Bước chuyển mình mạnh mẽ của kinh tế Thủ đô Hà Nội sau 70 năm

Sau 70 năm giải phóng và chuyển mình, Thủ đô Hà Nội đã và đang là đầu tàu kinh tế, đóng góp quan trọng vào sự phát triển chung của đất nước.
Chủ tịch Quốc hội: Quy mô kinh tế Hà Nội ngày càng lớn Hà Nội: Điểm sáng thu hút đầu tư trong quý I/2024 Hà Nội: Công nghiệp chủ lực 6 tháng đầu năm tăng khá

Ngày 25/9, Tọa đàm trực tuyến “Kinh tế Hà Nội - 70 năm vì mục tiêu phát triển tuần hoàn, bền vững” đã được diễn ra tại Báo Kinh tế và Đô thị nhằm kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024) cũng như đưa ra các ý kiến thúc đẩy kinh tế của Thủ đô với sự tham gia của nhiều chuyên gia kinh tế.

Bước chuyển mình mạnh mẽ của kinh tế Thủ đô Hà Nội sau 70 năm
Tọa đàm được tổ chức nhằm kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô. Ảnh: Thái Mạnh

Phát biểu tại tọa đàm, ông Nguyễn Thành Lợi - Tổng Biên tập Báo Kinh tế và Đô thị - cho biết, nhìn lại quá trình phát triển của kinh tế Hà Nội trong 70 năm qua, chúng ta không thể không tự hào về những thành tựu đã đạt được. Hà Nội đã vượt qua nhiều khó khăn, thách thức để đạt được những bước tiến vững chắc. Chính nhờ những chủ trương, quyết sách đúng đắn từ Thành ủy, HĐND, UBND thành phố Hà Nội, cùng với sự đồng hành của người dân, kinh tế Hà Nội đã phát triển mạnh mẽ, từ sản xuất nông nghiệp, công nghiệp cho đến dịch vụ và du lịch. Để đạt được các mục tiêu phát triển kinh tế tuần hoàn và bền vững, rất cần có những giải pháp đồng bộ, hiệu quả và thiết thực.

Bước chuyển mình mạnh mẽ của kinh tế Thủ đô Hà Nội sau 70 năm

PGS.TS Nguyễn Thành Lợi - Tổng Biên tập Báo Kinh tế và Đô thị - phát biểu tại tọa đàm. Ảnh: Thái Mạnh.

Theo Nghị quyết số 15-NQ/TW của Bộ Chính trị đã xác định mục tiêu phát triển kinh tế của Thủ đô Hà Nội như sau: Tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân giai đoạn 2021 - 2025 cao hơn mức tăng bình quân chung của cả nước; GRDP giai đoạn 2026 - 2030 tăng 8 - 8,5%/năm; GRDP bình quân đầu người đạt 12.000 - 13.000 USD, đến năm 2045, GRDP bình quân đầu người đạt trên 36.000 USD.

Tại tọa đàm, các chuyên gia cũng đánh giá Nghị quyết số 15 là cơ sở để hoàn chỉnh hệ thống Luật Thủ đô đã được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp thứ 7, hoàn thiện hệ thống pháp luật với các cơ chế, chính sách đặc thù vượt trội cho Thủ đô, nhằm hướng đến mục tiêu cao nhất là xây dựng Thủ đô Hà Nội trở thành TP Văn hiến - Văn minh - Hiện đại.

Đặc biệt, hiện nay, Hà Nội đang triển khai Luật Thủ đô 2024, để phát triển Hà Nội xứng đáng là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa. Qua góc nhìn của các chuyên gia, Hà Nội cần tận dụng Luật Thủ đô thế nào để thực hiện cho mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và kỳ vọng sẽ có sự thay đổi gì trong phát triển kinh tế và xã hội của Thủ đô Hà Nội.

Trong 6 tháng đầu năm 2024, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) ước tăng 6,0%; tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn ước thực hiện đạt 61,7% dự toán (tăng 12,5% so với cùng kỳ). Đến nay, Hà Nội có 18/18 huyện, thị xã (100%) đạt chuẩn nông thôn mới (NTM); 382/382 xã đạt chuẩn NTM, 186 xã đạt chuẩn NTM nâng cao, 68 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu.

