Nâng cao ý thức gìn giữ nét đẹp văn hóa đi lễ chùa đầu năm

Để giữ gìn nét đẹp văn hóa đi lễ chùa đầu năm, mỗi cá nhân cần nâng cao ý thức, góp sức cùng chính quyền để tiến tới xóa bỏ những hủ tục, hành vi lệch chuẩn.
Hà Nội: Đền, chùa vắng vẻ trong ngày Rằm tháng Giêng Quảng Bình và Thừa Thiên Huế đón nhiều du khách dịp đầu năm mới Những lưu ý khi đi lễ chùa đầu năm mới

Trong tâm thức của người Việt từ xưa đến nay, Tết không chỉ mang ý nghĩa của việc tiễn đưa năm cũ chào đón năm mới, mà còn mang đậm nét tâm linh, tín ngưỡng. Có nhiều hoạt động được người dân Việt Nam thực hành vào những ngày đầu xuân năm mới, trong đó có phong tục đi lễ chùa đầu năm.

Ngày 30 Tết, sau lễ cúng Tất niên và đón thời khắc Giao thừa, rạng sáng ngày mùng 1 đầu năm, nhiều gia đình tại Việt Nam thường có thói quen đi lễ chùa. Người thì cầu tài, cầu lộc, cầu duyên; người thì cầu bình an, sức khỏe cho bản thân và gia đình... tựu chung lại, tất cả các ước nguyện đều mong cầu một năm mới bình an, thuận lợi.

Nâng cao ý thức gìn giữ nét đẹp văn hóa đi lễ chùa đầu năm
Lễ chùa đầu năm, người thì cầu tài, cầu lộc, cầu duyên; người thì cầu bình an, sức khỏe cho bản thân và gia đình... Ảnh minh họa

Cô Nguyễn Thị Hương (thôn Phương Thượng 2, xã Lê Hồ, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam) cho biết, sau thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, tôi cùng các con lại sắm sửa lễ vật ra đình, chùa trong làng. Dân gian có câu “đất vua, chùa làng, phong cảnh vụn”, do đó đi chùa đầu năm trước hết là để tạ ơn Phật, Thành Hoàng làng, tổ tiên trong một năm qua đã phù hộ cho gia đình, làng xã bình an, thuận hòa; sau đó là cầu bình an, cầu tài lộc, công danh.

Đây là văn hóa của gia đình tôi đã được duy trì qua nhiều thế hệ. Đi chùa ngày đầu năm mới không chỉ để cầu những điều may mắn cho bản thân, gia đình, mà còn bày tỏ tấm lòng thành kính với đức Phật, tổ tiên. Tôi muốn các con, các cháu biết được điều này, để chúng biết trân trọng nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc mình” - cô Hương chia sẻ.

Song cũng có những người đi chùa đầu năm để thưởng lãm cảnh chùa và tìm những giây phút bình yên, xua tan đi những lo toan bộn bề trong cuộc sống. Bạn Hoàng Thủy (Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết, trong gia đình mình là người thường xuyên đảm nhận nhiệm vụ chở mẹ đi lễ chùa đầu năm. Sau các phong tục lễ bái mình lại thong dong vãn cảnh chùa, hòa mình vào không gian linh thiêng tĩnh lặng nơi cửa phật, tìm một chút thư thái sau một năm tất bật.

Bên cạnh những nét đẹp văn hóa cần được duy trì, phát triển thì hiện nay, văn hóa đi lễ chùa đầu năm đang bị biến tướng, nhiều người đã có những hành vi trục lợi từ nét đẹp văn hóa này. Không khó để nhận thấy những hành vi chèo kéo, lôi kéo khách ngay tại cửa các đình, chùa với những lời chào mời, viết sớ, khấn vái thuê. Chị Thanh Thảo (Mỹ Đình, Hà Nội) cho biết, dịp Tết Giáp Thìn vừa qua, gia đình có đến Đền Hùng để dâng hương, cầu lộc. Ngay khi xe vừa đến chân đền, lập tức có khoảng 3,4 người chạy ra chào mời viết sớ, sắm lễ.

“Dù gia đình mình có nhu cầu viết sớ, sắm lễ thật, nhưng việc nhiều người cùng lúc chạy ra gõ cửa xe chèo kéo, mời chào viết sớ, sắm lễ thì mình lại không thấy không phù hợp với nét đẹp văn hóa tín ngưỡng của người Việt” - chị Thanh Thảo chia sẻ và cho biết thêm, trên đoạn đường gần đến Đền Hùng, cũng đã xuất hiện nhiều người dân đi xe máy chạy theo xe ô tô để mời chào.

