Thứ bảy 23/11/2024 18:41

Năng lượng tái tạo làm từ đá có thực sự khả thi?

Gần đây nhiều công ty đã sản xuất các hệ thống pin sử dụng các loại đá thông thường, có thể kết nối trực tiếp với năng lượng gió và mặt trời.

Theo đó, khi năng lượng được thu giữ, hệ thống này chuyển thành nhiệt, sau đó lưu trữ nhiệt trong đá. Sau này, khi người dùng cần điện, nhiệt sẽ được chuyển thành hơi nước hoặc điện để có thể làm năng lượng. Tuy nhiên, kiểu lưu trữ năng lượng này cũng gặp nhiều khó khăn.

Ông Doron Brenmiller, giám đốc kinh doanh tại Brenmiller Energy cho biết: “Khi lựa chọn vật liệu, một số điều cần phải được cân nhắc. Đầu tiên là công suất nhiệt. Sau đó là về các thông số khác như chi phí, tính sẵn có của vật liệu và những gì sẽ xảy ra với vật liệu theo thời gian. Chúng tôi sử dụng đá núi lửa vì chúng có khả năng chịu nhiệt đặc biệt tốt và có thể tìm thấy khá dễ dàng”.

Ðẩy nhanh phát triển năng lượng tái tạo đã trở thành xu thế chung của nhiều quốc gia trên thế giới

Trong khi đó, theo ông Ry Storey-Fisher, giám đốc chính sách và truyền thông của công ty Antora: “Trong trường hợp của chúng tôi, chúng tôi sử dụng các khối carbon rắn. Đây là loại vật liệu dồi dào trên trái đất được sản xuất hàng triệu tấn mỗi năm. Những khối này ổn định ở nhiệt độ cực cao và về cơ bản, chúng tôi nung nóng chúng lên đến hàng nghìn độ C trong thùng chứa cách nhiệt”.

Theo giới chuyên gia, những công ty này không phải là các công ty duy nhất sử dụng vật liệu thông thường như đá để hỗ trợ quá trình chuyển đổi năng lượng tái tạo.

Trước đó, các nhà nghiên cứu tại MIT cho biết về vật liệu siêu dẫn được sản xuất bằng hỗn hợp xi măng và muội than. Đó là carbon đen - dạng bột của carbon gần như nguyên chất, thường được sử dụng làm chất màu đen hoặc vật liệu để tăng cường lốp xe.

Sự phát triển mạnh mẽ của ngành năng lượng tái tạo thay thế dần cho năng lượng sử dụng hóa thạch đang diễn ra tại các quốc gia dẫn đầu nền kinh tế thế giới, càng cho thấy rõ hơn tầm quan trọng của việc phát triển kinh tế phải gắn liền với việc phát triển năng lượng bền vững, an toàn.

Với quyết tâm mạnh mẽ trong việc chuyển đổi hướng đi ngành năng lượng, châu Âu đặt mục tiêu sẽ tăng tỷ trọng nguồn năng lượng tái tạo và năng lượng sinh học lên 60% vào năm 2030 và tăng cường công suất điện gió ngoài khơi lên gấp 25 lần vào năm 2050, để đạt mục tiêu trung hòa khí thải carbon năm 2050.

Trong khi đó, tại Mỹ, Cơ quan Thí nghiệm năng lượng tái tạo quốc gia (NREL) thuộc Bộ Năng lượng Mỹ cho hay, hầu hết các nhà máy nhiệt điện than và nhà máy điện hạt nhân sẽ ngừng hoạt động vào năm 2030, những nhà máy còn lại sẽ hoạt động đến năm 2050. Theo cơ quan này, Mỹ có thể sản xuất ra 80% điện năng từ năng lượng tái tạo bằng công nghệ hiện có, bao gồm turbine gió, điện quang mặt trời, năng lượng gió, năng lượng sinh học, địa nhiệt và thủy điện.

Thanh Bình
Bài viết cùng chủ đề: Năng lượng

Tin cùng chuyên mục

Hai doanh nghiệp lớn bắt tay hợp tác phát triển hệ thống trạm sạc xe điện toàn quốc

Cơ chế điều hành giá xăng dầu sẽ được quy định ra sao?

Tổng Giám đốc EVNNPC làm việc với UBND tỉnh và PC Sơn La

Quy định thương nhân phân phối không mua bán xăng dầu lẫn nhau: Không làm mất tính cạnh tranh trên thị trường

Công ty Thủy điện Quảng Trị: Tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ trong chuyển đổi số

Bộ Công Thương làm việc cùng Hội đồng ngũ cốc Hoa Kỳ về hợp tác phát triển nhiên liệu sinh học

Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Luật Điện lực (sửa đổi) vào ngày 30/11

Nga trở thành nhà cung cấp khí đốt chính cho EU lần đầu kể từ năm 2022

Sắp diễn ra Hội nghị triển khai các Nghị định của Chính phủ về thúc đẩy năng lượng tái tạo

Những góc khuất cần nhìn nhận sau đề xuất thương nhân phân phối được mua bán xăng dầu lẫn nhau

Làm lợi 1,43 tỷ đồng mỗi năm nhờ tiết kiệm năng lượng

Khí đốt Nga vẫn chảy đến châu Âu qua Ukraine

Vì sao xăng sinh học RON 92 E5 vẫn gặp thách thức tại thị trường Việt Nam?

Bài 5: Kinh nghiệm quốc tế và kỳ vọng

Vì sao châu Âu vẫn quan tâm đến khí đốt Nga?

Một quốc gia châu Âu tiếp tục nhận khí đốt từ Nga sau khi ‘đóng van’ với Áo

Đưa điện về khu tái định cư Kho Vàng, Nậm Tông vượt tiến độ 45 ngày

Bài 2: Sửa đổi Luật để tạo đột phá về thể chế

Ứng dụng UAV và công nghệ AI: Bước đột phá trong quản lý vận hành lưới điện truyền tải

Bài 1: Bài học lịch sử, nhiệm vụ lịch sử