Một số thông tin nổi bật trong chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ 6 tháng đầu năm 2022

PV

PV

6 tháng đầu năm Thủ tướng, các Phó Thủ tướng đã chủ trì hơn 806 hội nghị, cuộc họp với các bộ, ngành, địa phương.
Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 5: Điểm sáng xuất nhập khẩu

Trong 6 tháng đầu năm 2022, lãnh đạo Chính phủ đã có hơn 30 chuyến công tác hoặc làm việc với các địa phương; đã xử lý hơn 230 kiến nghị của các địa phương, cơ quan, đơn vị. Thủ tướng, các Phó Thủ tướng đã chủ trì hơn 806 hội nghị, cuộc họp với các bộ, ngành, địa phương và tiếp khách để xử lý các công việc theo thẩm quyền.

Một số thông tin nổi bật trong chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ 6 tháng đầu năm 2022
Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên tháp tùng Thủ tường Phạm Minh Chính và Phó Thủ tướng Lê Văn Thành thăm và làm việc tại Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2

Chính phủ đã ban hành tổng số 14 văn bản quy định chi tiết thi hành Luật, Pháp lệnh, Nghị quyết của Quốc hội. Chính phủ, Thủ tướng, các Phó Thủ tướng đã xem xét xử lý hơn 4.960 phiếu trình giải quyết công việc; ban hành 91 Nghị quyết của Chính phủ, 42 Nghị định, 15 Quyết định quy phạm pháp luật của Thủ tướng, 252 văn bản của Chính phủ, 810 Quyết định cá biệt của Thủ tướng, 10 Chỉ thị, 580 văn bản của Thủ tướng, 250 Thông báo kết luận làm việc của lãnh đạo Chính phủ.

1. Triển khai thực hiện Nghị quyết của Đảng, Quốc hội và các nghị quyết, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

- Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 01/NQ-CP, Nghị quyết số 02/NQ-CP đề ra các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch năm 2022, cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia với 6 quan điểm, trọng tâm chỉ đạo điều hành trong năm 2022.

- Chính phủ đã khẩn trương ban hành Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 30/01/2022 về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội để triển khai thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.

-Triển khai thực hiện Nghị quyết số 31/2021/QH15 ngày 12/11/2021 về Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021-2025, Chính phủ đã có Nghị quyết số 54/NQ-CP ngày 12/4/2022 ban hành Chương trình hành động thực hiện Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế; trong đó xác định rõ mục tiêu, chỉ tiêu, các nhiệm vụ, giải pháp phân công cho từng Bộ, cơ quan gắn với thời gian hoàn thành cụ thể nhằm triển khai 05 nhóm giải pháp cụ thể.

- Đẩy mạnh giao kế hoạch vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách trung ương giai đoạn 2021-2025 cho các địa phương thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia;…

2. Chủ động, thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19; triển khai Chương trình phòng, chống dịch COVID-19 và bảo đảm chăm sóc y tế, bảo vệ sức khỏe nhân dân

- Chính phủ ban hành Nghị quyết số 38/NQ-CP ngày 17/3/2022 về Chương trình phòng, chống dịch COVID-19

- Chính phủ đã kịp thời quy định chi tiết cơ chế, chính sách trong lĩnh vực y tế phục vụ phòng, chống dịch COVID-19 để thi hành Nghị quyết số 12/2021/UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

3. Thúc đẩy phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội

3.1. Kiên định mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế; triển khai nhanh, hiệu quả Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội

3.2. Đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, gắn với việc đẩy nhanh tiến độ các dự án, công trình quan trọng quốc gia, nhất là các dự án phát triển hạ tầng.

