Nam Định: Nỗ lực thay đổi để phát triển kinh tế bền vững

Trong vài ba năm trở lại đây, Nam Định đã chủ động đưa ra nhiều cơ chế chính sách nhằm tận dụng và khai thác hết tiềm năng sẵn có để phát triển kinh tế - xã hội, trong đó tập trung cho kinh tế công nghiệp ven biển nhằm lấy lại vị thế một thời của mình trong bối cảnh hội nhập.

Tận dụng tiềm năng sẵn có

Nam Định là tỉnh có nền sản xuất công nghiệp phát triển tương đối sớm với nhiều ngành nghề truyền thống và từng là một trong những trung tâm dệt may hàng đầu của cả nước.

Nằm trong vùng Đồng bằng châu thổ sông Hồng, Nam Định có địa hình tương đối bằng phẳng, chủ yếu là đồng bằng thấp trũng và đồng bằng ven biển; chiều dài bờ biển 72 km và hệ thống sông Hồng, sông Đáy, sông Ninh Cơ chảy qua, mang lại rất nhiều điều kiện thuận lợi trong vận tải đường thuỷ và phát triển kinh tế biển cho tỉnh Nam Định.

Thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW ngày 22/3/2018 của Bộ Chính trị về định hướng xây dựng chính sách phát triển công nghiệp quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; trong nhiều nhiệm kỳ gần đây, các thế hệ lãnh đạo tỉnh Nam Định đã tập trung thực hiện điều chỉnh, phân bố không gian công nghiệp phù hợp với định hướng phát triển các vùng kinh tế nội tỉnh trên cơ sở khai thác hiệu quả các tiềm năng, lợi thế sẵn có. Những nỗ lực này là nhằm cán đích đến năm 2030, tỉnh Nam Định sẽ cơ bản hoàn thành mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa; nằm trong nhóm các tỉnh phát triển khá về công nghiệp trong vùng Đồng bằng Sông Hồng và đến năm 2045, đưa Nam Định trở thành tỉnh công nghiệp phát triển hiện đại.

Tuy nhiên, trải qua thực tế sản xuất, dễ dàng nhận thấy sản xuất công nghiệp của tỉnh chưa thực sự thay đổi cơ bản theo hướng năng suất, chất lượng và bền vững. Đáng chú ý, việc thu hút đầu tư vẫn chưa tương xứng với những điều kiện thuận lợi sẵn có, chưa phát huy hết nội lực để tạo bước đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội.

Thẳng thắn nhìn nhận, hầu hết các dự án đã triển khai trên địa bàn tỉnh vẫn chỉ ở quy mô vừa và nhỏ, chưa có nhiều dự án lớn, chưa có dự án công nghiệp nặng, công nghiệp cơ bản gắn liền với cảng biển như thép, xi măng, cơ khí chế tạo và các dự án năng lượng. Những dự án đã triển khai cũng chưa tạo ra được những sản phẩm chủ lực, có giá trị gia tăng cao để làm tiền đề, làm động lực lôi kéo, phát triển mạnh mẽ như các tỉnh lân cận gồm Thanh Hóa, Quảng Ninh, Hải Phòng...

Để khắc phục những hạn chế, khơi dậy tiềm năng, trong Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Tỉnh lần thứ XX số 01-Ctr/TU của BCH Đảng bộ (nhiệm kỳ 2020-2025), chính quyền tỉnh Nam Định đã xác định các nhiệm vụ trọng tâm phát triển công nghiệp.

