Thứ sáu 27/12/2024 23:36

Nâng cao quyền năng kinh tế giúp phụ nữ dân tộc thiểu số có được tiếng nói

Việc giải quyết gánh nặng công tác chăm sóc không được trả công cho phụ nữ dân tộc thiểu số mang nhiều ý nghĩa tích cực đối với cộng đồng dân tộc thiểu số.

Phụ nữ dân tộc thiểu số với gánh nặng công tác chăm sóc không được trả công đã ngăn cản nhiều phụ nữ trong độ tuổi lao động kiếm được công việc xứng đáng.

Kết quả nghiên cứu này được đưa ra tại sự kiện chia sẻ những thành tựu và bài học kinh nghiệm của dự án trong việc hỗ trợ giải quyết gánh nặng chăm sóc không được trả công trong cộng đồng đồng bào dân tộc thiểu số tổ chức tại Hà Giang, ngày 15/3/2023.

Sự kiện do Tổ chức CARE quốc tế tại Việt Nam cùng Đại sứ quán Canada tại Việt Nam, các cơ quan quản lý dự án nâng quyền năng kinh tế cho phụ nữ (AWEEV) tại Hà Giang và Lai Châu đồng tổ chức.

Khảo sát mô hình dồn điền đổi thửa trồng lạc của dự án tại thị trấn Yên Bình (huyện Quang Bình, Hà Giang)

Công việc chăm sóc là hoạt động thiết yếu với cuộc sống của con người và tăng trưởng kinh tế bền vững. Nhưng trên khắp thế giới, công việc chăm sóc thường bị đánh giá thấp và mang tính phân biệt giới cao. Một nghiên cứu của CARE tại các cộng đồng dân tộc thiểu số vào năm 2021 cho thấy, phụ nữ dân tộc thiểu số phải dành khoảng 5 giờ mỗi ngày cho công việc này, gần gấp đôi so với nam giới.

Ba nhóm công việc chăm sóc không được trả công chiếm nhiều thời gian nhất bao gồm các hoạt động chăm sóc sức khỏe trực tiếp như chăm sóc trẻ em, người già, người bệnh, người tàn tật (30,3%), nấu ăn và dọn dẹp sau bữa ăn (19,1%) và kiếm củi (13,2%). Bên cạnh đó, đối với những hộ gia đình làm nghề chăn nuôi, thời gian dành cho việc chuẩn bị thức ăn cho vật nuôi cũng chiếm một khoảng không nhỏ.

Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, gánh nặng của công việc chăm sóc không được trả công là khá nặng nề và bất bình đẳng đã ngăn cản nhiều phụ nữ trong độ tuổi lao động kiếm được công việc xứng đáng.

Ông Graham Dattels, Giám đốc vụ Đông Nam Á II, Bộ Các vấn đề toàn cầu Canada cho biết, Chính phủ Canada đang phát triển chương trình hỗ trợ giảm gánh nặng công tác chăm sóc không được trả công và cải thiện điều kiện làm việc của các nhóm lao động này. Cách tiếp cận này dựa trên Chính sách hỗ trợ quốc tế về nữ quyền của Canada.

Chính sách này coi hỗ trợ bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ và trẻ em gái là cách tốt nhất để xây dựng một thế giới hòa bình hơn, toàn diện hơn và thịnh vượng hơn”, ông Graham Dattels nói

Qua thời gian triển khai tại Lai Châu và Hà Giang trong 18 tháng vừa qua, dự án đã thực hiện các hoạt động hỗ trợ tích cực và được chính quyền cộng đồng nơi dự án triển khai đón nhận và hợp tác.

Đã có 14 điểm trường mầm non được cải thiện cơ sở hạ tầng, bao gồm nhà bếp, khu ngủ tập thể và nhà vệ sinh, hỗ trợ cung cấp bữa ăn tạo điều kiện cho gần 1.000 trẻ được học cả ngày tại trường. Cùng đó có 1.070 máy thái rau củ được cung cấp cho các hộ gia đình để giúp cắt giảm thời gian chuẩn bị thức ăn chăn nuôi - một trong những công việc tốn nhiều thời gian nhất của họ. Nhờ đó, phụ nữ đã tiết kiệm được nhiều thời gian để tham gia các hoạt động sinh kế, tạo thu nhập và chăm sóc bản thân.