Tuy nhiên, song hành với sự chuyển mình trong thời đại mới, Hà Nội vẫn đối diện một số khó khăn, bất lợi và tồn tại, có thể gây cản trở quá trình tăng trưởng trong bối cảnh cạnh tranh thu hút đầu tư, phát triển kinh tế ngày càng gay gắt. Đó là tốc độ tăng trưởng GRDP thấp hơn mức bình quân của cả nước; kết quả giải ngân vốn đầu tư công thấp; tiến độ triển khai một số dự án, công trình chưa đạt yêu cầu do vướng mắc trong giải phóng mặt bằng, thủ tục đầu tư...

Bước chuyển mình mạnh mẽ của kinh tế Thủ đô Hà Nội sau 70 năm
Các chuyên gia kinh tế cùng trao đổi, đưa ra những đề xuất nhằm thúc đẩy kinh tế Hà Nội phát triển mạnh mẽ hơn. Ảnh: Thái Mạnh.

Để hoàn thành thắng lợi các mục tiêu, chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội thành phố năm 2024, đòi hỏi các cấp, các ngành, địa phương thực hiện nghiêm túc các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; của Thành ủy, HĐND, UBND Thành phố về thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, đồng thời tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc các thủ tục về quy hoạch, đầu tư, đất đai, đảm bảo chất lượng và tiến độ xây dựng các dự án lớn, công trình trọng điểm có tính đột phá và giá trị lan tỏa cao, góp phần thúc đẩy tăng trưởng, tạo thêm năng lực sản xuất mới cho nền kinh tế. Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, tăng cường cải cách thủ tục hành chính gắn với chuyển đổi số, nâng cao chất lượng dịch vụ công trực tuyến.

Thái Mạnh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: phục hồi kinh tế

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Ngành Công Thương Hà Nội: Kết nối, tạo đầu ra ổn định cho sản phẩm OCOP

Ngành Công Thương Hà Nội: Kết nối, tạo đầu ra ổn định cho sản phẩm OCOP

Kết nối, tạo đầu ra ổn định cho sản phẩm OCOP, đây là cách mà ngành Công Thương Hà Nội đưa sản phẩm an toàn đến với người tiêu dùng Thủ đô.
Nam Định: Chỉ số giá tiêu dùng tháng 10/2024 tăng 0,55%

Nam Định: Chỉ số giá tiêu dùng tháng 10/2024 tăng 0,55%

Trong mức tăng 0,55% của chỉ số giá tiêu dùng CPI tháng 10/2024 so với tháng trước của Nam Định, có 7 nhóm hàng tăng giá.
Cần Thơ: Số lượng lao động trong các khu công nghiệp tăng mạnh

Cần Thơ: Số lượng lao động trong các khu công nghiệp tăng mạnh

Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.Cần Thơ, số lao động làm việc tại các khu công nghiệp trên địa bàn thành phố lên tới 45.252 người, tăng 4.865 người so với cùng kỳ
Thái Nguyên: Sau sáp nhập, xuất hiện hàng loạt tên xã, phường, thị trấn mới

Thái Nguyên: Sau sáp nhập, xuất hiện hàng loạt tên xã, phường, thị trấn mới

Tỉnh Thái Nguyên có 9 đơn vị hành chính cấp huyện, 172 đơn vị hành chính cấp xã sau khi sắp xếp từ 1/12/2024.
Dấu ấn xây dựng nông thôn mới ở Quảng Ninh

Dấu ấn xây dựng nông thôn mới ở Quảng Ninh

Năm 2010, tỉnh Quảng Ninh bắt tay vào xây dựng nông thôn mới. Với cách làm riêng và sáng tạo, chương trình đã mang lại nhiều dấu ấn đậm nét.