Kết quả thiết thực của quyết tâm chuyển đổi này là ngay trong những tháng đầu năm 2021, mặc dù dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, ảnh hưởng lớn đến tình hình kinh tế - xã hội của các tỉnh thành trên cả nước song tỉnh Nam Định đã nỗ lực vận động, kêu gọi đầu tư, tập trung xúc tiến các dự án quy mô lớn, lựa chọn nhà đầu tư có năng lực. Hiện thực hóa quyết tâm chuyển đổi, ngày 09/10/2021, UBND tỉnh Nam Định đã chấp thuận chủ trương cho 03 dự án đầu tư, bao gồm: Dự án Nhà máy cán thép Xuân Thiện Nghĩa Hưng của Công ty cổ phần Xuân Thiện Nghĩa Hưng (Quyết định số 2186/QĐ-UBND); Dự án Nhà máy gang thép số 1 Xuân Thiện Nam Định của Công ty cổ phần Xuân Thiện Nam Định (Quyết định số 2188/QĐ-UBND) và Dự án Nhà máy sản xuất cấu kiện bê tông đúc sẵn Xuân Thiện của Công ty cổ phần Bê tông Nghĩa Hưng (Quyết định số 2187/QĐ-UBND), tổng vốn đăng ký đầu tư khoảng gần 70.000 tỷ đồng, tại địa bàn huyện Nghĩa Hưng.

Thay đổi để phát triển

Vùng ven biển huyện Nghĩa Hưng có địa hình trũng thấp, chủ yếu là bãi bồi, trước đây đã từng được UBND tỉnh Nam Định quy hoạch phát triển kinh tế thuỷ sản tại Quyết định 2896/QĐ-UBND.

Thực tế cho thấy, hướng phát triển nuôi trồng thủy sản tại khu vực này luôn gặp phải những khó khăn bất khả kháng vì thiên tai, bão lụt. Hiệu quả kinh tế thu được hàng năm là rất thấp. Vì lẽ đó, từ năm 2019, hầu hết các doanh nghiệp, hộ dân trong huyện đều ký hợp đồng thuê đất, thuê mặt nước trong thời gian ngắn (từ 1 đến 2 năm), đến nay, một số hộ đã hết thời hạn hợp đồng. Đáng nói là việc nuôi trồng thủy sản ở khu vực này vẫn mang tính nhỏ lẻ và tự phát. Bên cạnh đó là thực tế có những hộ lựa chọn vật nuôi, con giống không phù hợp với thời hạn thuê đất. Chính điều này khiến hiệu quả kinh tế rất thấp, người dân thu nhập bấp bênh và giá trị đóng góp cho ngân sách không đáng kể.

Ở một góc nhìn khác, không thể phủ nhận vùng ven biển nơi đây có tiềm năng phát triển cảng nước sâu gắn với các ngành công nghiệp cơ bản, đem lại giá trị gia tăng cao. Đối diện với thực tế này, tỉnh Nam Định đã có Quyết định số 1645/QĐ-UBND ngày 20/7/2020 chấm dứt hiệu lực của quy hoạch thủy sản tại tại Quyết định 2896/QĐ-UBND; đồng thời UBND tỉnh cho triển khai lập và phê duyệt quy hoạch xây dựng phía nam Khu đô thị Rạng Đông. Quyết định đúng đắn này nhằm đẩy mạnh phát triển công nghiệp, đô thị, dịch vụ, thu hút các dự án lớn làm tiền đề để thành lập Khu kinh tế Ninh Cơ theo quy hoạch của Thủ tướng Chính phủ. Các dự án được tỉnh Nam Định chấp thuận chủ trương đầu tư tại khu vực này thuộc khu vực đất công nghiệp, không làm ảnh hưởng đến rừng ngập mặn hiện hữu và hoàn toàn phù hợp với quy hoạch xây dựng phía nam Khu đô thị Rạng Đông.

Hiện nay, UBND huyện Nghĩa Hưng đã và đang phối hợp với các Sở, ngành có liên quan để thực hiện giải phóng mặt bằng. Theo tiến độ dự kiến, Quý II năm 2022 sẽ khởi công xây dựng các dự án kể trên. Nhà đầu tư cũng đã cam kết sử dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại, nhằm bảo vệ môi trường, trước khi xây dựng dự án sẽ được các Bộ, ngành thẩm định hồ sơ về môi trường, thiết kế cơ sở và công nghệ theo đúng quy định của pháp luật.éc

Chia sẻ với báo giới, lãnh đạo tỉnh Nam Định xác định đây là những dự án đầu tư có quy mô lớn, sử dụng công nghệ hiện đại làm động lực hình thành Khu kinh tế Ninh Cơ. Những dự án này khi đi vào hoạt động sẽ tạo ra những sản phẩm công nghiệp chủ lực, có giá trị gia tăng cao, đóng góp lớn cho ngân sách Nhà nước, giải quyết vấn đề xã hội, việc làm cho hàng vạn lao động của địa phương cả trong quá trình triển khai xây dựng cũng như khi hình thành Khu kinh tế sau này. Từ đó góp phần giúp tỉnh Nam Định từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang công nghiệp, dịch vụ.

