Quốc tế

Có gì đặc biệt trong vũ khí lần đầu được Nga trưng bày ở nước ngoài?

Tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024, Nga đã lần đầu giới thiệu xe bọc thép chống mìn Typhoon-K MRAP tích hợp hệ thống tên lửa chống tăng Kornet-EM.
Toàn cảnh chiến sự ngày 10/10: Nga ‘hạ’ xe tăng Kiev, đẩy lùi phản công; Ukraine phá hủy kho vũ khí Nga Chiến sự Nga-Ukraine sáng 15/12: Nga ước tính 40.000 lính Ukraine thiệt mạng ở Kursk; UAV Kiev tấn công vũ khí Nga

Theo ông Alexander Mikheev, Tổng Giám đốc Rosoboronexport ​(nhà xuất khẩu vũ khí thuộc Tập đoàn Rostec của Nga), hợp tác kỹ thuật quân sự giữa Việt Nam và Nga là một phần quan trọng trong quan hệ đối tác chiến lược toàn diện giữa hai nước.

Tổng Giám đốc Rosoboronexport cho biết, tại Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024 (Vietnam Defence Expo 2024), tập đoàn sẽ lần đầu tiên giới thiệu các mô hình dựa trên kích thước thực tế của xe bọc thép chống mìn Typhoon-K MRAP tích hợp hệ thống tên lửa chống tăng Kornet-EM, xe chiến đấu bộ binh BMP-3 với giáp tăng cường và hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển Rubezh-ME.

Quan chức của Rosoboronexport nhấn mạnh, hầu hết các sản phẩm quân sự của Nga được trưng bày tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 đều đã chứng minh năng lực trong các cuộc xung đột có cường độ cao.

Xe bọc thép chống mìn Tyohoon-K MRAP tích hợp tổ hợp tên lửa chống tăng Kornet-EM

Có gì đặc biệt trong vũ khí lần đầu được Nga trưng bày ở nước ngoài?
Có gì đặc biệt trong vũ khí lần đầu được Nga trưng bày ở nước ngoài?
Có gì đặc biệt trong vũ khí lần đầu được Nga trưng bày ở nước ngoài?
Tổ hợp tên lửa chống tăng Kornet-EM tích hợp trên xe bọc thép Typhoon-K. Ảnh: Thanh Tuấn

Giới chuyên gia nhận định, tên lửa Kornet là tên lửa chống tăng dẫn đường tốt nhất trong lực lượng vũ trang Nga.

Theo Rosoboronexport, tổ hợp Kornet được Phòng Thiết kế công cụ KBP của Nga thiết kế và phát triển trong những năm cuối thập niên 1990. Tổ hợp vũ khí chống tăng này được thiết kế dạng module có thể lắp trên phương tiện cơ giới hoặc kíp xạ thủ 2-3 người.

Với trọng lượng đạn tên lửa khoảng 8,2kg, tầm bắn của tổ hợp Kornet lên tới 5,5km. Tên lửa Kornet sử dụng hệ thống điều khiển laser bán tự động. Xạ thủ sẽ chiếu tia laser vào mục tiêu và tên lửa bám theo chùm laser để tấn công với độ chính xác cao. Sức mạnh tấn công của tên lửa Kornet chính là đầu đạn bố trí kiểu nối tiếp để tấn công các dòng xe tăng hiện đại được trang bị lớp giáp phản ứng nổ.

Rosoboronexport cho hay, phiên bản Kornet-EM trưng bày tại Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024 có nhiều cải tiến so với phiên bản tiêu chuẩn. Theo đó, tổ hợp Kornet-EM có tầm bắn tăng lên tới 10km nhờ hệ thống dẫn đường cải tiến. Hệ thống dẫn đường có thể tự động bám bắt và khóa mục tiêu.

Trong các bài thử nghiệm, tên lửa Kornet có thể xuyên phá qua các lớp giáp dày lên tới 1-1,2m giáp thép đồng nhất đặt sau giáp phản ứng nổ ERA. Hiện tại, tổ hợp Kornet và các biến thế được coi là một trong những dòng vũ khí chống tăng mạnh mẽ nhất thế giới.

Điểm đặc biệt khác của Kornet-EM là toàn bộ cơ cấu bệ phóng và 16 đạn tên lửa được đặt trên khung gầm xe bọc thép chống mìn Typhoon-K có khả năng cơ động cao trên mọi địa hình. Typhoon-K có kết cấu khung thân dạng chữ V giúp tăng khả năng sống sót khi trúng mìn. Xe có dự trữ hành trình tới 800km trên đường bằng và khoảng hơn 500km trong điều kiện dã chiến. Phương tiện được bọc giáp cơ bản có thể chống lại hỏa lực súng bộ binh hạng nhẹ.

