Thứ ba 24/12/2024 09:06

Nét đẹp trang phục của đồng bào Chăm H’roi

Ai đã một lần được hòa mình vào không khí lễ hội của người Chăm H’roi không thể quên được âm thanh rộn ràng của trống, chiêng và hình ảnh các cô gái Chăm H’roi uyển chuyển múa trong trang phục truyền thống.

Đồng bào Chăm H’roi ở tỉnh Phú Yên và Bình Định có truyền thống văn hóa hình thành từ lâu đời, trong đó có ẩm thực, âm nhạc và trang phục. Trang phục của người Chăm H’roi mang đậm bản sắc dân tộc, vừa duyên dáng, vừa kín đáo.

Nghệ nhân Lê Văn Ru (đứng bên phải, mang kiếm) trong lễ Mừng lúa mới (Quai Pthăi Brău) của người Chăm H’roi

Nghệ nhân Lê Văn Ru (82 tuổi, dân tộc Chăm H’roi (Chăm Hời), trú tại huyện Văn Canh, tỉnh Bình Định cho biết, đàn ông Chăm H’roi thường mặc quần màu trắng kết hợp với áo gom màu đen, tay ngắn, xẻ nách hai bên, có hoặc không có cúc, cột hai dây màu đỏ trước và sau ngực. Từ đường chỉ đỏ cột vào những sợi dây cườm màu xanh, đỏ, trắng thả xuống gấu áo và mỗi dây cột một đồng xu.

Thiếu nữ Chăm H’roi duyên dáng trong điệu múa uyển chuyển
Trang phục truyền thống thiếu nữ Chăm H’roi
Trang phục đàn ông Chăm H’roi

Trong khi đó, trang phục các cô gái Chăm H’roi mặc trong lễ hội là tấm vải thô, trắng trơn, dài ngang gối, không trang trí hoa văn, cổ tròn, tay dài, có hoặc không có khuy cài cúc theo kiểu chui đầu. Cùng với đó là dây thắt lưng bắt chéo qua vai được trang trí nhiều họa tiết hoa văn đặc sắc, màu chủ đạo luôn là đỏ tươi và vàng óng. Để tạo nét quyến rũ, phụ nữ Chăm H’roi thường chọn khăn đội đầu để tô thêm sắc thái hài hòa.

Tiên Sa

Tin cùng chuyên mục

Lạng Sơn: cô gái Nùng khởi nghiệp thành công với hồng vành khuyên treo gió

Lạng Sơn: đưa con chữ đến từng bản làng

Sơn La: nâng cao đời sống vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Hà Nội: Chợ phiên vùng cao - Chào năm mới 2025 có gì đặc sắc?

Sơn La: Các hộ dân nghèo xã Chiềng Kheo được hỗ trợ ổn định nhà ở

Lạng Sơn: Chú trọng nâng cao chất lượng cán bộ người dân tộc thiểu số và người có công

Thực hiện hiệu quả chính sách dân tộc trong phát triển kinh tế

Sắc màu văn hóa các dân tộc tỉnh Lai Châu tại TP. Đà Nẵng

Bài 3: Cơ hội cho Hà Giang chuyển mình

Sơn La: Hiệu quả cao từ việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia 1719

Lạng Sơn: Phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Thuận Châu (Sơn La): Thực hiện tốt Chương trình 1719, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Lạng Sơn: Chú trọng giải pháp căn cơ để giảm nghèo bền vững

Bắc Giang giành 2 giải A tại liên hoan nghệ thuật các dân tộc lần thứ VII năm 2024

Bài cuối: Đảng ta là Đảng vì nước, vì dân

Bắc Giang: Tặng Bằng khen 6 tập thể, 16 cá nhân đóng góp phát triển vùng dân tộc thiểu số

Bài 2: Động lực 'tiên quyết' giúp đồng bào Hà Giang phát triển

Bài 1: Những quyết sách mang ý Đảng, lòng dân

Hội nghị biểu dương đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Đà Nẵng lần thứ II năm 2024

Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Lai Châu: Hướng đến 11 mục tiêu