Việc đầu tư tổ hợp dự án trên sẽ mang lại nhiều tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Nam Định, phù hợp với chủ trương, mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Tỉnh lần thứ XX và Nghị quyết chuyên đề số 04-NQ/TU, số 05-NQ/TU ngày 18/6/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh; đồng thời là những dự án có vai trò làm tiền đề, tạo cú hích mạnh mẽ để Nam Định nhanh chóng hoàn thiện Đề án trình Thủ tướng Chính phủ thành lập Khu kinh tế Ninh Cơ.

Với sự thống nhất cao của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Tỉnh uỷ Nam Định đã ban hành Văn bản số 318-TB/TU ngày 14/10/2021, Thông báo Kết luận của Ban Chấp hành Đảng bộ Tỉnh về tập trung lãnh đạo, chỉ đạo triển khai các dự án nêu trên; tiếp tục coi thu hút đầu tư là nhiệm vụ trọng tâm; tập trung mọi nguồn lực ưu tiên phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ bao gồm cả đường bộ và đường thủy, đặc biệt là cảng biển, đáp ứng yêu cầu giao thương quốc tế; tăng cường hỗ trợ đầu tư, giải quyết thủ tục hành chính nhanh nhất cho các dự án triển khai đúng tiến độ.

Trần Linh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin mới nhất

Cần Thơ: Doanh thu trong các khu công nghiệp đạt trên 687 triệu USD

Cần Thơ: Doanh thu trong các khu công nghiệp đạt trên 687 triệu USD

Tổng doanh thu của các doanh nghiệp đang hoạt động trong các khu công nghiệp trên địa bàn TP. Cần Thơ là 687,7 triệu USD, tăng 25% với cùng kỳ năm 2023.
Thừa Thiên Huế: Đẩy mạnh tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp

Thừa Thiên Huế: Đẩy mạnh tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp

Tốc độ tăng trưởng quý I/2024 không đạt như kế hoạch, tỉnh Thừa Thiên Huế tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhằm tháo gỡ khó khăn.
Hà Giang: Hiệu quả từ các mô hình kinh tế do phụ nữ làm chủ

Hà Giang: Hiệu quả từ các mô hình kinh tế do phụ nữ làm chủ

Nhờ nâng cao quyền năng kinh tế, phụ nữ vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Quang Bình (Hà Giang) đã tự tin vươn lên làm chủ kinh tế, từng bước xóa đói, giảm nghèo
Tuyên Quang: Tín hiệu vui trong công tác đào tạo nghề

Tuyên Quang: Tín hiệu vui trong công tác đào tạo nghề

Năm 2024, tỉnh Tuyên Quang đặt ra mục tiêu giải quyết việc làm cho 22.550 lao động với tỷ lệ qua đào tạo đạt 69,5%, trong đó tỷ lệ có bằng, chứng chỉ là 28%.
Lâm Đồng: Triển khai các giải pháp tăng thu ngân sách Nhà nước

Lâm Đồng: Triển khai các giải pháp tăng thu ngân sách Nhà nước

Thu ngân sách quý I/2024 của tỉnh Lâm Đồng tuy đảm bảo dự toán Trung ương giao, nhưng không đạt chỉ tiêu. Tỉnh này đang triển khai các giải pháp nhằm tăng thu.

