Mỹ-Nhật tăng tốc đàm phán hiệp định thương mại

Ngày 25/4, các nhà đàm phán của Mỹ và Nhật Bản đã bắt đầu vòng đàm phán thương mại thứ hai tại Washington nhằm bảo đảm một thỏa thuận nhanh chóng tập trung vào nông nghiệp và ô tô.  

Bộ trưởng Kinh tế Nhật Bản Toshimitsu Motegi đã gặp Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer, đồng thời Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản Taro Aso có cuộc thảo luận riêng với Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin và đàm phán về tiền tệ. Ngày 26/4, Thủ tướng Shinzo Abe có kế hoạch gặp Tổng thống Donald Trump tại Washington.

Phía Mỹ đang đẩy mạnh cắt giảm thâm hụt thương mại với Nhật Bản và tiếp cận tốt hơn với thị trường nông nghiệp của quốc gia Châu Á. Về phần mình, Nhật Bản đang tìm kiếm một lời hứa cụ thể rằng họ sẽ không bị Mỹ áp thuế đối với hàng nhập khẩu ô tô, tương tự như các mức thuế mà chính quyền Trump đã áp đặt vào năm ngoái đối với thép và nhôm vì lý do an ninh quốc gia. Trước đó, tại vòng đàm phán đầu tiên, các bên đã thể hiện mong muốn hướng đến một hiệp định “sớm” và tại vòng đàm phán thứ hai này, Mỹ-Nhật có những thảo luận hiệu quả hơn.

my nhat tang toc dam phan hiep dinh thuong mai nham khac phuc ton that cua my sau cptpp

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và Tổng thống Mỹ Donald Trump

Nhật Bản cũng thể hiện lập trường rõ ràng không đồng ý về bất kỳ cuộc thảo luận nào liên kết giữa tiền tệ và chính sách thương mại. Người nông dân Mỹ cũng đang lên tiếng gây sức ép để muốn có giải pháp nhanh chóng, khi có gần 90 tổ chức nông nghiệp đã gửi thư tới Cơ quan Đại diện Thương mại Mỹ (USTR) cho biết các sản phẩm nông nghiệp của Mỹ đang mất dần trên thị trường Nhật Bản sau khi Nhật Bản cắt giảm thuế quan lần thứ hai đối với các mặt hàng nhập khẩu từ EU và các quốc gia CPTPP.

Sau khi Tổng thống Trump rút Mỹ ra khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (nay là hiệp định CPTPP), người nông dân Mỹ đã ngày càng gặp bất lợi khi CPTPP được thực thi cùng với hiệp định đối tác kinh tế giữa Nhật Bản với Liên minh Châu Âu có hiệu lực. Việc tiến hành cắt giảm thuế quan trong CPTPP đã khiến các doanh nghiệp Mỹ gặp bất lợi cạnh tranh đáng kể, cụ thể xuất khẩu ngũ cốc, thịt và các mặt hàng nông sản khác của Mỹ sang Nhật Bản đang bị ảnh hưởng. Do đó, hiện nay, Nhà Trắng đang gấp rút khắc phục các tổn thất, thiệt hại từ việc rút ra khỏi hiệp định thương mại tự do khu vực lớn nhất thế giới.

Đứng đầu trong chương trình nghị sự của cuộc gặp giữa Thủ tướng Nhật Bản và Tổng thống Mỹ ngày 26/4 là đàm phán thương mại để tạo sân chơi bình đẳng cho Mỹ. Trong khi chính quyền Trump “bận rộn” áp thuế quan đối với Trung Quốc và các nước khác, Nhật Bản đã ký kết hiệp định với EU về việc giảm thuế và các rào cản khác để tạo thuận lợi cho dòng chảy thương mại. Giữa EU và CPTPP, Nhật Bản hiện đang bắt đầu nhập khẩu nhiều hơn từ các đối tác thương mại tự do còn chi phí cho doanh nghiệp Mỹ đang tăng lên. Đó là tác động tồi tệ cho những người nông dân Mỹ, những người đang vật lộn với cuộc chiến thuế quan trả đũa đối với các mặt hàng như đậu nành và hàng nông sản khác xuất khẩu sang Trung Quốc.