3.3. Mở rộng, đa dạng hóa thị trường và các mặt hàng xuất khẩu; thúc đẩy phát triển bền vững thị trường nội địa; tăng cường đấu tranh chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại

3.4. Đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế

3.5. Tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, kịp thời hỗ trợ người dân, doanh nghiệp

3.6. Phát triển ngành, lĩnh vực, địa phương:

a) Phát triển công nghiệp trở thành trụ cột của nền kinh tế, có khả năng tham gia sâu rộng và hiệu quả vào chuỗi giá trị toàn cầu; thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ và chế biến, chế tạo, tạo động lực cho phát triển kinh tế

b) Xây dựng nền nông nghiệp phát triển toàn diện theo hướng hiện đại, hiệu quả cao và thích ứng với biến đổi khí hậu, bảo đảm an ninh lương thực trong mọi tình huống; thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025

c) Phát triển ngành dịch vụ:

d) Đột phá về phát triển hạ tầng giao thông, xây dựng; đẩy mạnh phát triển không gian đô thị; duy trì ổn định thị trường bất động sản

đ) Nâng cao chất lượng lập quy hoạch; chú trọng phát triển kinh tế địa phương, vùng lãnh thổ

4. Tiếp tục ưu tiên hoàn thiện đồng bộ thể chế, rà soát, tháo gỡ các quy định pháp luật gây cản trở hoạt động sản xuất, kinh doanh; tập trung đẩy nhanh tiến độ giải quyết các vấn đề tồn đọng, dự án, doanh nghiệp yếu kém, thua lỗ; đẩy mạnh cải cách hành chính, chuyển đổi số

5. Thực hiện tốt các chính sách xã hội, nâng cao phúc lợi xã hội, bảo đảm an sinh xã hội và ổn định đời sống nhân dân; thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025

6. Chú trọng nguồn lực con người, phát triển văn hóa, giáo dục, sức khỏe nhân dân, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực gắn với đẩy mạnh ứng dụng và phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, nâng cao năng suất lao động; quan tâm đến công tác dân tộc, tôn giáo, bình đẳng giới, bảo vệ trẻ em

7.Quản lý chặt chẽ, sử dụng hiệu quả đất đai, tài nguyên, bảo vệ môi trường; chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai; thực hiện các cam kết COP 26

8.Quyết liệt thực hiện công tác thanh tra,kiểm tra, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí; chú trọng giải quyết khiếu nại, tố cáo; kiện toàn tổ chức bộ máy hành chính nhà nước theo hướng tinh gọn; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền phân quyền; tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước

9. Tăng cường quốc phòng, an ninh, giữ vững trật tự an toàn xã hội, góp phần ổn định chính trị - xã hội để phát triển đất nước; chủ động, tích cực, sáng tạo, nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại, hội nhập quốc tế, góp phần tạo môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước, vị thế và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế ngày càng cao

10. Đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác thông tin, truyền thông, lan tỏa năng lượng tích cực, khơi dậy tinh thần đoàn kết, tạo đồng thuận xã hội.

Kết quả đạt được

(1) Tăng trưởng kinh tế vượt kịch bản cao đề ra tại Nghị quyết 01/NQ-CP. Tăng trưởng GDP Quý II ước tăng 7,72% so với cùng kỳ năm trước, cao nhất kể từ năm 2011 đến nay (Quý II năm 2021 tăng 6,73%). Tính chung 06 tháng đầu năm tăng 6,42% so với cùng kỳ (kịch bản theo Nghị quyết 01 là 5,1-5,7%), cao hơn so với cùng kỳ năm 2021 (5,74%), tương đương bình quân các năm trước dịch 2016-2019 (6,38%).

(2) Tiếp tục giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn. So với cùng kỳ năm trước, CPI bình quân Quý II tăng 2,96%, bình quân 06 tháng tăng 2,44%. Đây là mức tăng tương đối thấp so với cùng kỳ các năm trước dịch (06 tháng năm 2018 tăng 3,29%, năm 2019 tăng 2,64%).