Máy thái chuối giúp cải thiện đáng kể thời gian dành cho công việc chăn nuôi tại các hộ

Đặc biệt, đã có 5.023 người (3.286 nữ, 1.737 nam) tham gia 41 sự kiện cộng đồng nhằm nâng cao hiểu biết về công việc nội trợ và chia sẻ giữa các thành viên trong gia đình.

Theo bà Lê Kim Dung, Giám đốc Quốc gia CARE quốc tế tại Việt Nam, thông qua các chương trình dự án, CARE hỗ trợ giảm bớt gánh nặng công việc chăm sóc không được trả công trên vai phụ nữ và tăng cường sự tham gia của họ hoạt động kinh tế, giáo dục và các hoạt động giải trí phù hợp với lựa chọn của họ

Những hoạt động hỗ trợ nhằm giảm gánh nặng đã mang lại một số thay đổi tích cực như phụ nữ giảm 17% thời gian dành cho công việc chăm sóc không được trả công, trong khi nam giới tăng 16% thời gian dành cho các hoạt động chăm sóc; thời gian làm các hoạt động sinh kế tạo thu nhập của phụ nữ tăng 35% so với số liệu khảo sát năm 2021.

Nhiều khuyến nghị được đưa ra tại hội thảo chia sẻ kết quả dự án

Từ những kết quả tích cực nêu trên, nhiều giải pháp và khuyến nghị đã được đưa ra tại hội thảo chia sẻ kết quả dự án nhằm tiếp tục nâng cao quyền năng, cơ hội tiếp cận các cơ hội kinh tế, mang lại thu nhập cho phụ nữ dân tộc thiểu số nói riêng và cộng đồng dân tộc thiểu số nói chung nhằm tạo tính lan toả xã hội cho dự án.

Quang Lộc
Bài viết cùng chủ đề: Dân tộc thiểu số

Tin cùng chuyên mục

Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo xanh ESG: Chìa khóa phát triển nông nghiệp bền vững

Chuyển đổi xanh: Doanh nghiệp không còn sự lựa chọn khác

Sớm hoàn thiện chính sách và ban hành kế hoạch hành động thực hiện kinh tế tuần hoàn

Diễn đàn Kinh tế tuần hoàn: Thúc đẩy tương lai xanh Việt Nam

Đà Nẵng giới thiệu sổ tay ứng phó cho động vật đồng hành trong bối cảnh thiên tai

Panasonic khởi động chiến dịch 'Dẫn đầu sống xanh - mở tương lai bền vững'

AEON vào top 3 doanh nghiệp bền vững ngành thương mại dịch vụ

Xuất khẩu hàng hóa sang EU, doanh nghiệp đừng quên thực hiện trách nhiệm xã hội

Hà Giang: Quyết tâm xóa 89 nhà tạm, nhà dột nát trước Tết Nguyên đán 2025

Từ năm 2025, người lái xe gặp tai nạn giao thông bị giữ phương tiện trong trường hợp nào?

MM Mega Market Việt Nam được vinh danh Top 10 Doanh nghiệp bền vững lĩnh vực Thương mại – Dịch vụ

Vũng Tàu: LSP tặng 160 thùng rác tái chế và đổi quà lấy rác tại xã Long Sơn

Văn hóa kinh doanh: Nhìn từ ý thức bảo vệ môi trường của doanh nghiệp

SASCO được vinh danh Top 10 doanh nghiệp phát triển bền vững

100 doanh nghiệp bền vững được biểu dương tại CSI 2024

Tọa đàm ‘Chuyển đổi đô thị xanh - từ Đan Mạch đến Việt Nam’

17 doanh nghiệp được vinh danh nhờ đóng góp vào thúc đẩy bình đẳng giới

Thúc đẩy tài chính xanh sẽ là "con đường" cho mục tiêu Net Zero

Bài 2: Khi phụ nữ được trao quyền "dẫn dắt" doanh nghiệp

Bài 1: Vị thế người phụ nữ trong xã hội ngày càng được khẳng định