Hay như tại Đền Đức Thánh Cả (Hồng Quang, Ứng Hòa, Hà Nội) - một trong những ngôi đền thiêng, do đó, ngay từ ngày mùng 1 Tết Giáp Thìn, đông đảo khách thập phương đã về Đền để thắp hương, cầu lộc. Tuy nhiên, dọc đường vào Đền, nhiều hàng quán bán đồ ăn, uống mở loa công suất lớn mời chào, gây ồn ào, huyên náo. Gần khu vực cổng Đền xuất hiện một số người khuyết tật ngồi ăn xin khiến không gian di tích bị ảnh hưởng.

Nâng cao ý thức gìn giữ nét đẹp văn hóa đi lễ chùa đầu năm
Đổi tiền lẻ đầu năm tại Phủ Tây Hồ. Ảnh: Báo Lao Động

Còn tại Phủ Tây Hồ (Hà Nội), những ngày này Phủ đón hàng ngàn lượt khách thập phương đến du xuân cầu may. Đây cũng là lúc “ăn nên làm ra” của nhiều hộ dân kinh doanh xung quanh Phủ, trong đó có hoạt động đổi tiền lẻ với mức chênh lệch lên đến 20%.

Điều đáng nói, lễ chùa đầu năm là nét đẹp văn hóa, người đi lễ chùa, người đến vãn cảnh chùa, song không ít người đến vãn cảnh chùa lại ăn mặc phản cảm, áo ngắn, quần cộc, hở hang; ứng xử thiếu văn minh... làm xấu đi không gian linh thiêng nơi cửa phật. Bên cạnh đó nhiều người dân đi lễ chùa còn có những hành động thiếu văn hóa như: Ném tiền xuống hồ cá, dúi tiền vào tay phật... Đặc biệt, nhiều người coi việc đi lễ, rải tiền lẻ như “một giao ước” với thần, phật cho những điều mình mong cầu, tạo hình ảnh phản cảm, làm mất đi nét đẹp vốn có của phát tâm công đức.

Với mỗi người dân Việt Nam, đi lễ chùa đầu năm là nét văn hóa truyền thống được hình thành từ lâu, tạo nên bức tranh đa sắc trong nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Qua đó, không chỉ thể hiện khát vọng về một cuộc sống hạnh phúc, mà còn là dịp để vun đắp cho tinh thần người Việt thêm yêu và trân trọng những giá trị cội nguồn, hướng con người tới giá trị của chân - thiện - mỹ.

Song để giữ gìn và phát huy nét đẹp văn hóa này, sự nỗ lực của các cơ quan chức năng, chính quyền tại các chùa, đền là chưa đủ để thay đổi, đẩy lùi những hiện tượng, hoạt động biến tướng kể trên mà mỗi cá nhân, tổ chức cần nhìn nhận lại, chung tay, góp sức cùng chính quyền các cấp để hạn chế, tiến tới xoá bỏ những hủ tục, hành vi lệch lạc trả lại sự thanh tịnh cho chốn cửa chùa, đất thánh và tô đẹp thêm văn hoá đi chùa đầu năm của người Việt.

Hoàng Thị Phương
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Văn hoá

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Bộ Công Thương luôn chú trọng công tác tập huấn tài chính, kế toán

Bộ Công Thương luôn chú trọng công tác tập huấn tài chính, kế toán

Thứ trưởng Bộ Công Thương Phan Thị Thắng nhấn mạnh, công tác liên quan tài chính, kế toán phải đúng quy định pháp luật và phù hợp với thực tế tại đơn vị.
Thiếu kho dữ liệu sạch và công cụ phân tích, thị trường bất động sản sẽ mãi “lập lờ”

Thiếu kho dữ liệu sạch và công cụ phân tích, thị trường bất động sản sẽ mãi “lập lờ”

Các báo cáo, phân tích thị trường bất động sản bị công bố một cách tràn lan, thiếu quy chuẩn, tạo nên một “bức tranh méo mó” và không toàn diện.
“Sập bẫy” lừa đảo trên mạng xã hội: Do cả tin hay lòng tham khó chế ngự?

“Sập bẫy” lừa đảo trên mạng xã hội: Do cả tin hay lòng tham khó chế ngự?

Mặc dù các vụ lừa đảo thông qua mạng xã hội diễn ra liên tục thời gian qua nhưng vẫn có nhiều người “sập bẫy”, nguyên nhân do cả tin hay lòng tham khó chế ngự?
Lan truyền clip nhạy cảm trên mạng xã hội: Xin đừng vô cảm!