(3) Hoạt động sản xuất, kinh doanh có nhiều khởi sắc. Sản xuất nông nghiệp cơ bản ổn định;Sản xuất công nghiệp mở rộng nhanh hơn trong Quý II; giá trị tăng thêm toàn ngành Quý II tăng 9,87% so với cùng kỳ (Quý II năm 2018 tăng 8,28%, năm 2019 tăng 8,38%); trong đó, công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 11,45%. Tính chung 06 tháng, giá trị tăng thêm toàn ngành tăng 8,48% so với cùng kỳ.

Thương mại, dịch vụ rõ xu hướng phục hồi nhanh. Vận tải hành khách, du lịch tiếp tục phục hồi ấn tượng; lượng khách quốc tế đến nước ta trong tháng 06 tăng 36,8% so với tháng trước, tính chung 06 tháng tăng 5,8 lần so với cùng kỳ năm trước.

(4) Tình hình đăng ký doanh nghiệp rất tích cực. Tính chung 06 tháng, số doanh nghiệp thành lập mới và tái gia nhập thị trường tăng 25,4% so với cùng kỳ, lần đầu tiên vượt mốc 100 nghìn doanh nghiệp trong đó số doanh nghiệp thành lập mới đạt trên 76 nghìn doanh nghiệp, cao nhất từ trước đến nay, gấp 1,4 lần số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường.

(5) Cải cách thể chế tiếp tục được quan tâm, tháo gỡ nhiều điểm nghẽn về nguồn lực cho đầu tư phát triển.

(6) Các lĩnh vực văn hóa, xã hội tiếp tục được quan tâm, tăng cường. Thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội, hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19. Đến ngày 09/06 đã hỗ trợ gần 81,3 nghìn tỷ đồng cho trên 49,7 triệu lao động, và gần 728,5 nghìn người sử dụng lao động theo các Nghị quyết số 68/NQ-CP và 116/NQ-CP của Chính phủ. Đẩy nhanh tiến độ rà soát, hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động theo Nghị quyết 11/NQ-CP của Chính phủ, tính đến ngày 27/06, có 34 địa phương đã phê duyệt quyết định hỗ trợ cho gần 150 nghìn lao động, kinh phí là 98,6 tỷ đồng….

(7) Bảo đảm vững chắc quốc phòng, an ninh; đẩy mạnh các hoạt động đối ngoại.

PV
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Chính phủ

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn bắt đầu thăm chính thức Armenia

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn bắt đầu thăm chính thức Armenia

Chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tới Armenia tiếp tục tạo nền tảng để thúc đẩy hợp tác trên nhiều lĩnh vực như kinh tế, thương mại - đầu tư...
Nhân sự 1/4: Thiếu tướng Công an nhận nhiệm vụ tại Quốc hội; các địa phương sắp xếp cơ quan báo chí

Nhân sự 1/4: Thiếu tướng Công an nhận nhiệm vụ tại Quốc hội; các địa phương sắp xếp cơ quan báo chí

Về thông tin nhân sự ngày 1/4, Thiếu tướng Nguyễn Quốc Hùng được phê chuẩn giữ chức vụ Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại của Quốc hội.
Một nghị định, một lời khẳng định: Bài 2: Gửi thông điệp lớn

Một nghị định, một lời khẳng định: Bài 2: Gửi thông điệp lớn

Việt Nam công bố Dự thảo Nghị định kiểm soát thương mại chiến lược, gửi thông điệp mạnh mẽ về một quốc gia chủ động, minh bạch và kiến tạo luật chơi toàn cầu.
Một nghị định, một lời khẳng định - Bài 1: Nghị định và lòng tin chiến lược

Một nghị định, một lời khẳng định - Bài 1: Nghị định và lòng tin chiến lược

Việt Nam công bố Dự thảo Nghị định kiểm soát thương mại chiến lược, khẳng định vai trò đối tác tin cậy, có trách nhiệm và luôn nỗ lực vì lòng tin chiến lược.
Bộ Công Thương chủ động, nhanh chóng công bố dự thảo Nghị định về kiểm soát thương mại chiến lược

Bộ Công Thương chủ động, nhanh chóng công bố dự thảo Nghị định về kiểm soát thương mại chiến lược

Ngày 1/4, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã chủ trì cuộc họp lần thứ nhất Ban soạn thảo, Tổ biên tập Nghị định về kiểm soát thương mại chiến lược.

