Thứ hai 18/11/2024 19:20

Một thoáng Hồ Thầu

Xã Hồ Thầu cách trung tâm huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang không xa, nhưng vào được đến Hồ Thầu vẫn phải đi qua khá nhiều cung đường đèo dốc quanh co. Bù lại, địa phương nơi đầu nguồn sông Chảy lại mang đến cho tôi những trải nghiệm thú vị không dễ có…

Chạm đất Hồ Thầu, ông Phượng Quang Lớ - Chủ tịch Hội đồng Nhân dân huyện Hoàng Su Phì hào hứng kể, Hồ Thầu là nơi ông sinh ra, lớn lên. Từ UBND xã Hồ Thầu, đi khoảng hơn chục km nữa là đến đỉnh núi Chiêu Lầu Thi cao 2.402 mét. Mấy năm gần đây, du khách tìm đến Chiêu Lầu Thi ngày càng nhiều nên đường lên Chiêu Lầu Thi hiện đang được tu bổ để phục vụ du lịch. Lớn lên từ cánh rừng, con suối, những thửa ruộng bậc thang điệp trùng… nhiều công dân của Hồ Thầu đã trưởng thành và giữ các chức vụ quan trọng trong huyện Hoàng Su Phì và tỉnh Hà Giang. Ông Phượng Quang Lớ là một trong số đó.

Đồng bào Dao ở Hồ Thầu vẫn giữ được nhiều nét văn hóa truyền thống

Theo ông Lớ vào Hồ Thầu đúng mùa lúa chín, chúng tôi bất ngờ được tham gia không gian văn hóa ẩm thực thú vị của đồng bào dân tộc. Ấn tượng nhất là phần dự thi chuẩn bị mâm cơm tiếp khách của 8 thôn trong xã. Với tiêu chí bảo vệ môi trường, hướng tới sinh hoạt gần gũi với thiên nhiên… mâm cơm của cả 8 đội tham gia đều sử dụng nguyên liệu là các sản phẩm do bà con tự nuôi trồng hoặc khai thác từ sông, suối, như: Cá suối, ếch núi, ốc suối, dê, gà thả rông… Đặc biệt hơn, tất cả các dụng cụ để đựng thức ăn đều được bà con làm từ cây tre, vầu, trúc, lá chuối - tuyệt nhiên không có bóng dáng của đồ nhựa, sắt hay sành sứ. Trước sự ngạc nhiên của khách thăm quan, ông Trương Công Định – Chủ tịch xã Hồ Thầu - chia sẻ: “Vấn đề rác thải nhựa đã lan đến cả nhiều vùng quê nghèo, xa xôi. Tổ chức cuộc thi lần này, Hồ Thầu muốn giúp đồng bào trong xã nâng cao ý thức bảo vệ môi trường. Những gì có thể khai thác từ thiên nhiên mà tốt cho môi trường thì bà con nên duy trì”.

Người dân Hồ Thầu tích cực hưởng ứng các hoạt động gắn với sản xuất hàng hóa

Chứng kiến mâm cỗ được bày biện khéo léo với đủ các món ăn hấp dẫn, ngay cả các bạn trẻ ở Hồ Thầu cũng ngạc nhiên vì lần đầu tiên nhìn thấy những chiếc chén, bát, bình đựng nước bằng tre, nứa. Riêng với nhiều người già ở Hồ Thầu, những dụng cụ này không quá xa lạ, bởi nó đã từng gắn bó với tuổi thơ của nhiều người.

Mâm cỗ sử dụng thực phẩm, chén bát hoàn toàn từ thiên nhiên

Trò chuyện với Chủ tịch Trương Công Định, ông cho hay, Hồ Thầu hiện có 439 hộ, nhưng có tới 224 hộ nghèo và cận nghèo nên đời sống người dân còn khá khó khăn. Để dần thoát khỏi tình trạng này, mấy năm gần đây, Hồ Thầu đã chú trọng đến phát triển sản xuất hàng hóa, dựa trên những điều kiện tự nhiên của địa phương. Đáng mừng là đồng bào Dao, Mông, Nùng ở Hồ Thầu rất chịu khó lao động sản xuất, có chương trình gì xã phổ biến, bà con đều tích cực thực hiện. Đến nay, Hồ Thầu đã hình thành nhiều chuỗi sản xuất, với các sản phẩm như: Thảo quả, chè, dê, mật ong, lúa, ngô… Tuy quy mô còn nhỏ, nhưng bước đầu đã góp phần nâng cao giá trị các sản phẩm sản xuất tại địa phương.

Đêm ở Hồ Thầu, cái lạnh đến sớm và bao trùm rất nhanh. Ngồi ngoài sân UBND xã, ngắm các cô gái Dao, Nùng điệu đà trong màn trình diễn trang phục truyền thống, tự tin trả lời câu hỏi tại Hội thi thiếu nữ duyên dáng… thấy vui với một Hồ Thầu đang đổi mới từng ngày. Dẫu còn nhiều khó khăn, khắc nghiệt… nhưng tình người và tinh thần vươn lên của đồng bào các dân tộc ở Hồ Thầu chính là cơ sở để tin rằng, Hồ Thầu sẽ có những bước tiến tích cực trong nay, mai.

Hoàng Mai

Tin cùng chuyên mục

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình: Chú trọng công tác kiện toàn nhân sự Chương trình 1719

Sơn La bảo tồn và phát triển các bản du lịch gắn với giá trị văn hóa truyền thống

Huyện Bắc Yên - Sơn La dành nguồn vốn lớn đầu tư hạ tầng thiết yếu cho bà con dân tộc

Sơn La xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ măng cho đồng bào dân tộc thiểu số

Tuyên Quang: Tập trung xây dựng hạ tầng cơ sở thiết yếu vùng dân tộc thiểu số

Lạng Sơn: Đưa di tích lịch sử, văn hóa thành sản phẩm du lịch bền vững

Huyện Mộc Châu bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội Púng Hiéng của người Dao Tiền

Huyện Mường La - Sơn La đưa điện lưới quốc gia đến với bà con thôn bản

Huyện Mộc Châu - Sơn La đổi thay từ nguồn vốn dành cho đồng bào dân tộc thiểu số

Người Hà Lăng ở Kon Tum bảo tồn nét văn hoá truyền thống của 'nghề sinh ra từ làng'

Lạng Sơn: Từng bước nâng cao thể trạng, cải thiện tầm vóc trẻ em vùng cao

Về Gia Lai xem đồng bào Bahnar thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống

Bắc Kạn: Tổ chức thành công Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số lần thứ IV - năm 2024

Huyện Quỳnh Nhai – Sơn La nỗ lực xây dựng hệ thống chợ để cải thiện đời sống người dân

Câu chuyện về nghệ nhân A Sứp - người nặng lòng với văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên

Lai Châu: Tháo gỡ khó khăn trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia

Huyện Mai Sơn - Xây dựng chuỗi sản xuất, tiêu thụ cà phê bền vững

Huyện Phù Yên - Sơn La: Hiệu quả cao từ nguồn vốn giảm nghèo cho bà con vùng đồng bào dân tộc

Sơn La nâng cao đời sống của người dân nhờ nguồn vốn Chương trình 1719

Sơn La phát triển mạnh du lịch, cải thiện đời sống bà con vùng dân tộc thiểu số