Đối với một số sản phẩm, sự khác biệt về thuế quan diễn ra rất rõ ràng. Ví dụ, rượu vang Australia vào Nhật Bản bị đánh thuế ở mức 5,6% và cuối cùng sẽ giảm về 0. Rượu vang từ EU và Chile cũng có thuế suất bằng 0. Nhưng rượu vang từ California sẽ có thuế suất 15% khiến cho thị phần rượu vang nhập khẩu của Mỹ tại Nhật Bản ngày càng bị “chèn ép”. Viện rượu vang Nhật Bản cho rằng hiệp định EU-Nhật Bản đang mở ra nhiều cơ hội hơn cho rượu vang châu Âu. Italia là nhà xuất khẩu rượu vang lớn thứ ba sang Nhật Bản, gần đây đã ký một thỏa thuận quảng bá vang Italia tại 10.000 siêu thị ở Nhật Bản. Rượu vang Mỹ đứng thứ tư trong số hàng nhập khẩu tại Nhật Bản, sau Pháp và Chile. Các nhà xuất khẩu Mỹ về lúa mì, thịt bò, thịt lợn, sữa, rượu vang, khoai tây, trái cây và rau quả và các sản phẩm khác đang phải đối mặt với sự suy giảm nghiêm trọng thị phần tại Nhật Bản khi các doanh thu lớn được chuyển giao cho các đối thủ cạnh tranh.

Shige Watanabe, Bộ trưởng kinh tế của Đại sứ quán Nhật Bản tại Washington, cho biết Nhật Bản đã sẵn sàng dành cho Mỹ mức thuế suất tương tự mà Tokyo đã đàm phán với EU và 10 quốc gia khác của CPTPP, bao gồm cả Canada, Mexico và Việt Nam. Điều đó sẽ mang lại một chút nhẹ nhõm cho nông dân Mỹ, mặc dù chưa rõ liệu thỏa thuận có thể tăng tốc nhanh đến thế nào. Hai bên chưa thống nhất về phạm vi đàm phán thương mại. Chính quyền Trump sẽ yêu cầu cắt giảm thuế quan nhiều hơn đối với hàng nhập khẩu nông nghiệp. Tranh luận nhiều khả năng sẽ là đối với lĩnh vực ô tô. Mặc dù các công ty Nhật Bản hiện đang sản xuất 3,7 triệu xe mỗi năm ở Mỹ - với một số mẫu xe thậm chí có hàm lượng nội địa cao hơn các thương hiệu Mỹ - thương mại ô tô Nhật Bản chiếm phần lớn trong thặng dư thương mại trị giá 68 tỷ USD với Mỹ, trong khi thặng dư thương mại hàng hóa của Trung Quốc với với Mỹ năm 2018 là 419 tỷ USD.

Nhật Bản đã chỉ ra rằng họ sẽ không nhận hạn ngạch xuất khẩu tự nguyện hoặc hạn chế đối với ô tô, như đã từng xảy ra vào những năm 1980 khi chính quyền Mỹ yêu cầu kiềm chế xuất khẩu các lô hàng TV, dệt may, thép, ô tô và các sản phẩm khác. Các chuyên gia kinh tế dự báo đó sẽ là một cuộc thảo luận khó khăn. Hơn nữa, Tổng thống Trump đang xem xét đánh giá sâu rộng thuế đối với ô tô nhập khẩu, trên cơ sở an ninh quốc gia mà chính quyền đã áp dụng khi đưa ra mức thuế 25% đối với thép và nhôm. Các quan chức chính phủ cho biết ngay cả khi ông Trump quyết định sẽ tiếp tục áp dụng thuế quan xe hơi vào tháng 5 tới, Mỹ cũng sẽ không áp đặt thuế với Nhật Bản khi hai bên đang đàm phán một hiệp định thương mại. Nhưng mối đe dọa đó dù sao cũng sẽ treo lơ lửng trong các cuộc đàm phán, vì Tổng thống Trump đã rất muốn sử dụng thuế quan làm đòn bẩy để giành được những nhượng bộ.

