉ, hình chữ vạn đơn hoặc kép, hình cây thông…Phụ nữ Dao Tiền thêm phần duyên dáng khi trên đầu luôn đội một chiếc khăn màu chàm đen có thêu hoa văn đậm đặc ở 2 đầu khăn, khăn còn được đính chỉ bông và hạt cườm màu sắc rực rỡ, thường là màu đỏ - tượng trưng cho Thần mặt trời và cho sự may mắn.

Khăn đội đồi tạo nên sự duyên dáng cho phụ nữ Dao Tiền

Với đồng bào Dao, trang phục của phụ nữ Dao Tiền tỉnh Sơn La trở nên đặc sắc một phần nhờ vẽ hoa văn bằng sáp ong, nghệ thuật trang trí và kỹ thuật nhuộm chàm. Đây là những yếu tố cơ bản để làm nên một bộ trang phục đẹp, ngoài ra, sự kết hợp hai màu sắc chủ đạo là màu chàm và màu trắng cũng góp phần tạo nên cá tính riêng mà không phải tộc người nào cũng có được.

Phạm Tiệp

Tin cùng chuyên mục

Lạng Sơn: Chú trọng giải pháp căn cơ để giảm nghèo bền vững

Bắc Giang giành 2 giải A tại liên hoan nghệ thuật các dân tộc lần thứ VII năm 2024

Bắc Giang: Tặng Bằng khen 6 tập thể, 16 cá nhân đóng góp phát triển vùng dân tộc thiểu số

Bài 2: Động lực 'tiên quyết' giúp đồng bào Hà Giang phát triển

Bài 1: Những quyết sách mang ý Đảng, lòng dân

Hội nghị biểu dương đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Đà Nẵng lần thứ II năm 2024

Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Lai Châu: Hướng đến 11 mục tiêu

Lào Cai: Hỗ trợ đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình: Chú trọng công tác kiện toàn nhân sự Chương trình 1719

Sơn La bảo tồn và phát triển các bản du lịch gắn với giá trị văn hóa truyền thống

Huyện Bắc Yên - Sơn La dành nguồn vốn lớn đầu tư hạ tầng thiết yếu cho bà con dân tộc

Sơn La xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ măng cho đồng bào dân tộc thiểu số

Tuyên Quang: Tập trung xây dựng hạ tầng cơ sở thiết yếu vùng dân tộc thiểu số

Lạng Sơn: Đưa di tích lịch sử, văn hóa thành sản phẩm du lịch bền vững

Huyện Mộc Châu bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội Púng Hiéng của người Dao Tiền

Huyện Mường La - Sơn La đưa điện lưới quốc gia đến với bà con thôn bản

Huyện Mộc Châu - Sơn La đổi thay từ nguồn vốn dành cho đồng bào dân tộc thiểu số

Người Hà Lăng ở Kon Tum bảo tồn nét văn hoá truyền thống của 'nghề sinh ra từ làng'

Lạng Sơn: Từng bước nâng cao thể trạng, cải thiện tầm vóc trẻ em vùng cao

Về Gia Lai xem đồng bào Bahnar thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống