Mường Thanh hôm nay

65 năm trôi qua, thung lũng Mường Thanh - “chảo lửa” của chiến dịch Điện Biên Phủ hôm nào - nay đã là những cánh đồng xanh tươi. Xa rồi những vết thương chiến tranh, Mường Thanh đang khoác lên mình tấm áo của ấm no, trù phú.

Những cái tên đi vào lịch sử

Hơn 60 năm trước, Pháp đổ quân cùng một lượng vũ khí lớn lập thành Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ án ngữ miền Tây Bắc và kiểm soát liên thông với Thượng Lào. Lòng chảo Mường Thanh bằng phẳng phì nhiêu khi đó trở thành cứ điểm quân sự với vô vàn vũ khí.

Với tinh thần quyết chiến quyết thắng, trong vòng 56 ngày đêm kiên cường, anh dũng, quân và dân Việt Nam đã làm nên chiến dịch Điện Biên Phủ “lừng lẫy 5 châu, chấn động địa cầu”. Thung lũng Mường Thanh theo đó, cũng trở thành cái tên đi vào lịch sử…

Sau 65 năm, kể từ ngày lá cờ chiến thắng được cắm trên nóc hầm Đờ Cát, thung lũng Mường Thanh – cánh đồng lớn nhất vùng Tây Bắc - đã thực sự hồi sinh, trở thành vùng đất trù phú, nơi có nhiều dân tộc cùng sinh sống. Với những con đường rộng mở, cùng đường bay thẳng từ Hà Nội đến sân bay Điện Biên Phủ… lên đến thành phố Điện Biên Phủ giờ đây không còn “núi ngút ngàn trùng xa” như lời bài hát hôm nào mà đã thuận lợi hơn rất nhiều.

Qua phường Him Lam, cửa ngõ của thành phố Điện Biên Phủ - là những dãy phố chạy dài với các công trình điện, đường, trường trạm khang trang. Chạy dọc thung lũng Mường Thanh - nơi diễn ra cuộc đọ sức lịch sử năm xưa là đại lộ 279 - con phố chính và lớn nhất thành phố Điện Biên Phủ. Cách đó không xa, xuyên suốt chiều dài thành phố là con đường mang tên Đại tướng Võ Nguyên Giáp với nhịp sống khá sôi nổi, náo nhiệt.

muong thanh hom nay
Cầu Mường Thanh - cây "cầu tiến quân lịch sử" bắc qua sông Nậm Rốm - hiện vẫn được tôn tạo, giữ nguyên gốc như khi mới khởi dựng

Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử diễn ra chủ yếu ở thung lũng Mường Thanh nên ngay trong lòng thành phố Điện Biên Phủ, không khó để bắt gặp những di tích lịch sử sừng sững của chiến trường năm xưa. Nếu như tượng đài Chiến thắng Điện Biên Phủ là nơi bất kỳ du khách nào cũng mong muốn được dừng chân, chụp ảnh lưu niệm, chiêm ngưỡng thành phố Điện Biên Phủ, thì bảo tàng Chiến thắng Điện Biên Phủ lại là nơi lưu lại những dấu ấn, ký ức không thể quên về Chiến thắng Điện Biên Phủ hôm nào. Đặc biệt, vào những ngày tháng 5 lịch sử, nơi đây trở thành địa điểm gặp gỡ, giao lưu của các chiến sĩ Điện Biên, đồng thời là nơi giáo dục thế hệ trẻ không quên xương máu cha anh đã đổ để mang lại hòa bình, tự do cho đất nước, cho dân tộc.

Bước vươn mình mạnh mẽ

Ngày nay, nhắc tới Điện Biên, không chỉ là nhắc tới một địa danh lịch sử nổi tiếng, mà với nhiều người, Điện Biên hôm nay còn được biết đến bởi cánh đồng Mường Thanh - nơi được ví như một “cái kho” khổng lồ chứa đầy ngô lúa. Từ cánh đồng này, giống gạo Điện Biên nổi tiếng đã được cả nước biết đến với hạt gạo nhỏ, hương thơm tự nhiên, khi nấu cơm trắng, dẻo ngọt, vị đậm đà. Với năng suất trung bình 6 tấn/héc-ta/vụ, nhiều gia đình thu nhập lên đến 50 triệu đồng/héc-ta. Hiện gạo Điện Biên được cung cấp đi các tỉnh Sơn La, Lào Cai, Yên Bái, Hải Phòng… Tại thị trường Hà Nội, sản phẩm gạo Bắc thơm số 7, gạo Tám thơm Điện Biên đã có mặt ở hầu hết các siêu thị, cửa hàng gạo lớn. Những năm gần đây, ngành nông nghiệp tỉnh Điện Biên luôn xác định nhiệm vụ trọng tâm là xây dựng thương hiệu gạo Điện Biên thành một thương hiệu thực sự bền vững.

Không chỉ nổi tiếng về sản phẩm gạo, thung lũng Mường Thanh hôm nay còn được biết đến với những điều kiện thuận lợi để phát triển các giống hoa lay ơn, cúc hồng, ly ly, cây ăn quả… Nhờ trồng hoa, quả nhiều hộ gia đình người Thái, Mông đã vươn lên thoát nghèo, từng bước làm giàu.

Đặc biệt hơn, với những chiến tích lịch sử nổi tiếng, cùng cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, các nét văn hóa dân tộc đặc sắc độc đáo… Thung lũng Mường Thanh hiện còn nhiều tiềm năng để khai thác, phát triển du lịch. Hàng năm, Lễ hội hoa ban độc đáo vào tháng 3, cánh đồng Mường Thanh mùa lúa chín… đã và đang là sự kiện thu hút nhiều du khách đến với vùng đất này để khám phá.

Lùi dần quá khứ đau thương, hào hùng, Thung lũng Mường Thanh hôm nào nay đang vươn mình để phát triển kinh tế, ổn định đời sống, giữ gìn bản sắc cho đồng bào DTTS… Cái tên Mường Thanh sẽ không chỉ là một di tích lịch sử đáng tự hào, mà hơn thế, Mường Thanh sẽ tiếp tục là mảnh đất ghi dấu sự phấn đấu đi lên không ngừng của đồng bào Kinh, Thái, Mông… trong hành trình xây dựng đời sống mới ấm no.

Phương Tú
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin cùng chuyên mục

Sắp diễn ra “Tuần lễ trang phục truyền thống các dân tộc” tỉnh Lào Cai

Sắp diễn ra “Tuần lễ trang phục truyền thống các dân tộc” tỉnh Lào Cai

Sức mạnh đại đoàn kết trong xây dựng nông thôn mới ở xã biên giới xứ Thanh

Sức mạnh đại đoàn kết trong xây dựng nông thôn mới ở xã biên giới xứ Thanh

Du khách sẽ được tham dự Tết Chôl Chnăm Thmây tại Làng Văn hoá các dân tộc

Du khách sẽ được tham dự Tết Chôl Chnăm Thmây tại Làng Văn hoá các dân tộc

Giá trị thẩm mỹ trong trang phục truyền thống phụ nữ Xá Phó

Giá trị thẩm mỹ trong trang phục truyền thống phụ nữ Xá Phó

Lễ hội Hết Chá răn dạy con người biết sống có tình, có nghĩa

Lễ hội Hết Chá răn dạy con người biết sống có tình, có nghĩa

Lào Cai đặt mục tiêu mỗi xã đạt tối thiểu 1 tiêu chí xây dựng nông thôn mới năm 2024

Lào Cai đặt mục tiêu mỗi xã đạt tối thiểu 1 tiêu chí xây dựng nông thôn mới năm 2024

Trang phục truyền thống của phụ nữ dân tộc Cor gần gũi với thiên nhiên

Trang phục truyền thống của phụ nữ dân tộc Cor gần gũi với thiên nhiên

Nét duyên trong trang phục phụ nữ dân tộc Lào vùng Tây Bắc

Nét duyên trong trang phục phụ nữ dân tộc Lào vùng Tây Bắc

Lào Cai: Bố trí hơn 103 tỷ đồng sắp xếp, ổn định dân cư trong năm 2024

Lào Cai: Bố trí hơn 103 tỷ đồng sắp xếp, ổn định dân cư trong năm 2024

Kế hoạch tổ chức Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam 19/4

Kế hoạch tổ chức Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam 19/4

Lễ hội Rija Nagar - Lan tỏa các giá trị văn hóa Chăm

Lễ hội Rija Nagar - Lan tỏa các giá trị văn hóa Chăm

Thổ cẩm, nét văn hóa đặc trưng của đồng bào S’tiêng

Thổ cẩm, nét văn hóa đặc trưng của đồng bào S’tiêng

Đặc sắc lễ mừng cơm mới của dân tộc S’tiêng

Đặc sắc lễ mừng cơm mới của dân tộc S’tiêng

Thanh Hóa: Diện mạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số có nhiều khởi sắc

Thanh Hóa: Diện mạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số có nhiều khởi sắc

Nét đặc sắc trong trang phục truyền thống của người Bru - Vân Kiều

Nét đặc sắc trong trang phục truyền thống của người Bru - Vân Kiều

Cộng đồng Hồi giáo có nhiều đóng góp vào sự phát triển của TP. Hồ Chí Minh

Cộng đồng Hồi giáo có nhiều đóng góp vào sự phát triển của TP. Hồ Chí Minh

Lào Cai: Quan tâm hỗ trợ phát triển nhân lực người dân tộc thiểu số

Lào Cai: Quan tâm hỗ trợ phát triển nhân lực người dân tộc thiểu số

Đồng Nai: 571 tỷ đồng hỗ trợ phát triển vùng dân tộc thiểu số

Đồng Nai: 571 tỷ đồng hỗ trợ phát triển vùng dân tộc thiểu số

Thừa Thiên Huế: Xoá nhà tạm, hỗ trợ sinh kế cho người dân là mục tiêu quan trọng

Thừa Thiên Huế: Xoá nhà tạm, hỗ trợ sinh kế cho người dân là mục tiêu quan trọng

Lễ hội Nàng Hai: Nét ứng xử văn hoá của dân tộc Tày

Lễ hội Nàng Hai: Nét ứng xử văn hoá của dân tộc Tày

Xem thêm