Tin cùng chuyên mục

Bỉ sắp hoàn tất quá trình phê chuẩn Hiệp định EVIPA

Bỉ sắp hoàn tất quá trình phê chuẩn Hiệp định EVIPA

Nhà vua Bỉ Philippe khẳng định, Hiệp định Bảo hộ đầu tư Việt Nam - EU (EVIPA) có lợi cho cả hai nước và phía Bỉ sắp hoàn tất quá trình phê chuẩn Hiệp định này.
Sáp nhập các tỉnh thế nào để phát huy được thế mạnh?

Sáp nhập các tỉnh thế nào để phát huy được thế mạnh?

Theo đại biểu Quốc hội, vấn đề quan trọng đang được đặt ra là sáp nhập các tỉnh thế nào để tỉnh mới phát huy được thế mạnh và phát triển sau sắp xếp.
Phân định rõ thẩm quyền để tinh gọn bộ máy

Phân định rõ thẩm quyền để tinh gọn bộ máy

Bộ trưởng Bộ Tư pháp nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phân định rõ thẩm quyền của từng cấp chính quyền trong bối cảnh sắp xếp bộ máy hành chính.
Trình Chính phủ văn bản tinh gọn bộ máy trước 6/4

Trình Chính phủ văn bản tinh gọn bộ máy trước 6/4

Đối với các văn bản sẽ trình tại Kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XV liên quan đến sắp xếp, tinh gọn bộ máy,… các bộ, ngành cần trình Chính phủ trước ngày 6/4.
Bỉ mong muốn hợp tác về năng lượng tái tạo, khoáng sản quý hiếm với Việt Nam

Bỉ mong muốn hợp tác về năng lượng tái tạo, khoáng sản quý hiếm với Việt Nam

Nhà vua Bỉ bày tỏ mong muốn doanh nghiệp nước này đẩy mạnh hợp tác với Việt Nam trong lĩnh vực năng lượng tái tạo, khoáng sản quý hiếm, xử lý nước thải...
Chủ tịch nước Lương Cường chủ trì lễ đón Nhà vua Bỉ Philippe

Chủ tịch nước Lương Cường chủ trì lễ đón Nhà vua Bỉ Philippe

Sáng 1/4, Chủ tịch nước Lương Cường và Phu nhân chủ trì lễ đón Nhà vua Bỉ Philippe và Hoàng hậu Mathilde thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam.
Ông Nguyễn Quốc Hùng làm Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại

Ông Nguyễn Quốc Hùng làm Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại

Theo Nghị quyết số 1579/NQ-UBTVQH15, phê chuẩn ông Nguyễn Quốc Hùng giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại của Quốc hội khóa XV.
Bài 5: Tinh gọn bộ máy - góc nhìn từ chuyên gia, đại biểu

Bài 5: Tinh gọn bộ máy - góc nhìn từ chuyên gia, đại biểu

Để có góc nhìn bao quát hơn về công tác sắp xếp tinh gọn bộ máy, phóng viên Báo Công Thương đã ghi nhận ý kiến của một số đại biểu, chuyên gia về vấn đề này.
Thủ tướng:  Nghiên cứu, mở rộng chính sách miễn, ưu đãi thị thực

Thủ tướng: Nghiên cứu, mở rộng chính sách miễn, ưu đãi thị thực

Thủ tướng nhấn mạnh việc nghiên cứu, mở rộng chính sách miễn thị thực, ưu đãi thị thực, sửa đổi quy định về quốc tịch để phù hợp tình hình hiện nay.
Ông Nguyễn Hoàng Nhật giữ chức Phó Trưởng Ban Nhân Dân điện tử