Việt Dũng
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Ấn Độ giảm nhập khẩu dầu; Nga vẫn bơm khí đốt sang châu Âu

Ấn Độ giảm nhập khẩu dầu; Nga vẫn bơm khí đốt sang châu Âu

Theo Bộ Dầu mỏ và Khí đốt Ấn Độ, sau thời gian ồ ạt mua dầu giá rẻ từ nước ngoài, gần đây nước này đã bắt đầu giảm nhập khẩu dầu.
Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 18/4/2024: Nga tập kích vị trí chỉ huy Ukraine; Kiev thừa nhận yếu thế

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 18/4/2024: Nga tập kích vị trí chỉ huy Ukraine; Kiev thừa nhận yếu thế

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 18/4/2024: Nga tập kích vị trí chỉ huy Ukraine; Kiev thừa nhận yếu thế trong bài phát biểu của Tổng thống Volodymir Zelensky.
Chiến sự Israel – Hamas ngày 18/4/2024: GDP của Israel giảm 21% do chiến sự; Tel Aviv nội bộ bất hòa

Chiến sự Israel – Hamas ngày 18/4/2024: GDP của Israel giảm 21% do chiến sự; Tel Aviv nội bộ bất hòa

Chiến sự Israel – Hamas ngày 18/4/2024: GDP của Israel giảm 21% do chiến sự; Tel Aviv nội bộ bất hòa trong cách giải quyết cuộc xung đột với Hamas tại Dải Gaza.
Liệu Ấn Độ có trở thành siêu cường kinh tế lớn thứ 3 thế giới?

Liệu Ấn Độ có trở thành siêu cường kinh tế lớn thứ 3 thế giới?

Theo một số quan sát viên dự báo, với sự phát triển bền vững Ấn Độ sẽ trở thành cường quốc lớn thứ 3 thế giới chỉ sau Hoa Kỳ và Trung Quốc.
Chiến sự Nga-Ukraine ngày 18/4/2024: Ông Zelensky công nhận bước tiến của Nga; Mỹ bác khả năng đưa quân tới Ukraine

Chiến sự Nga-Ukraine ngày 18/4/2024: Ông Zelensky công nhận bước tiến của Nga; Mỹ bác khả năng đưa quân tới Ukraine

Thông tin chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 18/4/2024: Ông Zelensky công nhận bước tiến của Nga; Mỹ bác khả năng đưa quân tới Ukraine.

Tin cùng chuyên mục

Tổng nợ công toàn cầu tăng lên 93,2% GDP

Tổng nợ công toàn cầu tăng lên 93,2% GDP

Theo báo cáo của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), mức nợ công của tất cả các nước năm ngoái đã tăng lên mức 93,2% GDP toàn cầu.
Chiến sự Israel - Hamas ngày 17/4/2024: 4 kịch bản trả đũa Iran của Israel; xe tăng tiến vào Dải Gaza

Chiến sự Israel - Hamas ngày 17/4/2024: 4 kịch bản trả đũa Iran của Israel; xe tăng tiến vào Dải Gaza

Chiến sự Israel – Hamas ngày 17/4/2024: 4 kịch bản trả đũa Iran của Israel; xe tăng tiến vào Dải Gaza báo hiệu cho hoạt động quy mô lớn sắp tới của IDF ở đây.
Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 17/4/2024: Ukraine thông qua Luật Tổng động viên bổ sung

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 17/4/2024: Ukraine thông qua Luật Tổng động viên bổ sung

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 17/4/2024: Ukraine thông qua Luật Tổng động viên bổ sung; Sĩ quan AFU cảnh báo chiến tuyến có thể sụp đổ trong mùa hè 2024.
Dự báo lạm phát toàn cầu giảm, nền kinh tế liệu có khởi sắc?