Tin cùng chuyên mục

Ngổn ngang

Ngổn ngang 'núi bùn đất' khi lũ lụt đi qua tại rốn lũ Lệ Thuỷ

Ngoài việc làm hư hại nhiều tài sản với ước tính lên tới 300 tỷ đồng, lũ lụt đã để lại lượng lớn bùn đất và rác thải tại rốn lũ Lệ Thuỷ, tỉnh Quảng Bình.
Nhân sự phía Nam: Điều động, bổ nhiệm cán bộ chủ chốt 8 tỉnh, thành phố

Nhân sự phía Nam: Điều động, bổ nhiệm cán bộ chủ chốt 8 tỉnh, thành phố

Trong tuần qua (từ 28/10 - 2/11), 8 tỉnh, thành phố phía Nam đã triển khai nhiều quyết định điều động, bổ nhiệm cán bộ chủ chốt tại các sở, ban, ngành.
Trà Vinh: Tháng 10, thu gần 5.300 tỷ đồng từ bán lẻ hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng

Trà Vinh: Tháng 10, thu gần 5.300 tỷ đồng từ bán lẻ hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng

Sở Công Thương Trà Vinh cho biết, trong tháng 10/2024 ghi nhận tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ trên địa bàn tỉnh ước đạt gần 5.300 tỷ đồng.
Bình Dương: Nhiều giải pháp phát triển sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Bình Dương: Nhiều giải pháp phát triển sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Nhờ sự hỗ trợ thiết thực và hiệu quả từ chương trình khuyến công, các sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu của Bình Dương đã phát triển, khẳng định vị thế.
Hải quan TP. Hồ Chí Minh thu hồi gần 240 tỷ đồng bằng biện pháp cưỡng chế

Hải quan TP. Hồ Chí Minh thu hồi gần 240 tỷ đồng bằng biện pháp cưỡng chế

Chi cục Hải quan quản lý hàng đầu tư (Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh) đã thu hồi hơn 237 tỷ đồng tiền nợ thuế bằng biện pháp cưỡng chế dừng thủ tục hải quan.
Quảng Ninh đặt mục tiêu chuyển đổi số mạnh mẽ, hướng tới nền kinh tế số

Quảng Ninh đặt mục tiêu chuyển đổi số mạnh mẽ, hướng tới nền kinh tế số

Quảng Ninh đang khẳng định vị thế là một trong những địa phương đi đầu trong công cuộc chuyển đổi số tại Việt Nam.
Phấn đấu cuối năm 2025, thông xe kỹ thuật đường Vành đai 3 đoạn qua Long An

Phấn đấu cuối năm 2025, thông xe kỹ thuật đường Vành đai 3 đoạn qua Long An

Dự án đường Vành đai 3 TP. Hồ Chí Minh đoạn qua tỉnh Long An đang tất bật thi công, các đơn vị đang phấn đấu đến 12/2025 hoàn thành, thông xe kỹ thuật.
Tỉnh Hải Dương có 12 đơn vị hành chính cấp huyện, 207 đơn vị hành chính cấp xã từ 1/12/2024

Tỉnh Hải Dương có 12 đơn vị hành chính cấp huyện, 207 đơn vị hành chính cấp xã từ 1/12/2024

Theo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, sau khi sắp xếp, tỉnh Hải Dương có 12 đơn vị hành chính cấp huyện, 207 đơn vị hành chính cấp xã.
Công ty Điện lực Bạc Liêu: Tích cực thực hiện các hoạt động an sinh xã hội

Công ty Điện lực Bạc Liêu: Tích cực thực hiện các hoạt động an sinh xã hội

Bên cạnh bảo đảm cung ứng điện an toàn, ổn định, Công ty Điện lực Bạc Liêu tích cực thực hiện các hoạt động an sinh xã hội hướng về cộng đồng.
Tuyên Quang: Tập trung xây dựng hạ tầng cơ sở thiết yếu vùng dân tộc thiểu số

Tuyên Quang: Tập trung xây dựng hạ tầng cơ sở thiết yếu vùng dân tộc thiểu số

Những năm gần đây, Tuyên Quang huy động nhiều nguồn lực, đầu tư, hỗ trợ đến các vùng đồng bào dân tộc thiểu số, khiến bộ mặt thôn, bản có nhiều đổi thay.
Quảng Ninh: Đồng hành cùng doanh nghiệp, phát triển công nghiệp hỗ trợ bền vững