Ông Nguyễn Hoàng Nhật giữ chức Phó Trưởng Ban Nhân Dân điện tử

Chiều 31/3, Báo Nhân Dân tổ chức hội nghị công bố quyết định về công tác cán bộ. Theo đó, đồng chí Nguyễn Hoàng Nhật giữ chức Phó Trưởng Ban Nhân Dân điện tử.
Ưu tiên trình Quốc hội xem xét nội dung phục vụ sắp xếp bộ máy

Ưu tiên trình Quốc hội xem xét nội dung phục vụ sắp xếp bộ máy

Theo Chủ tịch Quốc hội, tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV ưu tiên trình Quốc hội xem xét, quyết định các nội dung phục vụ công tác sắp xếp tổ chức bộ máy.
Kỳ họp thứ 9 của Quốc hội dự kiến khai mạc vào 5/5/2025

Kỳ họp thứ 9 của Quốc hội dự kiến khai mạc vào 5/5/2025

Chiều 31/3/2025, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc chuẩn bị Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV.
Quan hệ hữu nghị và hợp tác Việt Nam - Vương quốc Bỉ

Quan hệ hữu nghị và hợp tác Việt Nam - Vương quốc Bỉ

Nhà vua Vương quốc Bỉ Philippe và Hoàng hậu thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam từ ngày 31/3 đến ngày 4/4/2025.
Việt Nam khẳng định vị thế ngày càng lớn trên trường quốc tế

Việt Nam khẳng định vị thế ngày càng lớn trên trường quốc tế

Báo chí nước ngoài nhận định, Việt Nam đang khẳng định vị thế ngày càng lớn trên trường quốc tế nhờ sự trỗi dậy mạnh mẽ về văn hóa, kinh tế và đổi mới.
Đại hội Chi bộ Cơ quan chuyên trách Đảng - Đoàn thể Bộ Công Thương

Đại hội Chi bộ Cơ quan chuyên trách Đảng - Đoàn thể Bộ Công Thương

Chiều 31/3, tại Hà Nội, Cơ quan chuyên trách Đảng - Đoàn thể Bộ Công Thương đã tổ chức Đại hội Chi bộ nhiệm kỳ 2025-2027.
Báo chí nước ngoài lạc quan về kinh tế Việt Nam

Báo chí nước ngoài lạc quan về kinh tế Việt Nam

Theo Cục Thông tin cơ sở và Thông tin đối ngoại, trong tháng 3/2025, báo chí nước ngoài nhận định tích cực, lạc quan về tình hình phát triển kinh tế Việt Nam.
Bài 4: Chọn người xứng đáng, dựng bộ máy tinh hoa

Bài 4: Chọn người xứng đáng, dựng bộ máy tinh hoa

Việc sắp xếp lại tổ chức bộ máy, đơn vị hành chính các cấp là cơ hội để sàng lọc đội ngũ cán bộ, tạo điều kiện thu hút tài năng, giúp bộ máy vận hành hiệu quả.
Thủ tướng chốt hạn xử lý 1.533 dự án vướng mắc

Thủ tướng chốt hạn xử lý 1.533 dự án vướng mắc

Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo, các thủ tục để xử lý cho những dự án vướng mắc phải cố gắng hoàn thành trước ngày 30/5.
Sáp nhập tỉnh: ‘Tư tưởng không thông, vác bình tông cũng nặng’

Sáp nhập tỉnh: ‘Tư tưởng không thông, vác bình tông cũng nặng’

Nhà báo Nguyễn Bắc Văn cho rằng, để hiện thực hóa chủ trương sáp nhập tỉnh, việc đầu tiên cần làm đó là thực hiện công tác tư tưởng để mọi người thông suốt.
Bộ Quốc phòng sáp nhập 2 viện nghiên cứu

Bộ Quốc phòng sáp nhập 2 viện nghiên cứu

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định sáp nhập Viện Lịch sử quân sự vào Viện Chiến lược quốc phòng, tổ chức thành Viện Chiến lược và Lịch sử quốc phòng Việt Nam.
Mobile VerionPhiên bản di động