Dự báo lạm phát toàn cầu giảm, nền kinh tế liệu có khởi sắc?

Theo Quỹ Tiền tệ quốc tế dự báo, lạm phát toàn cầu trung bình sẽ giảm xuống từ mức 4% năm 2023 còn 2,8% vào cuối năm 2024 và xuống còn 2,4% vào năm 2025.
Chiến sự Nga-Ukraine 17/4/2024: Mỹ sẽ không đảm nhận “vai trò chiến đấu” ở Ukraine; ông Zelensky nói Kiev hết tên lửa

Chiến sự Nga-Ukraine 17/4/2024: Mỹ sẽ không đảm nhận “vai trò chiến đấu” ở Ukraine; ông Zelensky nói Kiev hết tên lửa

Thông tin chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 17/4/2024: Mỹ sẽ không đảm nhận “vai trò chiến đấu” ở Ukraine; Tổng thống Zelensky nói Ukraine hết tên lửa.
Cơ hội kinh tế nào từ cuộc gặp giữa tổng thống Argentina và tỉ phú Elon Musk?

Cơ hội kinh tế nào từ cuộc gặp giữa tổng thống Argentina và tỉ phú Elon Musk?

Tình bạn "vừa chớm nở" giữa tỷ phú Elon Musk và Tổng thống Javier Milei được hứa hẹn sẽ mở ra tiềm năng phát triển giữa hai nước Mỹ và Argentina.
WTO kỷ niệm 30 năm ký Hiệp định Marrakesh thành lập Tổ chức Thương mại thế giới

WTO kỷ niệm 30 năm ký Hiệp định Marrakesh thành lập Tổ chức Thương mại thế giới

Ngày 15/4/1994, 123 quốc gia đã tập trung tại Ma-rốc để ký Hiệp định Marrakesh thành lập Tổ chức Thương mại Thế giới, nền tảng của hệ thống thương mại quốc tế.
Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 16/4/2024: Tại sao Mỹ và phương Tây không bảo vệ Ukraine tương tự như Israel?

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 16/4/2024: Tại sao Mỹ và phương Tây không bảo vệ Ukraine tương tự như Israel?

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 16/4/2024: Tại sao Mỹ và phương Tây không bảo vệ Ukraine tương tự như Israel? Chính vì sự khác biệt địa chính trị của Ukraine.
Thị trường sợi bông Trung Quốc có gì mới?

Thị trường sợi bông Trung Quốc có gì mới?

Thị trường sợi bông Trung Quốc tuần qua (8-12/4/2024) được đánh giá giao dịch sợi bông khá tốt, các nhà máy kéo sợi tiếp tục giảm lượng hàng tồn kho.
Chiến sự Nga-Ukraine 16/4/2024: Mỹ thừa nhận Nga đạt được thành công trên chiến trường; Ukraine bổ sung số lượng lớn UAV

Chiến sự Nga-Ukraine 16/4/2024: Mỹ thừa nhận Nga đạt được thành công trên chiến trường; Ukraine bổ sung số lượng lớn UAV

Thông tin chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 16/4/2024: Mỹ thừa nhận Nga đạt được thành công trên chiến trường; Ukraine bổ sung số lượng lớn UAV.
Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 15/4/2024: Ukraine dự kiến tấn công cầu Crimea vào giữa tháng 7/2024

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 15/4/2024: Ukraine dự kiến tấn công cầu Crimea vào giữa tháng 7/2024

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 15/4/2024: Ukraine dự kiến tấn công cầu Crimea vào giữa tháng 7; lính dù Ukraine đầu hàng tại mặt trận Avdeevka.
Việt Nam kêu gọi công dân nên cân nhắc kỹ trước khi đến Iran, Iraq, Syria