Quảng Ninh: Đồng hành cùng doanh nghiệp, phát triển công nghiệp hỗ trợ bền vững

Để đẩy mạnh thu hút đầu tư phát triển công nghiệp hỗ trợ, Quảng Ninh đã dành sự quan tâm, tích cực vào cuộc, đồng hành với doanh nghiệp trong lĩnh vực này.
Thừa Thiên Huế: Công điện ứng phó đợt mưa lũ lớn và sạt lở đất

Thừa Thiên Huế: Công điện ứng phó đợt mưa lũ lớn và sạt lở đất

Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành công điện về việc chủ động phòng ngừa, ứng phó với mưa lũ, sạt lở đất trên địa bàn những ngày tới.
Đề xuất cưỡng chế thu hồi khu đất Vũng Tàu Intourco và Hải Dương Intourco: Doanh nghiệp nói gì?

Đề xuất cưỡng chế thu hồi khu đất Vũng Tàu Intourco và Hải Dương Intourco: Doanh nghiệp nói gì?

UBND TP. Vũng Tàu đang xin ý kiến UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu về việc cưỡng chế thu hồi khu đất do Công ty Vũng Tàu Intourco và Hải Dương Intourco đang sử dụng.
Bộ Công an thưởng nóng, gửi Thư khen các đơn vị thuộc Công an tỉnh Thanh Hoá

Bộ Công an thưởng nóng, gửi Thư khen các đơn vị thuộc Công an tỉnh Thanh Hoá

Bộ Công an vừa thưởng nóng và gửi Thư khen các đơn vị trực thuộc của Công an tỉnh Thanh Hóa vì đã có thành tích xuất sắc trong đấu tranh phòng, chống tội phạm.
Hà Nội – Viêng Chăn: Thúc đẩy hợp tác thương mại giữa hai Thủ đô

Hà Nội – Viêng Chăn: Thúc đẩy hợp tác thương mại giữa hai Thủ đô

Chiều 2/11, Sở Công Thương Viêng Chăn đã có buổi làm việc với Sở Công Thương Hà Nội và tham quan Trung tâm thương mại AEON Mall Hà Đông (Hà Nội).
Đồng Nai: Đẩy mạnh phát triển hạ tầng logistic trên địa bàn tỉnh

Đồng Nai: Đẩy mạnh phát triển hạ tầng logistic trên địa bàn tỉnh

Tỉnh Đồng Nai tổ chức lập quy hoạch xây dựng tỉnh đến năm 2030, tầm nhìn 2050, trong đó phát triển hạ tầng logistic đang được tập trung đẩy mạnh.
Nho sữa Trung Quốc bị Thái Lan cảnh báo được bán tràn lan ở TP. Hồ Chí Minh

Nho sữa Trung Quốc bị Thái Lan cảnh báo được bán tràn lan ở TP. Hồ Chí Minh

Việc nho sữa Trung Quốc được bày bán rộng rãi tại TP. Hồ Chí Minh trong khi có cảnh báo về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật khiến nhiều người lo ngại về sức khỏe.
Bà Rịa - Vũng Tàu: Khám sức khỏe miễn phí cho 400 người dân xã đảo Long Sơn

Bà Rịa - Vũng Tàu: Khám sức khỏe miễn phí cho 400 người dân xã đảo Long Sơn

Hơn 400 người dân ở xã đảo Long Sơn (TP. Vũng Tàu) vừa được doanh nghiệp và chính quyền địa phương tổ chức khám sức khỏe miễn phí.
Hải Phòng: Huyện An Dương lên quận, huyện Thủy Nguyên lên thành phố từ 1/1/2025

Hải Phòng: Huyện An Dương lên quận, huyện Thủy Nguyên lên thành phố từ 1/1/2025

Từ 1/1/2025, huyện Thủy Nguyên chính thức là thành phố trực thuộc thành phố Hải Phòng và huyện An Dương cũng chính thức thành quận.
Thừa Thiên Huế: Kim ngạch xuất khẩu 10 tháng đạt hơn 1 tỷ USD

Thừa Thiên Huế: Kim ngạch xuất khẩu 10 tháng đạt hơn 1 tỷ USD

10 tháng năm 2024, tình hình phát triển kinh tế - xã hội Thừa Thiên Huế có bước tăng trưởng khá, trong đó kim ngạch xuất khẩu đạt hơn 1 tỷ USD, tăng hơn 17%.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động