Thứ tư 18/12/2024 16:57

Mỹ đạt thỏa thuận thương mại về cà chua với Mexico sau xung đột thuế quan

Ngày 21/8, Bộ Thương mại Mỹ đã ký một thỏa thuận với các nhà sản xuất cà chua Mexico để cho phép tiếp tục các giao dịch thương mại mà không bị áp thuế, nhưng với điều kiện dự kiến ​​sẽ bảo vệ các nhà sản xuất Mỹ khỏi cà chua nhập khẩu giá thấp.

Nội dung mới của thỏa thuận đã đặt ra một số giá tham chiếu để giải quyết các khiếu nại của nhà sản xuất Mỹ rằng các nhà xuất khẩu Mexico đã bỏ qua các điều khoản trước đây được xây dựng nhằm ngăn chặn việc bán sản phẩm vào Mỹ với mức giá thấp hơn giá thị trường.

Theo đó, trong tuyên bố đưa ra, Bộ trưởng Thương mại Mỹ Wilbur Ross cho biết, trong nhiều năm qua, đã có những tranh chấp về cà chua trị giá khoảng 2 tỷ đôla được nhập khẩu từ Mexico. Những tranh chấp này đã khiến Bộ Thương mại Mỹ chấm dứt thỏa thuận tạm thời trước đó và tiếp tục một cuộc điều tra có thể dẫn đến mức thuế 25% đối với hầu hết các nhà sản xuất cà chua Mexico. Thỏa thuận mới này đáp ứng nhu cầu của cả hai bên và tránh sự cần thiết của thuế chống bán phá giá.

Thỏa thuận mới sẽ có hiệu lực vào ngày 19/9, thể hiện sự thỏa hiệp trong việc kiểm tra cà chua Mexico. Các nhà đàm phán hàng đầu và các quan chức của Mexico đã phàn nàn về một đề xuất trước đây của Mỹ liên quan đến kiểm tra tại biên giới. Ngoài vấn đề giao thông tại các trạm kiểm soát biên giới, đề xuất của Mỹ sẽ dẫn đến việc tiến hành các cuộc kiểm tra trả đũa đối với hàng hóa của Mỹ vào Mexico. Thỏa thuận mới mang tính thỏa hiệp cao hơn, bao gồm một cơ chế kiểm tra hoàn toàn mới để ngăn chặn việc nhập khẩu cà chua chất lượng thấp, chất lượng kém từ Mexico. Cả hai bên đánh giá đây là thành công trong việc đạt được một thỏa thuận trong lĩnh vực quan trọng của thương mại Mỹ - Mexico.

Thỏa thuận giúp ngăn chặn thuế quan mới là một chiến thắng lớn cho Mexico. Khoảng 95% cà chua xuất khẩu của Mexico được bán cho người tiêu dùng Mỹ. Nhưng đây cũng là một chiến thắng cho các nhà sản xuất Mỹ. Sàn giao dịch cà chua Florida đã khởi kiện tới Bộ Thương mại Mỹ vào tháng 11 năm ngoái để hủy bỏ thỏa thuận tạm thời năm 2013, cho biết các nhà sản xuất Mỹ đã bị mất thị phần trong nhiều nước do sự hiện diện của cà chua Mexico tại thị trường Mỹ, tăng từ 20% năm 1994 lên khoảng 60% hiện nay.

Minh Việt

Tin cùng chuyên mục

Bức tranh sáng cho hoạt động xuất nhập khẩu năm 2025

Mekong Connect 2024: Hướng đến phát triển bền vững trong bối cảnh cạnh tranh mới

Đà Nẵng: Hỗ trợ doanh nghiệp kỹ năng xúc tiến thương mại sang thị trường RCEP

2024: Năm thành công rực rỡ của hợp tác kinh tế Việt Nam - Trung Quốc

Tổng cục Hải quan tổng kết năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025

Xuất khẩu cà phê chế biến sâu: ‘Chìa khoá’ xây dựng bền vững thương hiệu

Năm 2024, xuất khẩu nông - lâm - thủy sản bứt phá ngoạn mục

Việt Nam nhập khẩu gần 1,98 triệu tấn đậu tương trong 11 tháng năm 2024

Gia Lai: Tăng cơ hội tiếp cận thương mại điện tử cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Ninh Thuận: Đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư vào các ngành kinh tế trọng điểm

‘Kéo’ nhà mua hàng quốc tế đến Việt Nam để quảng bá rau, quả

Thương mại điện tử: 'Cuộc đua' tiếp tục sôi động

Dự báo nào cho xuất khẩu rau, quả năm 2025?

Khai mạc Tuần hàng nông sản, đầu tư kết nối tiêu thụ sản phẩm của tỉnh Tuyên Quang tại Hải Phòng

Xuất khẩu bền vững sang EU: Nâng cao giá trị sản phẩm để 'thoát kiếp' gia công

Rau quả tươi Việt Nam: Nhiều cơ hội xuất khẩu vào thị trường Thụy Điển

Việt Nam xuất khẩu hơn 1,57 triệu tấn phân bón các loại trong 11 tháng năm 2024

Hàng nghìn người 'săn' hàng hiệu giá rẻ ở thành phố Vũng Tàu

Xuất khẩu dừa kỳ vọng vượt mốc 1 tỷ USD trong năm 2024

Xuất khẩu hàng hóa: Cần nâng cao sức mạnh nội lực