Tin cùng chuyên mục

Hà Giang: Sẵn sàng đảm bảo cấp điện an toàn, ổn định mùa mưa bão

Hà Giang: Sẵn sàng đảm bảo cấp điện an toàn, ổn định mùa mưa bão

Nhằm đảm bảo cấp điện an toàn, ổn định trong mùa mưa bão năm 2024, hiện công tác bảo dưỡng, sửa chữa, phương án ứng phó sự cố đã được PC Hà Giang hoàn tất.
Xây dựng Mang Yang - Gia Lai thành thiên đường bò sữa

Xây dựng Mang Yang - Gia Lai thành thiên đường bò sữa

Nhìn từ các xứ sở bò sữa trên thế giới hiện nay, Mang Yang - Gia Lai hội tụ nhiều yếu tố để có thể xây dựng thành "thiên đường chăn nuôi bò sữa”.
Bình Dương: Phát triển logistics gia tăng lợi thế trong thu hút đầu tư

Bình Dương: Phát triển logistics gia tăng lợi thế trong thu hút đầu tư

Sự phát triển nhanh của ngành công nghiệp, thương mại dịch vụ đã và đang tạo ra động lực mạnh mẽ thúc đẩy ngành dịch vụ logistics của Bình Dương.
Thái Nguyên bứt phá mạnh mẽ trong thu hút đầu tư

Thái Nguyên bứt phá mạnh mẽ trong thu hút đầu tư

Trên đà phát triển, tỉnh Thái Nguyên đang tiếp tục tập trung cải thiện môi trường kinh doanh, tăng sức cạnh tranh để thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp.
Lãnh đạo Tập đoàn TKV làm việc với tỉnh ủy Lâm Đồng

Lãnh đạo Tập đoàn TKV làm việc với tỉnh ủy Lâm Đồng

Tập đoàn TKV luôn xác định tỉnh Lâm Đồng là địa bàn chiến lược để tiếp tục đầu tư thăm dò phát triển tài nguyên và đầu tư các dự án bô xít - alumin mới.
Hơn 700 nhà lãnh đạo và CEO dự Diễn đàn Hợp tác kinh tế Horasis Trung Quốc 2024 tại Bình Dương

Hơn 700 nhà lãnh đạo và CEO dự Diễn đàn Hợp tác kinh tế Horasis Trung Quốc 2024 tại Bình Dương

Từ ngày 14 - 16/4/2024, sẽ diễn ra Diễn đàn Hợp tác kinh tế Horasis Trung Quốc 2024, tại Trung tâm Hội nghị và Triển lãm tỉnh Bình Dương.
Bà Rịa - Vũng Tàu: Nhiều điểm sáng trong bức tranh kinh tế quý I/2024

Bà Rịa - Vũng Tàu: Nhiều điểm sáng trong bức tranh kinh tế quý I/2024

Trong quý I/2024, Việt Nam thu hút được 6,17 tỷ USD vốn FDI, trong đó tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu thu hút vốn FDI hơn 1,5 tỷ USD, bằng một phần tư của cả nước.
Phú Thọ: Kiểm tra, giám sát chặt chẽ kinh doanh hàng hóa dịp Giỗ Tổ

Phú Thọ: Kiểm tra, giám sát chặt chẽ kinh doanh hàng hóa dịp Giỗ Tổ

Các lực lượng chức năng tỉnh Phú Thọ tăng cường quản lý, giám sát, để kịp thời phát hiện, ngăn chặn những hành vi vi phạm trong kinh doanh hàng hóa dịp Giỗ Tổ.
Bình Dương: Huyện Phú Giáo bàn giải pháp gỡ khó cho doanh nghiệp sản xuất công - nông nghiệp

Bình Dương: Huyện Phú Giáo bàn giải pháp gỡ khó cho doanh nghiệp sản xuất công - nông nghiệp

Ngành chức năng huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương khẳng định sẽ tăng cường nhiều giải pháp để gỡ khó cho doanh nghiệp sản xuất trong lĩnh vực công - nông nghiệp.
Tổ công tác đặc biệt Hà Nội họp tháo gỡ khó khăn tại 6 dự án

