Tổng Bí thư Tô Lâm: 8 chỉ đạo, định hướng trọng tâm phát triển kinh tế, xã hội năm 2025 Thủ tướng yêu cầu thực hiện 8 nhiệm vụ để đất nước tiếp tục bứt phá Kinh tế- xã hội đạt nhiều kết quả tích cực |
Nơi hội tụ trí tuệ, kinh nghiệm và tinh thần cống hiến
Ngày 26/4, tại TP. Hồ Chí Minh, đã diễn ra Hội thảo khoa học cấp quốc gia với chủ đề: “Kinh tế - xã hội Việt Nam sau 50 năm xây dựng, phát triển (1975-2025) - vấn đề lý luận và thực tiễn”. Sự kiện thu hút hơn 400 đại biểu đến từ các cơ quan Trung ương và địa phương, các trường đại học, viện nghiên cứu và doanh nghiệp trên cả nước tham dự.
![]() |
PGS.TS. Huỳnh Thành Đạt - Phó Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương và các đại biểu tham dự hội thảo khoa học Quốc gia. |
Sự kiện do Trường Đại học Công Thương TP. Hồ Chí Minh (HUIT) phối hợp cùng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh) và Trường Đại học Tài chính - Marketing tổ chức. Theo Ban tổ chức, hội thảo nhận được sự quan tâm sâu rộng của giới khoa học với hơn 200 bài viết gửi về, trong đó 86 tham luận có chất lượng cao nhất được tuyển chọn và in thành kỷ yếu. Các tham luận thể hiện cách tiếp cận đa chiều, khoa học, phân tích sâu sắc những vấn đề lý luận và thực tiễn trong quá trình phát triển đất nước nửa thế kỷ qua.
Nội dung hội thảo trải rộng trên nhiều lĩnh vực: mô hình tăng trưởng kinh tế, chuyển đổi cơ cấu, phát triển vùng miền, chính sách xã hội, giáo dục, khoa học - công nghệ, môi trường, biến đổi khí hậu và hội nhập quốc tế. Nhiều tác giả cũng đề cập đến các xu hướng mới như đại học số, ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong quản trị, mô hình đại học thông minh hay việc sắp xếp hệ thống cơ sở giáo dục trên toàn quốc. Đặc biệt, một số bài viết đưa ra đề xuất về việc sáp nhập các đơn vị hành chính nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, thể hiện trách nhiệm của giới nghiên cứu trước các yêu cầu đổi mới của đất nước.
![]() |
Nhà Giáo ưu tú - PGS.TS Nguyễn Xuân Hoàn - Hiệu trưởng Trường Đại học Công Thương TP. Hồ Chí Minh. |
Phát biểu khai mạc hội thảo, Nhà Giáo ưu tú - PGS.TS Nguyễn Xuân Hoàn - Hiệu trưởng Trường Đại học Công Thương TP. Hồ Chí Minh (HUIT) nhấn mạnh: Hội thảo được tổ chức đúng dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, là cơ hội để tổng kết, đánh giá toàn diện quá trình phát triển từ năm 1975 đến nay. “Từ một quốc gia nghèo, lạc hậu, Việt Nam đã vươn lên trở thành nền kinh tế đang phát triển năng động, được quốc tế ghi nhận. Hội thảo là nơi tổng kết hệ thống, khoa học các thành tựu, hạn chế và bài học kinh nghiệm trong tiến trình phát triển đất nước, đồng thời đề xuất các giải pháp đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng sống và năng lực cạnh tranh quốc gia”, Hiệu trưởng HUIT nhấn mạnh.
Bên cạnh ý nghĩa học thuật, hội thảo còn là dịp tiếp tục khẳng định và tri ân những cống hiến to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh, các anh hùng liệt sĩ, đồng bào, chiến sĩ cả nước và bạn bè quốc tế trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Qua đó, góp phần giáo dục truyền thống yêu nước, củng cố niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng trong chặng đường phát triển mới.
Nhà Giáo ưu tú - PGS.TS Nguyễn Xuân Hoàn khẳng định, trong bối cảnh đổi mới và hội nhập, các trường đại học ngày càng chú trọng hơn vào nghiên cứu khoa học, kết nối học thuật và chuyển giao tri thức. Những diễn đàn như hội thảo lần này là nơi hội tụ trí tuệ, kinh nghiệm và tinh thần cống hiến, góp phần định hướng phát triển bền vững cho giáo dục, khoa học và kinh tế - xã hội đất nước trong tương lai.
Góp phần hoàn thiện lý luận, hoạch định chính sách phát triển đất nước
Phát biểu tại tại sự kiện, PGS.TS. Huỳnh Thành Đạt - Phó Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương - nhấn mạnh vai trò quan trọng của hội thảo trong việc tổng kết toàn diện chặng đường phát triển đất nước trên các lĩnh vực: Kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại.