Xe chiến đấu bộ binh BMP-3 với giáp tăng cường

Có gì đặc biệt trong vũ khí lần đầu được Nga trưng bày ở nước ngoài?
Có gì đặc biệt trong vũ khí lần đầu được Nga trưng bày ở nước ngoài?
Lớp bảo vệ bổ sung bao gồm các tấm giáp gia cường và lồng thép che kín xung quanh thân xe. Chúng bảo vệ phương tiện chiến đấu khỏi đạn xuyên giáp, đạn chống tăng, lựu đạn. Ảnh: Thanh Tuấn

Theo Rosoboronexport, BMP-3 có khả năng nhắm bắn mục tiêu và tạo ra mật độ hỏa lực đáng kể nhờ một loạt vũ khí được trang bị, bao gồm pháo nòng xoắn 2A70 cỡ 100mm, pháo bắn nhanh tự động 2A72 cỡ 30mm, súng máy đồng trục PKT cỡ 7,62mm cùng tên lửa chống tăng 9M111 Fagot hoặc 9M113 Konkurs.

Hệ thống động lực của BMP-3 dựa trên động cơ diesel UTD-29M công suất 500 mã lực, tốc độ tối đa 72km/giờ, tốc độ lội nước 10km/giờ, tầm hoạt động trên đường cao tốc tối đa 600km. Xe có trọng lượng 18,7 tấn, thân xe được làm từ hợp kim nhôm bọc thép chịu được đạn xuyên giáp 30mm.

Ngoài ra, tính năng quan trọng của BMP-3 so với các xe chiến đấu bộ binh khác là góc nâng lớn của bệ pháo khi lên tới 60 độ, trong khi pháo của xe tăng chỉ có góc nâng tối đa là 13 độ, qua đó giúp xe có lợi thế lớn trong tác chiến đô thị.

BMP-3 được cài số lùi, cho phép xe nhanh chóng rời khỏi khu vực nguy hiểm, đồng thời, trang bị hộp số thủy lực và không có bàn đạp ly hợp giúp việc điều khiển đơn giản hơn rất nhiều.

Gần đây, với kinh nghiệm đúc kết trên chiến trường, nhà sản xuất đã cải tiến và tích hợp thêm một số trang thiết bị khác cho yêu cầu nhiệm vụ tác chiến, bao gồm lớp bảo vệ bổ sung, mái che tháp pháo, bộ cứu kéo, hệ thống giám sát hình ảnh và bộ hỗ trợ vận hành xe.

Theo đó, lớp bảo vệ bổ sung bao gồm các tấm giáp gia cường và lồng thép che kín xung quanh thân xe. Chúng bảo vệ phương tiện chiến đấu khỏi đạn xuyên giáp, đạn chống tăng, lựu đạn. Với bộ dụng cụ bổ sung này, khả năng sống sót của xe tăng lên đáng kể. Trong khi đó, việc tích hợp lớp bảo vệ không làm ảnh hưởng đến bất kỳ tính năng kỹ chiến thuật vốn có nào của phương tiện.

Hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển Rubezh-ME

Có gì đặc biệt trong vũ khí lần đầu được Nga trưng bày ở nước ngoài?
Có gì đặc biệt trong vũ khí lần đầu được Nga trưng bày ở nước ngoài?
Có gì đặc biệt trong vũ khí lần đầu được Nga trưng bày ở nước ngoài?
Có gì đặc biệt trong vũ khí lần đầu được Nga trưng bày ở nước ngoài?
Có gì đặc biệt trong vũ khí lần đầu được Nga trưng bày ở nước ngoài?
Có gì đặc biệt trong vũ khí lần đầu được Nga trưng bày ở nước ngoài?
Tên lửa Kh-35UE, vũ khí chính của Rubezh-ME, mang động cơ phản lực cỡ nhỏ, đạt tốc độ khoảng 1.225km/giờ và tầm bay 260km đối với phiên bản xuất khẩu và lên tới 450-500km đối với phiên bản nội địa. Ảnh: Thanh Tuấn

Đây là lần đầu tiên, Nga giới thiệu đầy đủ hệ thống tên lửa đối hạm thế hệ mới Rubezh-ME đến một triển lãm quốc phòng ở nước ngoài. Hệ thống này sử dụng tên lửa Kh-35UE, được tích hợp 4 ống phóng, radar và các thiết bị điều khiển hỏa lực, đáp ứng mô hình “chiến hạm trên cạn” - tức là các thành phần của hệ thống đều được lắp đặt trên một nền tảng duy nhất.