Lan truyền clip nhạy cảm trên mạng xã hội: Xin đừng vô cảm!

Lan truyền những hình ảnh, clip nhạy cảm mang tính riêng tư của người khác trên mạng xã hội là vi phạm pháp luật, là vô cảm, xã hội cần lên án.
Bộ Công Thương đề xuất chỉ quản lý thí điểm thuốc lá nung nóng, chưa lưu hành thuốc lá điện tử

Bộ Công Thương đề xuất chỉ quản lý thí điểm thuốc lá nung nóng, chưa lưu hành thuốc lá điện tử

Trong thời gian chưa ban hành chính sách, Bộ Công Thương đề xuất chỉ quản lý thí điểm thuốc lá nung nóng, chưa cho phép lưu hành sản phẩm thuốc lá điện tử.

Tin cùng chuyên mục

Quan điểm của Bộ Công Thương về quản lý thuốc lá thế hệ mới

Quan điểm của Bộ Công Thương về quản lý thuốc lá thế hệ mới

Trong quá trình xây dựng chính sách quản lý thí điểm thuốc lá thế hệ mới, Bộ Công Thương đang xây dựng phương án quản lý tiệm cận gần nhất với ý kiến Bộ Y tế.
Du lịch "lột xác" và câu chuyện từ xứ Thanh

Du lịch "lột xác" và câu chuyện từ xứ Thanh

Trong 5 ngày kỳ nghỉ lễ, Thanh Hóa là địa phương đón lượng khách đông nhất trên cả nước với trên 1,5 triệu lượt, tổng doanh thu du lịch đạt hơn 3.800 tỷ đồng.
Góp tiền tổ chức lễ tri ân thầy cô: Đừng "biến tướng" chạy theo hình thức, lãng phí

Góp tiền tổ chức lễ tri ân thầy cô: Đừng "biến tướng" chạy theo hình thức, lãng phí

"Tôn sư trọng đạo" vốn dĩ là truyền thống tốt đẹp, việc tri ân thầy cô cũng là chuyện bình thường, song không nên chạy theo phong trào, quá coi trọng hình thức.
GS. TS Vũ Trọng Hồng tiết lộ ‘điều cần làm’ từ dự án kênh đào Funan Techo

GS. TS Vũ Trọng Hồng tiết lộ ‘điều cần làm’ từ dự án kênh đào Funan Techo

Từ dự án kênh đào Funan Techo cho thấy Việt Nam đang có ‘lỗ hổng’ về chiến lược và chiến thuật trong sử dụng nguồn nước.
Liên tiếp xảy ra tai nạn thương vong, đừng để công tác an toàn lao động chỉ là khẩu hiệu

Liên tiếp xảy ra tai nạn thương vong, đừng để công tác an toàn lao động chỉ là khẩu hiệu

Những vụ việc tai nạn lao động gần đây cho thấy công tác đảm bảo an toàn lao động đang tồn tại nhiều bất cập, thậm chí bị buông lỏng, hình thức, phong trào.
Nỗi oan bà bán dứa và hệ luỵ từ những thông tin

Nỗi oan bà bán dứa và hệ luỵ từ những thông tin ''một nửa sự thật''

Vụ việc “500 nghìn đồng 3 quả dứa” đã khép lại với kết luận từ cơ quan công an: “Bà bán dứa bị oan”.
Ai sẽ hưởng lợi khi cổ xuý trào lưu xuyên tạc ‘điện mặt trời 0 đồng’?

Ai sẽ hưởng lợi khi cổ xuý trào lưu xuyên tạc ‘điện mặt trời 0 đồng’?

Nhiều người không tìm hiểu kỹ những chính sách về điện, đã “múa phím như đúng rồi" về việc quản lý, định hướng phát triển ngành điện nước ta.
Ai đứng sau luận điệu xuyên tạc về điện mặt trời dư thừa nhưng sai quy hoạch?

Ai đứng sau luận điệu xuyên tạc về điện mặt trời dư thừa nhưng sai quy hoạch?

Nhiều luận điệu xuyên tạc, quy chụp về điện mặt trời dư thừa nhưng sai qui hoachđể dắt mũi dư luận nhằm phục vụ lợi ích nhóm.
Đâu là “chìa khóa” để chuyển đổi số thành công?

Đâu là “chìa khóa” để chuyển đổi số thành công?

