Thứ tư 23/04/2025 05:10

Năm 2021, xuất nhập khẩu tăng hơn 100 tỷ USD

Quy mô kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam trong năm 2021 đã tăng tới hơn 100 tỷ USD so với năm 2020 (545 tỷ USD).

Cụ thể, năm 2021, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước đạt 668,55 tỷ USD, trong đó, xuất khẩu đạt hơn 336,3 tỷ USD, tăng 19% so với năm 2020; nhập khẩu đạt 332,2 tỷ USD, tăng 26,5% - theo thống kê của Tổng cục Hải quan.

Với kết quả trên, năm 2021, Việt Nam xuất siêu hơn 4 tỷ USD.

Năm 2021, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước đạt 668,55 tỷ USD

Năm 2021, cả nước có 8 nhóm hàng xuất khẩu đạt kim ngạch từ 10 tỷ USD trở lên, tăng 2 nhóm so với năm 2020. 2 nhóm mới đạt được mốc chục tỷ USD là sắt thép với 13,1 triệu tấn, kim ngạch 11,8 tỷ USD tăng 32,9% về lượng nhưng tăng tới 124,3% về kim ngạch; nhóm hàng còn lại là phương tiện vận tải và phụ tùng với 10,62 tỷ USD, tăng 16,8%.

Trong khi đó điện thoại và linh kiện vẫn giữ vị trí số 1 với 57,54 tỷ USD, tăng 12,4%.

Một trong những nguyên nhân khiến kim ngạch xuất nhập khẩu đạt kết quả tích cực là do doanh nghiệp đã tận dụng tương đối tốt các FTA. Bà Nguyễn Cẩm Trang – Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết, tình hình thực thi các FTA trong 2 năm gần đây đạt kết quả tích cực. Nguyên nhân ngoài việc thị trường nước ngoài phục hồi, cầu tiêu dùng phục hồi lại, còn là việc thực thi khá hiệu quả các FTA, đặc biệt FTA thế hệ mới như EVFTA, CPTPP, UKVFTA.

Cụ thể, với EU, ngay từ năm đầu tiên thực thi EVFTA đã thu những kết quả tích cực. Đặc biệt, năm 2020, thị trường EU đang gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 nhưng trong 5 tháng đầu tiên thực hiện EVFTA (tháng 8-12/2020) có mức tăng trưởng dương, thay vì tăng trưởng âm trước đó, đạt 3,8%. 7 tháng tiếp theo đạt mức tăng trưởng 17,8%. Đó là hiệu quả bước đầu mà EVFTA mang lại.

Với UKVFTA, Chính phủ, bộ, ngành đã nỗ lực triển khai đàm phán UKVFTA ngay sau khi Anh chính thức ra khỏi EU, để các doanh nghiệp xuất khẩu sang thị trường này không bị gián đoạn. Kết quả, ngay từ 1/1/2021, các mặt hàng xuất khẩu Việt Nam sang Anh đã được hưởng ưu đãi theo hiệp định UKVFTA. Trong năm 2021, xuất khẩu của Việt Nam sang Anh đã có mức tăng trưởng cao, với mức 15,4%.

Còn với CPTPP, 2 thị trường lần đầu tiên có quan hệ FTA là Mexico, Canada cũng có tăng trưởng trên 2 con số.

Để giúp doanh nghiệp tận dụng hiệu quả các FTA, bà Nguyễn Cẩm Trang cho biết, thời gian qua, Bộ Công Thương đã quan tâm đến phổ biến tuyên truyền về cơ hội, những quy định, quy tắc xuất đáp ứng để hưởng ưu đãi; dung lượng, thị hiếu, quy định cụ thể mặt hàng nhập khẩu… thông qua các hội nghị, tập huấn chuyên sâu. Bộ có cổng thông tin về FTA (FTAP), đây là công cụ hữu ích khi doanh nghiệp xuất khẩu bất kỳ mặt hàng nào có thể tra cứu ngay ưu đãi thuế, quy định xuất xứ.

Công tác xúc tiến thương mại, hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu sang thị trường cũng được Bộ Công Thương quan tâm. Trong bối dịch Covid-19, xúc tiến thương mại đã số hóa, đổi mới, có những hoạt động giao thương, tìm kiếm đối tác, thúc đẩy xuất khẩu sang các thị trường có FTA.

Nếu giữ vững tốc độ tăng trưởng như hiện nay, quy mô kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam trong năm 2022 có thể đạt trên 700 tỷ USD, là mốc kỷ lục mới. Nếu đạt được con số này, đây sẽ là kết quả kỷ lục bởi trong 10 năm gần đây, mất khoảng 2 năm, mốc kim ngạch thêm 100 tỷ USD mới đạt được.

Bảo Ngọc
Bài viết cùng chủ đề: Xuất nhập khẩu

Tin cùng chuyên mục

Tiếp tục đề xuất bãi bỏ thủ tục công bố hợp quy

Chanh leo nhận 'vé thông hành' tại thị trường tỷ dân

Ớt, chanh leo, tổ yến và ‘giấc mơ lớn’ ở thị trường tỷ dân

Xuất khẩu cám gạo: Thêm cơ hội từ thị trường Trung Quốc

Đà Nẵng: Gỡ khó cho doanh nghiệp sản xuất, xuất nhập khẩu, logistics

Hội nghị của Bộ Công Thương tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp xuất khẩu sang Hoa Kỳ

Bộ Công Thương họp sửa đổi Nghị định về xuất xứ hàng hoá

Dự báo, giá gạo xuất khẩu tiếp tục giữ đà tăng

HCMC FOODEX 2025: Mở rộng thị trường, thúc đẩy xuất khẩu

Việt Nam - Áo: ‘Bắt mạch’ dòng chảy thương mại mới thời EVFTA

Xuất khẩu rau, quả: Vì sao sầu riêng mất 'ngôi vương'?

Bộ Công Thương xây dựng hệ thống cảnh báo sớm vụ kiện phòng vệ thương mại

Thêm 4 Nghị định thư xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc

Đơn hàng tốt, doanh nghiệp dệt may thu lãi lớn

Bộ Công Thương sẽ ký 4 thỏa thuận hợp tác với Trung Quốc

Thương mại Việt -Trung: Bộ Công Thương thúc đẩy hợp tác sâu tới nhiều địa phương

Bộ Công Thương thúc đẩy thương mại Việt Nam - Trung Quốc

Lý giải xuất nhập khẩu qua Lạng Sơn đạt 17,8 tỷ USD

Chặn gian lận xuất xứ, Bộ Công Thương đề nghị quản lý chặt nguyên liệu sản xuất hàng xuất khẩu

Viet Nam International Sourcing 2025: Gỡ điểm nghẽn chuỗi cung ứng, tạo sức bật cho hàng Việt