![]() |
PGS.TS. Huỳnh Thành Đạt - Phó Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương. |
Theo PGS.TS. Huỳnh Thành Đạt, đây là dịp để đội ngũ học thuật trong và ngoài nước cùng đánh giá khách quan những thành tựu đã đạt được, nhận diện những thách thức, đồng thời rút ra các bài học lý luận và thực tiễn quý báu. Những nội dung này không chỉ mang ý nghĩa tổng kết lịch sử mà còn là tiền đề quan trọng trong việc hoạch định định hướng phát triển bền vững trong tương lai.
Nhấn mạnh Ban Tổ chức đã nhận được hơn 200 bài viết từ các chuyên gia, nhà khoa học, giảng viên, cán bộ quản lý đến từ nhiều trường đại học, viện nghiên cứu, cơ quan trung ương và địa phương. Các bài viết có nội dung phong phú, tư duy sâu sắc, thể hiện tâm huyết, trí tuệ và tinh thần trách nhiệm cao của giới trí thức đối với sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước.
“Các đại biểu tích cực trao đổi, đóng góp ý kiến tại hội thảo nhằm hoàn thiện lý luận, cập nhật thực tiễn và tạo nền tảng khoa học vững chắc cho việc xây dựng, hoàn thiện hệ thống chính sách, thể chế quốc gia trong bối cảnh mới, với mục tiêu phát triển Việt Nam hùng cường, thịnh vượng trên nền tảng đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và hội nhập sâu rộng”, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung đề nghị.
![]() |
Chuyên gia, nhà khoa học trình bày tham luận tại hội thảo khoa học Quốc gia. |
Tại hội thảo, các chuyên gia, nhà khoa học tập trung phân tích các mô hình tăng trưởng, chuyển đổi cơ cấu kinh tế, phát triển vùng miền, giáo dục số và thách thức hội nhập. Nhiều giải pháp được đề xuất như chuyển đổi số trong giáo dục, sắp xếp lại mạng lưới trường học… điều chỉnh chính sách vùng, phù hợp với bối cảnh toàn cầu hóa và yêu cầu phát triển trong thời kỳ mới.
Tại hội thảo, các chuyên gia, nhà khoa học tập trung thảo luận và trình bày tham luận xoay quanh nhiều chủ đề trọng yếu như mô hình tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển vùng miền, giáo dục số và thách thức hội nhập. Nhiều giải pháp thiết thực được đưa ra như đẩy mạnh chuyển đổi số trong giáo dục, sắp xếp lại mạng lưới trường học… điều chỉnh chính sách vùng, phù hợp với bối cảnh toàn cầu hóa và yêu cầu phát triển trong thời kỳ mới.
Đặc biệt, 5 báo cáo chuyên sâu được trình bày tại hội thảo đã góp phần làm rõ nhiều vấn đề lý luận thực tiễn đang đặt ra trong tiến trình phát triển quốc gia.
GS.TS. Lại Quốc Khánh - Ủy viên Hội đồng Lý luận Trung ương, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội) trình bày tham luận về Tư duy đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam về phát huy nhân tố con người qua 50 năm thống nhất đất nước, nhấn mạnh vai trò trung tâm và đột phá chiến lược của con người trong quá trình phát triển bền vững đất nước.
TS. Phùng Ngọc Bảo - Vụ trưởng, trưởng cơ quan Thường trực Tạp chí Cộng sản tại miền Nam trình bày tham luận về Phát triển kinh tế thị trường định hướng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, từ thực tiễn TP. Hồ Chí Minh qua 40 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, từ giai đoạn “xé rào” đến hiện nay, khẳng định vai trò tiên phong của thành phố trong cải cách thể chế kinh tế.
PGS.TS. Phạm Tiến Đạt - Hiệu trưởng Trường Đại học Tài chính - Marketing đánh giá các thành tựu, thách thức kinh tế - xã hội sau 50 năm, đồng thời đề xuất định hướng phát triển bền vững, tăng cường hội nhập quốc tế.
PGS.TS. Đinh Ngọc Thạch - Nguyên Giám đốc Trung tâm Lý luận Chính trị, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh nhấn mạnh mối quan hệ biện chứng giữa đổi mới, ổn định và phát triển, qua đó khẳng định vai trò “đầu tàu” của TP. Hồ Chí Minh trong tiến trình phát triển quốc gia.
Đại tá, PGS.TS. Hà Trọng Thà - Trường Đại học An ninh Nhân dân, phân tích sự phát triển nhận thức của Đảng về bảo đảm an ninh con người, từ bảo vệ quyền cơ bản đến kiến tạo môi trường sống an toàn, ổn định và hạnh phúc.
Hội thảo khoa học quốc gia “50 năm phát triển kinh tế xã hội Việt Nam” khép lại với nhiều đề xuất giá trị, góp phần củng cố cơ sở khoa học cho việc hoàn thiện thể chế, chính sách phát triển trong thời kỳ mới - một Việt Nam hiện đại, bền vững, đổi mới và vươn mình mạnh mẽ trong kỷ nguyên toàn cầu hóa. |