Theo nhà sản xuất, hệ thống Rubezh-ME có thể sử dụng các loại tên lửa hành trình chống hạm hiện đại, đem lại sức mạnh hỏa lực đáng kể. Được vận hành bởi 2 người, hệ thống này nổi bật với thiết kế gọn, tính cơ động cao cùng với khả năng “né” bị phát hiện và chống các biện pháp đối phó mạnh từ phía đối phương.

Tổ hợp tên lửa bờ này được ví như “tàu tên lửa trên hệ thống bánh xe” khi các thành phần của tổ hợp như hệ thống chỉ thị mục tiêu và chiến đấu đều được lắp đặt trên một nền tảng duy nhất. Theo đó, toàn bộ trung tâm điều khiển, radar, hệ thống liên lạc và bệ phóng tên lửa được tích hợp trên khung gầm xe tải KamAZ. Điều này cho phép Rubezh-ME có thể hoạt động như một đơn vị chiến đấu độc lập hoặc kết hợp với nhau thành khẩu đội với tối đa 8 xe.

Một khẩu đội Rubezh-ME có thể phóng tới 32 tên lửa hành trình chống hạm, đủ để phá vỡ hoạt động của một nhóm tác chiến lớn của đối phương. Sau khi phóng, hệ thống sẽ cần khoảng 30-40 phút để tái nạp đạn cho các xe phóng.

Được biết, hệ thống mới này, với bệ phóng cho 4 tên lửa, có thể phát hiện và tấn công nhiều mục tiêu trên mặt nước bằng tên lửa chống hạm Kh-35U Uran vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày, trong mọi điều kiện thời tiết và thậm chí trong điều kiện đối phương tiến hành hoạt động tác chiến điện tử và phòng không. Tên lửa Kh-35UE, vũ khí chính của Rubezh-ME, mang động cơ phản lực cỡ nhỏ, đạt tốc độ khoảng 1.225km/giờ và tầm bay 260km đối với phiên bản xuất khẩu và lên tới 450-500km đối với phiên bản nội địa.

Tên lửa có chiều dài khoảng 4,4m, đường kính 42cm, sải cánh 1,33m. Được thiết kế để tiêu diệt các mục tiêu trên mặt nước như tàu chiến có trọng tải lên đến 5.000 tấn, tên lửa chống hạm này bay ở độ cao khoảng 10m so với đỉnh sóng trong giai đoạn bay hành trình và khoảng 3-4m trong giai đoạn bay cuối, kết hợp với tiết diện radar nhỏ, khiến khó bị phát hiện và đánh chặn.

Có gì đặc biệt trong vũ khí lần đầu được Nga trưng bày ở nước ngoài?
Đại tướng Nguyễn Tân Cương - Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng - tham quan gian hàng của Nga. Ảnh: Thanh Tuấn
Có gì đặc biệt trong vũ khí lần đầu được Nga trưng bày ở nước ngoài?
Có gì đặc biệt trong vũ khí lần đầu được Nga trưng bày ở nước ngoài?
Có gì đặc biệt trong vũ khí lần đầu được Nga trưng bày ở nước ngoài?
Toàn cảnh khu giới thiệu vũ khí của nhà xuất khẩu vũ khí Rosoboronexport. Ảnh: Thanh Tuấn

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 được tổ chức tại sân bay Gia Lâm (Hà Nội). Sau 2 ngày với các hoạt động dành riêng cho khách chuyên ngành, hôm nay (21/12), triển lãm mở cửa tự do cho người dân, du khách vào tham quan.

Triển lãm mở cửa miễn phí cho nhân dân từ 9-17h ngày 21/12 và từ 9-15h ngày 22/12. Khu vực triển lãm có tổng diện tích hơn 100.000m2 với diện tích trưng bày trong nhà 15.000m2 (tăng gấp đôi so với triển lãm năm 2022) và ngoài trời hơn 20.000m2. Tại triển lãm, người dân sẽ được chứng kiến và trải nghiệm nhiều loại trang bị, vũ khí, khí tài do các công ty công nghiệp quốc phòng Việt Nam chế tạo và sản xuất; các khí tài tối tân từ các tập đoàn vũ khí lớn trên thế giới.

Triển lãm có sự tham gia của 66 đoàn đại biểu quốc tế và hơn 240 doanh nghiệp công nghiệp quốc phòng đến từ 38 quốc gia. Các doanh nghiệp tham gia trưng bày, giới thiệu các phương tiện chiến đấu, giải pháp công nghệ, vũ khí, trang bị sử dụng cho lực lượng hải quân, lục quân, không quân, tác chiến không gian mạng và các trang thiết bị hậu cần, kỹ thuật.

Thanh Bình
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Bộ Quốc phòng

Có thể bạn quan tâm

Mobile VerionPhiên bản di động