Thứ tư 16/04/2025 06:51

Mở rộng chủng loại tàu bay được nhập khẩu vào Việt Nam

Việc mở rộng chủng loại tàu bay được nhập khẩu sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hàng không Việt Nam chủ động nguồn cung, hoạt động khai thác tàu bay.

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 89/2025/NĐ-CP ngày 13/4/2025 sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 12d Nghị định số 92/2016/NĐ-CP ngày 1/7/2016 của Chính phủ quy định về các ngành, nghề kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực hàng không dân dụng. Nghị định này đã được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 13 Điều 1 Nghị định số 89/2019/NĐ-CP ngày 15/11/2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2016/NĐ-CP ngày 1/7/2016 của Chính phủ quy định về các ngành, nghề kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực hàng không dân dụng và Nghị định 30/2013/NĐ-CP ngày 8/4/2013 của Chính phủ về kinh doanh vận chuyển hàng không và hoạt động hàng không chung.

Mở rộng chủng loại tàu bay được nhập khẩu vào Việt Nam. Ảnh minh họa

Nghị định số 89/2025/NĐ-CP quy định các chủng loại tàu bay nhập khẩu vào Việt Nam được một trong các tổ chức sau: Nhà chức trách Hàng không liên bang Hoa Kỳ (FAA), Cơ quan an toàn hàng không châu Âu (EASA), nhà chức trách hàng không Brazil, nhà chức trách hàng không Canada, nhà chức trách hàng không Liên bang Nga, nhà chức trách hàng không Vương quốc Anh, nhà chức trách hàng không Trung Quốc (CAAC) cấp; Bộ Xây dựng cấp hoặc công nhận Giấy chứng nhận loại.

Trước đó, Nghị định số 92/2016/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 89/2019/NĐ-CP quy định: Các chủng loại tàu bay nhập khẩu vào Việt Nam được Cục Hàng không liên bang Mỹ (FAA) hoặc Cơ quan an toàn hàng không châu Âu (EASA) hoặc Nhà chức trách hàng không Việt Nam cấp Chứng chỉ loại tàu bay.

Bộ Xây dựng cho rằng, việc giới hạn cho phép các tàu bay khai thác tại Việt Nam chỉ có Giấy chứng nhận loại do Cục Hàng không Việt Nam cấp, hoặc FAA hay EASA cấp (mà không cho phép tàu bay được cấp Giấy chứng nhận loại từ các quốc gia khác cấp) sẽ làm hạn chế cơ hội của các hãng hàng không trong việc tiếp cận các loại tàu bay được thiết kế, chế tạo bởi các quốc gia khác có năng lực toàn cầu về khoa học và công nghệ.

Trên cơ sở nhu cầu thực tiễn của hoạt động hàng không, công tác đảm bảo an toàn hàng không, Bộ Xây dựng cho rằng, việc sửa quy định như trên sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hàng không Việt Nam chủ động nguồn cung về tàu bay, chủ động hoạt động khai thác tàu bay. Qua đó, tăng cường nâng cao hợp tác hữu nghị quốc tế với các đối tác truyền thống.

Nguyễn Hạnh
Bài viết cùng chủ đề: máy bay

Tin cùng chuyên mục

Hơn 70% doanh nghiệp chưa đăng ký hợp đồng mẫu chung cư

Đảng bộ Nhiệt điện Quảng Ninh thực hiện tốt học tập, làm theo Bác

Flamingo Heritage Onsen & Resort: Thiên đường nghỉ dưỡng sắp ra mắt tại Tân Trào

Lazada ‘mở khóa’ sức mạnh AI cho mọi nhà bán hàng

Điều kiện được hỗ trợ triển khai nhanh hạ tầng mạng 5G

Sản lượng thép thô của Hòa Phát đạt 2,66 triệu tấn trong quý I, tăng 25%

Petrolimex Aviation: 17 năm đồng hành phát triển cùng ngành hàng không, cùng đất nước

Vietnam Warehousing & Automation Show 2025 – Kết nối kho vận châu Á

Hải Phòng: Hướng phát triển dài hạn cho cộng đồng doanh nhân

Đại hội đồng cổ đông Tập đoàn SCG 2025: Thành công ấn tượng với sự trở lại của ông Đỗ Anh Tuấn

ĐHCĐ Sunshine Homes 2025: Thành công với kế hoạch hợp nhất vào Sunshine Group

EVNNPC tổ chức Hội nghị khách hàng 2025 trên toàn miền Bắc

Quảng Bình: Xây dựng nhà tình nghĩa cho người có công

Hợp tác xã Việt: Khát vốn, thiếu công nghệ, cần niềm tin

Thúc đẩy ứng dụng AI trong kinh doanh, quảng bá sản phẩm

100 hợp tác xã tỏa sáng tại lễ trao giải Coop Star 2025

Nấm Tam Đảo được vinh danh Ngôi sao Hợp tác xã: Nông nghiệp tuần hoàn “tỏa sáng” từ vùng sâu

Sản xuất túi mù, Pop Mart kinh doanh ra sao?

FPT Long Châu và Báo Nhân Dân ký kết hợp tác - chung tay vì sức khỏe cộng đồng

Petrolimex tiên phong minh bạch phát thải khí nhà kính