Việt Nam kêu gọi công dân nên cân nhắc kỹ trước khi đến Iran, Iraq, Syria

Đại sứ Việt Nam tại Iran vừa đưa ra khuyến cáo với công dân trong bối cảnh căng thẳng giữa Iran và Israel đang có dấu hiệu leo thang.
Giá vàng tăng sau vụ Iran tấn công Israel; Mỹ kêu gọi tránh leo thang ở Trung Đông

Giá vàng tăng sau vụ Iran tấn công Israel; Mỹ kêu gọi tránh leo thang ở Trung Đông

Theo dữ liệu giao dịch, giá vàng đang tăng 1% sau cuộc tấn công của Iran vào Israel, đạt mức 2.400 USD/ounce.
Chiến sự Nga-Ukraine ngày 15/4/2024: Ông Zelensky thừa nhận tình hình khó khăn; NATO hé lộ điều kiện kết nạp Ukraine

Chiến sự Nga-Ukraine ngày 15/4/2024: Ông Zelensky thừa nhận tình hình khó khăn; NATO hé lộ điều kiện kết nạp Ukraine

Thông tin chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 15/4/2024: Tổng thống Zelensky thừa nhận tình hình khó khăn; NATO hé lộ điều kiện kết nạp Ukraine.
Sức mạnh ngày càng tăng của đồng đôla Mỹ dấy lên cảnh báo toàn cầu

Sức mạnh ngày càng tăng của đồng đôla Mỹ dấy lên cảnh báo toàn cầu

Các quốc gia trên toàn cầu đang ngày càng cảnh giác trước sức mạnh ngày càng tăng của đồng đôla Mỹ. Indonesia đã bắt đầu hành động để bảo vệ đồng tiền của mình.
Israel sẽ không tấn công trả đũa Iran; Tehran cảnh báo “chiến tranh thương mại”

Israel sẽ không tấn công trả đũa Iran; Tehran cảnh báo “chiến tranh thương mại”

Israel sẽ không tấn công trả đũa Iran; Tehran cảnh báo “chiến tranh thương mại” để thay thế cho đòn đáp trả quân sự từ phía Israel trong thời gian tới.
Cục Điều tra Liên bang Mỹ cảnh báo không sử dụng trạm sạc điện thoại công cộng

Cục Điều tra Liên bang Mỹ cảnh báo không sử dụng trạm sạc điện thoại công cộng

Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) cảnh báo người dùng không sử dụng các trạm sạc điện thoại công cộng để tránh tiếp xúc với phần mềm độc hại, lấy cắp thông tin.
Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 14/4/2024: Ukraine mất kiểm soát Berdychi; AFU đã tới điểm kiệt quệ?

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 14/4/2024: Ukraine mất kiểm soát Berdychi; AFU đã tới điểm kiệt quệ?

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 14/4/2024: Ukraine mất kiểm soát Berdychi; AFU đã tới điểm kiệt quệ? Nhiều cơ quan truyền thông dự đoán về sự sụp đổ.
Iran đã phóng hơn 300 tên lửa và máy bay không người lái vào lãnh thổ Israel

Iran đã phóng hơn 300 tên lửa và máy bay không người lái vào lãnh thổ Israel

Iran đã phóng hơn 300 tên lửa và máy bay không người lái vào lãnh thổ Israel để trả đũa hành động tấn công nhằm vào Đại sứ quán Iran tại Syria vừa qua.
Chiến sự Nga-Ukraine 14/4/2024: Nga kiểm soát thêm làng chiến lược; Ukraine thừa nhận diễn biến xấu ở miền Đông

Chiến sự Nga-Ukraine 14/4/2024: Nga kiểm soát thêm làng chiến lược; Ukraine thừa nhận diễn biến xấu ở miền Đông

Thông tin chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 14/4/2024: Nga kiểm soát thêm làng chiến lược; Ukraine thừa nhận tình hình ở miền Đông diễn biến xấu.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động