Tổ công tác đặc biệt Hà Nội họp tháo gỡ khó khăn tại 6 dự án

Phiên họp thứ 4 của Tổ công tác đặc biệt Hà Nội đã tập trung tháo gỡ vướng mắc tại 6 dự án trên địa bàn thành phố.
Ninh Thuận: Công nghiệp tăng cao, xuất khẩu gặp khó trong quý I/2024

Ninh Thuận: Công nghiệp tăng cao, xuất khẩu gặp khó trong quý I/2024

Trong quý I/2024, các lĩnh vực thương mại, du lịch, năng lượng, công nghiệp của tỉnh Ninh Thuận tăng trưởng khá, hoạt động xuất khẩu găp nhiều khó khăn.
Tuyên Quang: Thu nội địa quý I/2024 tăng hơn 22% so với cùng kỳ

Tuyên Quang: Thu nội địa quý I/2024 tăng hơn 22% so với cùng kỳ

Lũy kế tổng thu nội địa quý I/2024 của tỉnh Tuyên Quang là 655,1 tỷ đồng, đạt 19,5% dự toán, tăng 22,2% so với cùng kỳ của năm 2023.
Lào Cai: Quyết liệt thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2024

Lào Cai: Quyết liệt thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2024

UBND tỉnh Lào Cai vừa ban hành văn bản yêu cầu các đơn vị, địa phương đẩy mạnh triển khai các nhiệm vụ, giải pháp thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế 2024.
Quảng Ninh: Tập trung hoàn thiện hạ tầng, thu hút đầu tư các khu công nghiệp

Quảng Ninh: Tập trung hoàn thiện hạ tầng, thu hút đầu tư các khu công nghiệp

Với những lợi thế đặc biệt về vị trí địa lý, hạ tầng giao thông kết nối, TX. Quảng Yên được xác định là trọng điểm thu hút đầu tư của Quảng Ninh năm 2024.
Bộ trưởng Lê Minh Hoan kiểm tra công tác phòng, chống IUU tại Bà Rịa - Vũng Tàu

Bộ trưởng Lê Minh Hoan kiểm tra công tác phòng, chống IUU tại Bà Rịa - Vũng Tàu

Đoàn công tác của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm việc với UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu về phòng, chống IUU.
Bắc Kạn: Nhiều tiềm năng xuất khẩu viên nén gỗ

Bắc Kạn: Nhiều tiềm năng xuất khẩu viên nén gỗ

Viên nén gỗ đang được thị trường ưa chuộng, do đó dù còn khá mới mẻ tại tỉnh Bắc Kạn, song mặt hàng này vẫn được dự báo có giá trị xuất khẩu rất tiềm năng.
Bình Dương: Khởi công xây dựng hạ tầng cụm công nghiệp An Lập

Bình Dương: Khởi công xây dựng hạ tầng cụm công nghiệp An Lập

Cụm công nghiệp An Lập là cụm công nghiệp thứ 8 tại tỉnh Bình Dương được đưa vào hoạt động, góp phần thúc đẩy phát triển công nghiệp của huyện Dầu Tiếng.
Tuyên Quang: Sản xuất công nghiệp tăng trưởng ấn tượng trong quý I/2024

Tuyên Quang: Sản xuất công nghiệp tăng trưởng ấn tượng trong quý I/2024

Theo Sở Công Thương Tuyên Quang, quý I năm 2024, giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh đạt 5.447,3 tỷ đồng, bằng 23% kế hoạch năm, tăng 19,8% so với năm 2023.
Bắc Giang phê duyệt Kế hoạch xúc tiến thương mại năm 2024

Bắc Giang phê duyệt Kế hoạch xúc tiến thương mại năm 2024

Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang vừa ban hành Quyết định phê duyệt Kế hoạch xúc tiến thương mại tỉnh Bắc Giang năm 2024 trong đó đẩy mạnh các sản phẩm chủ lực.
Bài 2: Đảm bảo sản xuất xanh, giảm phát thải

Bài 2: Đảm bảo sản xuất xanh, giảm phát thải

Trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế từ "nâu" sang "xanh", nhiều doanh nghiệp của Quảng Ninh đã triển khai các giải pháp nhằm giảm giảm phát thải.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động