Nhân lực số giữ vị trí then chốt để thực hiện chuyển đổi số thành công bởi đây là nhân tố có khả năng làm chủ, nắm bắt các công nghệ mới…
Điện mặt trời áp mái nối lưới càng nhiều, chi phí hệ thống càng lớn

Điện mặt trời áp mái nối lưới càng nhiều, chi phí hệ thống càng lớn

Đầu tư điện mặt trời mái nhà nếu có kết nối lưới điện thì chi phí duy trì hệ thống càng cao, từ đó, có thể sẽ ảnh hưởng tới giá điện.
Vụ “chặt chém” du khách 3 quả dứa 500 nghìn đồng: Đừng để “con sâu làm rầu nồi canh”

Vụ “chặt chém” du khách 3 quả dứa 500 nghìn đồng: Đừng để “con sâu làm rầu nồi canh”

Vụ “chặt chém” du khách 3 quả dứa 500 nghìn đồng tại quận Hoàn Kiếm, Hà Nội khiến dư luận trong nước bức xúc vì làm ảnh hưởng đến uy tín của du lịch Việt Nam.
Thiếu hụt nước sinh hoạt mùa hạn mặn: Đã đến lúc người dân cần chủ động ứng phó

Thiếu hụt nước sinh hoạt mùa hạn mặn: Đã đến lúc người dân cần chủ động ứng phó

Thiếu hụt nước sinh hoạt là một trong những hệ lụy của hạn hán, xâm nhập mặn mà người dân khu vực ven biển miền Tây Nam Bộ đã, đang và phải tiếp tục đối mặt.
Dệt may Việt Nam đang phải chịu áp lực kép

Dệt may Việt Nam đang phải chịu áp lực kép

Xuất khẩu dệt may đang phải chịu áp lực kép bởi chi phí tăng, khách hàng yêu cầu sản phẩm phải “xanh - sạch” nhưng giá lại không được tăng.
Quy hoạch năng lượng rất quan trọng trong phát triển kinh tế của Bà Rịa- Vũng Tàu

Quy hoạch năng lượng rất quan trọng trong phát triển kinh tế của Bà Rịa- Vũng Tàu

Sở hữu tiềm năng lớn về dầu khí, điện…, quy hoạch năng lượng quốc gia được đánh giá rất quan trọng trong phát triển kinh tế của Bà Rịa - Vũng Tàu.
Làm rõ sự thật xung quanh đơn Trung Nam ‘kêu cứu’ Thủ tướng

Làm rõ sự thật xung quanh đơn Trung Nam ‘kêu cứu’ Thủ tướng

Khó khăn về doanh thu và những vướng mắc trong vận hành đường dây 500kV, Trung Nam đã gửi đơn kêu cứu Thủ tướng, vậy thực hư việc này ra sao?
Xuất khẩu gạo và bài toán nâng cao chuỗi giá trị

Xuất khẩu gạo và bài toán nâng cao chuỗi giá trị

Việc xây dựng một nền sản xuất lớn, ứng dụng công nghệ tốt hơn và quản lý phù hợp, kết hợp chế biến sâu sẽ giúp nâng cao chuỗi giá trị cho xuất khẩu gạo.
6 tháng đầu năm xuất khẩu gạo có thể đạt khoảng 4,5 triệu tấn

6 tháng đầu năm xuất khẩu gạo có thể đạt khoảng 4,5 triệu tấn

Nhu cầu gạo ở các thị trường trên thế giới rất lớn song để tận dụng và đẩy mạnh xuất khẩu gạo các doanh nghiệp phải tăng cường thông tin.
Vì sao cơ quan soạn thảo đề xuất điện dư phát lên lưới giá 0 đồng?

Vì sao cơ quan soạn thảo đề xuất điện dư phát lên lưới giá 0 đồng?

Cơ chế điện mặt trời mái nhà tự sản tự tiêu, nếu dư phát lên lưới với giá 0 đồng, được cho là nhằm bảo đảm an ninh, an toàn hệ thống điện, hỗ trợ nhà đầu tư.
Báo Công Thương tổ chức Tọa đàm

Báo Công Thương tổ chức Tọa đàm ''Đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm ngành năng lượng''

Lúc 9h30 ngày 26/4, Báo Công Thương tổ chức Tọa đàm ''Đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm ngành năng lượng''.
Xuất khẩu gạo kỳ vọng tiếp tục bứt phá trong năm 2024

Xuất khẩu gạo kỳ vọng tiếp tục bứt phá trong năm 2024

Dần khẳng định thương hiệu và uy tín trên thị trường quốc tế, xuất khẩu gạo được kỳ vọng sẽ tiếp tục bứt phá trong năm 2024 này.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động