Thứ sáu 15/11/2024 02:19
Ninh Thuận:

Nâng tầm thương hiệu nước mắm Cà Ná

Mang đậm nét riêng biệt của vùng đất nắng gió Ninh Thuận, nước mắm Cà Ná được chọn là sản phẩm làng nghề đặc thù để tập trung đầu tư mở rộng sản xuất, phát triển thị trường, tăng thu nhập cho hộ làm nghề.

Chú trọng phát triển thị trường

Xã Cà Ná gần biển, sẵn muối, nhiều cá, thêm nắng gió Ninh Thuận nên hội đủ điều kiện thuận lợi để trở thành vùng nước mắm ngon nổi tiếng. Đây cũng là nơi hội tụ những điều kiện thuận lợi để phát triển nghề nước mắm nhờ thời tiết nắng ấm quanh năm, chủ động nguồn nguyên liệu cá cơm. Nước mắm Cà Ná cũng đã được bảo hộ Nhãn hiệu chứng nhận, thương hiệu nổi tiếng toàn quốc với hương vị đặc trưng không lẫn vào đâu.

Quốc lộ 1A đoạn đi qua xã Cà Ná được mệnh danh là đoạn đường “nước mắm”, bởi hai bên đường chủ yếu là các cơ sở sản xuất nước mắm. Từ khi có chính sách về xây dựng thương hiệu tập thể nước mắm Cà Ná, các hộ dân buôn bán, giao thương ngày càng nhộn nhịp.

Tập trung xây dựng chuỗi cửa hàng tiêu thụ sản phẩm nước mắm Cà Ná

Nghề làm nước mắm gắn liền với nghề pha xúc của ngư dân xã Cà Ná, huyện Thuận Nam có lịch sử hình thành và phát triển hơn 70 năm. Hiện nay, các ngư dân địa phương đánh bắt hải sản, trong đó tập trung vào sản phẩm cá cơm cung cấp nguồn nguyên liệu đầu vào cho hơn 70 cơ sở chế biến nước mắm ở xã Cà Ná và Phước Diêm với tổng sản lượng thành phẩm trên 10 triệu lít/năm. Trong đó, có hợp tác xã, doanh nghiệp mở rộng quy mô sản xuất, sản lượng lên tới 30.000 lít/năm.

Đặt mục tiêu giữ gìn sức khỏe cho người tiêu dùng lên hàng đầu, các cơ sở sản xuất nước mắm ở Cà Ná chấp hành quy định pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm, công bố hồ sơ tiêu chuẩn chất lượng, tích cực hoàn thiện hồ sơ đăng ký sở hữu trí tuệ để hướng tới việc tham gia vào sử dụng và khai thác Nhãn hiệu chứng nhận Nước mắm Cà Ná.

Quy hoạch phát triển làng nghề theo hướng bền vững

Thời gian qua, nghề sản xuất nước mắm ở huyện Thuận Nam không ngừng phát triển. Ngoài các cơ sở nổi tiếng như: Hai Non, Minh Quang, Hồng Hương, Bà Bầu, Trần Văn Hưởng…, hiện nay, huyện đang xây dựng Nhà máy chế biến nước mắm Cà Ná do Công ty TNHH Đầu tư thủy sản Nam Miền Trung - Ninh Thuận làm chủ đầu tư, quy mô công suất lên tới 3,8 triệu lít/năm. Việc đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất nước mắm với các thiết bị dây chuyền sản xuất công nghệ cao, kết hợp kỹ thuật truyền thống đã cung cấp sản phẩm chất lượng cao cho người tiêu dùng trong cả nước. Đồng thời, hướng tới xuất khẩu, góp phần quảng bá và phát triển thương hiệu, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho ngư dân địa phương, phát huy hiệu quả lợi thế sản phẩm đặc thù của tỉnh.

Nhờ có sự hỗ trợ của ngành chức năng trong việc xây dựng thương hiệu, tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại, sản phẩm Nước mắm Cà Ná đã được tiêu thụ mạnh ở các tỉnh, thành phố trong cả nước. Đối với những cơ sở vừa và nhỏ đều có điểm phân phối nằm dọc Quốc lộ 1A, thuận tiện cho việc mua bán. Từ việc chú trọng phát triển thị trường tiêu thụ và nâng cao chất lượng sản phẩm, nước mắm Cà Ná sản xuất đến đâu tiêu thụ hết đến đó, giúp nhiều hộ làm nghề có cuộc sống ổn định.

Với quyết tâm nâng tầm thương hiệu sản phẩm đặc thù Nước mắm Cà Ná, tạo ra chuỗi giá trị gia tăng, góp phần vào phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương, tỉnh Ninh Thuận đã chỉ đạo ngành chức năng, huyện Thuận Nam xây dựng quy hoạch phát triển làng nghề theo hướng bền vững. Song song với đó là mở rộng quy mô sản xuất gắn với bảo vệ môi trường, chuyển đổi ngành nghề khai thác hải sản đảm bảo cung cấp nguồn nguyên liệu dồi dào cho các cơ sở sản xuất nước mắm hoạt động hết công suất. Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm, từng bước xây dựng chuỗi cửa hàng tiêu thụ sản phẩm Nước mắm Cà Ná ở khắp các tỉnh, thành phố trên toàn quốc.

Mai Liên

Tin cùng chuyên mục

Phó Thủ tướng Lê Thành Long: Ngành Công Thương có nhiều nỗ lực, sáng tạo, triển khai bài bản Cuộc vận động

Gala 15 năm ngành Công Thương thực hiện Cuộc vận động 'Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam'

Phó Chủ tịch UB TWMTTQ Tô Thị Bích Châu: Bộ Công Thương giữ vai trò nòng cốt thực hiện Cuộc vận động

15 năm Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam: Dấu ấn của Bộ Công Thương

Longform | Doanh nghiệp Việt đưa sản phẩm Việt ‘rạng danh’ trên thị trường

Bắc Kạn: Đưa hàng Việt tới người tiêu dùng khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa

Các địa phương, doanh nghiệp ‘dồn tổng lực’ kích cầu tiêu dùng hàng Việt Nam dịp cuối năm

Khai mạc Tuần hàng Việt Nam tại Udon Thani, Thái Lan 2024

Hàng giá rẻ tràn vào Việt Nam và câu chuyện ‘tiếp sức’ cho hàng hoá Việt

Hàng trăm gian hàng sản phẩm OCOP vùng miền quy tụ tại TP. Hồ Chí Minh

Bộ Công Thương tổ chức Chương trình Nhận diện hàng Việt Nam năm 2024

Sơn La: Tạo thói quen ưu tiên trong mua sắm, sử dụng hàng Việt

Yên Bái: Hỗ trợ doanh nghiệp chinh phục người tiêu dùng Việt

Hà Nam: Tiếp tục vận động nhân dân xây dựng văn hóa, thói quen tiêu dùng hàng Việt

Cao Bằng: Hàng Việt Nam chiếm tỷ lệ cao tại kênh phân phối

Lan tỏa tình yêu hàng Việt

Bắc Ninh đẩy mạnh xây dựng Điểm bán hàng Việt Nam

Lâm Đồng: Đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa tiêu biểu, đặc trưng

Đưa thương hiệu dừa sáp Trà Vinh vươn xa

Tăng nhận diện hàng Việt trên kênh thương mại điện tử