Thứ năm 24/04/2025 19:37

Năm 2018- TP. Hồ Chí Minh tiếp tục khẳng định là đầu tàu kinh tế cả nước

Năm 2018, kinh tế TP. Hồ Chí Minh tiếp tục duy trì tăng trưởng khá, giữ vững vị trí đầu tàu kinh tế của cả nước. Trong đó, tổng sản phẩm nội địa trên địa bàn (GRDP) đạt hơn 1,33 triệu tỷ đồng, ước tăng 8,3% so với năm 2017. Với mức tăng này so với quy mô kinh tế cả nước, kinh tế TP. Hồ Chí Minh đóng góp 24,16%, cao hơn năm 2016 và năm 2017 (23,4%).  

Thông tin trên được đưa ra tại Kỳ họp thứ 12, Hội đồng nhân dân TP. Hồ Chí Minh khoá IX, diễn ra ngày 4/12.

Báo cáo những kết quả kinh tế đạt được trong năm 2018, ông Trần Vĩnh Tuyến - Phó Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh - cho biết, năm 2018 kinh tế thành phố tiếp tục duy trì tăng trưởng khá, giữ vững vị trí đầu tàu kinh tế của cả nước với tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) đạt hơn 1,33 triệu tỷ đồng, ước tăng 8,3%.

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ ước tăng 13,2% so với năm 2017 (cùng kỳ tăng 11,3%). Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước đạt 38,32 tỷ USD, tăng 7,8%; kim ngạch nhập khẩu ước đạt 47,3 tỷ USD, tăng 9,3% với mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là trang thiết bị, nguyên vật liệu cho sản xuất.

Trong lĩnh vực du lịch, tổng lượng khách quốc tế đến thành phố đạt 7,5 triệu lượt, tăng 17,38% so với năm 2017; tổng lượng khách du lịch nội địa đạt 29 triệu lượt, tăng 16,7%; tổng doanh thu ngành đạt 140.000 tỷ đồng, tăng 21,55%.

Hoạt động sản xuất công nghiệp cũng có sự tăng trưởng khá với chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 8,15% so với cùng kỳ (cùng kỳ tăng 7,9%). Giá trị sản xuất nông nghiệp đạt hơn 20,9 ngàn tỷ đồng, tăng 6,2% (tương đương cùng kỳ).

Về tổng vốn đầu tư toàn xã hội chiếm 35% GRDP (năm 2017 là 34,5%, vượt chỉ tiêu bình quân toàn nhiệm kỳ 2016 - 2020 là 30% GRDP). Thu hút vốn đầu tư nước ngoài đạt 7,07 tỷ USD, cao nhất cả nước.

Theo Bí thư Thành ủy TP. Hồ Chí Minh - Nguyễn Thiện Nhân - năm 2018 là năm đầu tiên thực hiện Nghị quyết 54 của Quốc hội và HĐND thành phố đã luôn bám sát Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ, thành ủy cụ thể hóa thành chương trình, nội dung hoạt động, đáp ứng yêu cầu thực tế.

Tuy nhiên, ông Nguyễn Thiện Nhân cũng chỉ ra rằng, dù thực hiện chương trình đột phá nhưng thành phố vẫn chưa tạo được sự chuyển biến có tính đột phá. Cụ thể, trong 20 chỉ tiêu năm 2018, có 2 chỉ tiêu thực hiện vượt kế hoạch (đóng góp của yếu tố năng suất lao động tổng hợp và tỷ lệ phòng học/1 vạn dân), 15 chỉ tiêu đạt kế hoạch, 2 chỉ tiêu xấp xỉ đạt kế hoạch (thu ngân sách đạt trên 98%, số doanh nghiệp mới đạt 96%) và 1 chỉ tiêu chưa đạt kế hoạch (chỉ số cải cách hành chính - cạnh tranh).

Bên cạnh đó, việc triển khai các dự án thực hiện theo hình thức BT năm 2018 phải dừng nên giảm thu hút vốn đầu tư phát triển và tình trạng tắc đường ngày càng nghiêm trọng hơn, ngập nước nhiều nơi gia tăng, chuyển đổi công nghệ xử lý rác chậm…

Từ kết quả của năm 2018, ông Nguyễn Thiện Nhân cho biết, năm 2019 các cấp ủy, chính quyền, Mặt trận tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội phải đổi mới phương thức lãnh đạo, triển khai quyết liệt Nghị quyết 54 của Quốc hội, 7 Chương trình đột phá của thành phố... và có người chịu trách nhiệm. Đồng thời, đẩy mạnh triển khai Đề án sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước theo phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ; phát huy mạnh mẽ nguồn lực đất đai thông qua quy hoạch và đấu giá quyền sử dụng đất.

Về phía thành phố đã đề xuất thành lập tổ công tác chuyên về rà soát vấn đề đền bù, tái định cư và giao đất. Mặt khác, duy trì đối thoại của lãnh đạo thành phố với doanh nghiệp, nhà khoa học và nhà đầu tư tài chính phấn đấu 2 - 3 tháng/lần.

Thùy Dương

Tin cùng chuyên mục

Đào Bắc Hà mất mùa: Sản lượng giảm, giá không tăng

Điện Biên và các tỉnh Bắc Lào thúc đẩy hợp tác thương mại

Sáp nhập tỉnh Thái Nguyên - Bắc Kạn: Hợp lực để bứt phá

TP. Hồ Chí Minh hậu kiểm hơn 2.100 hồ sơ tự công bố

Bến Tre tổ chức kỷ niệm 50 ngày giải phóng tỉnh

Phú Thọ: 3 người bị bỏng nghi do nổ pháo tự chế

Hà Nội xử lý tài sản là đất công, trụ sở làm việc thế nào?

Hà Giang thông qua đề án sắp xếp đơn vị hành chính

Đà Nẵng: Triển lãm “Vọng” - Dấu ấn 50 năm một chặng đường

Kỳ vọng khi sáp nhập tỉnh Thái Nguyên và Bắc Kạn

TP.Hồ Chí Minh: Ngầm hóa lưới điện, hiện thực hóa đô thị thông minh

Sáp nhập Yên Bái và Lào Cai: Cộng hưởng lợi thế, tạo đà phát triển

Yên Bái - Lào Cai: Hợp lực để bứt phá trong kỷ nguyên số

Chi tiết dự kiến tên 97 xã, phường của Đồng Nai và Bình Phước sau sắp xếp

Hải Phòng: Tạm dừng ô tô sang Cát Bà giờ cao điểm

Thanh Hóa hoàn thành lấy ý kiến nhân dân về sáp nhập xã

Đà Nẵng giảm còn 15 phường xã, 1 đặc khu sau sắp xếp

Nam Định còn bao nhiêu xã phường và tên gọi ra sao sau sắp xếp?

Hà Nội đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế ngành năm 2025

Hà Nội: Xử lý nghiêm vi phạm đất đai trong giai đoạn sáp nhập