Thứ hai 25/11/2024 06:39
An Giang

Mô hình trồng đậu phộng ở huyện miền núi Tịnh Biên

Những năm qua, mô hình trồng cây đậu phộng đã được ngành nông nghiệp huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang quan tâm bởi tính thích nghi cao với điều kiện thổ nhưỡng. Địa phương đang tạo điều kiện để cây đậu phộng phát triển bền vững, mang đến thu nhập khá cho nông dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số Khmer ở vùng Bảy Núi.

Trồng cây đậu phộng là một trong những mô hình kinh tế hiệu quả đối với những vùng thiếu nước tưới, vùng đất triền dốc chưa được đầu tư công trình thủy lợi do đậu phộng thích nghi cao với chất đất pha cát. Để nông dân yên tâm gắn bó lâu dài với mô hình này, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Tịnh Biên đã thực hiện mô hình chuẩn hóa giống và phát triển nguồn đậu phộng chất lượng để cung cấp ra thị trường. Mô hình được triển khai tại ấp Chơn Cô, xã An Cư với diện tích 9 héc-ta, có 16 hộ tham gia. Các hộ tham gia được địa phương hỗ trợ giống, thuốc bảo vệ thực vật và kỹ thuật nên rất yên tâm, nhất là nguồn giống chất lượng do ngành chuyên môn cung cấp. Ngoài ra, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Tịnh Biên còn cử cán bộ theo dõi sát sao mô hình và mở lớp hướng dẫn kỹ thuật canh tác đậu phộng.

Theo đó, nông dân khi tham gia mô hình sẽ được hỗ trợ giống đậu phộng LĐĐ14, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật. Mục tiêu của mô hình là sản xuất đậu phộng giống với mức giá 20.000 - 25.000 đồng/kg khi đưa ra thị trường, thay vì nông dân bán đậu thương phẩm chỉ hơn 10.000 đồng/kg. Ngoài việc hỗ trợ nông dân phát triển cây đậu phộng, ngành nông nghiệp huyện Tịnh Biên còn kết nối các đối tác để tìm đầu ra sản phẩm.

Mô hình trồng cây đậu phộng thích hợp với những vùng đất pha cát, thiếu nước tưới

Bước đầu, mô hình chỉ thực hiện trên diện tích 9 héc-ta tại xã An Cư và khi thành công sẽ mở rộng diện tích khoảng 300 héc-ta tại các xã Vĩnh Trung và Văn Giáo. Với năng suất từ 1 - 1,2 tấn/1.000 m2, cây đậu phộng đã trở thành mô hình tối ưu nhất đối với nông dân có đất canh tác tại những vùng khô hạn. Do đó, mục tiêu của địa phương là tìm những đối tác có uy tín, mong muốn làm ăn lâu dài với nông dân và có đủ điều kiện hỗ trợ về máy móc, thiết bị, nâng cao trình độ canh tác cho người trồng đậu phộng. Từ đó, tạo điều kiện để cây đậu phộng phát triển bền vững, mang đến thu nhập khá cho nông dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số Khmer ở vùng Bảy Núi.

Hiện nay, mục tiêu của Tịnh Biên là chuẩn hóa nguồn giống và đảm bảo đầu ra cho nông dân. Bởi trên thực tế, người dân huyện Tịnh Biên trồng đậu phộng đã nhiều năm nhưng không xác định được nguồn giống, dẫn đến chất lượng không cao. Do đó, việc chuẩn hóa giống là cần thiết để thực hiện mục tiêu phát triển vùng trồng đậu phộng trọng điểm tại Tịnh Biên. Trong khi đó, theo khảo sát của các doanh nghiệp, tiềm năng phát triển cây đậu phộng tại Tịnh Biên rất cao. Thậm chí có thể phát triển thành vùng trọng điểm đậu phộng của tỉnh An Giang bởi nông dân có thể sản xuất quanh năm. Hướng tới việc chuyên canh hóa mô hình này, hiện nay địa phương đang kêu gọi các công ty, doanh nghiệp liên kết, hỗ trợ nông dân về máy móc tưới tiêu, máy sạ đậu phộng, máy ép dầu…

Mai Liên

Tin cùng chuyên mục

Thuận Châu (Sơn La): Thực hiện tốt Chương trình 1719, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Lạng Sơn: Chú trọng giải pháp căn cơ để giảm nghèo bền vững

Bắc Giang giành 2 giải A tại liên hoan nghệ thuật các dân tộc lần thứ VII năm 2024

Bài cuối: Đảng ta là Đảng vì nước, vì dân

Bắc Giang: Tặng Bằng khen 6 tập thể, 16 cá nhân đóng góp phát triển vùng dân tộc thiểu số

Bài 2: Động lực 'tiên quyết' giúp đồng bào Hà Giang phát triển

Bài 1: Những quyết sách mang ý Đảng, lòng dân

Hội nghị biểu dương đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Đà Nẵng lần thứ II năm 2024

Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Lai Châu: Hướng đến 11 mục tiêu

Lào Cai: Hỗ trợ đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình: Chú trọng công tác kiện toàn nhân sự Chương trình 1719

Sơn La bảo tồn và phát triển các bản du lịch gắn với giá trị văn hóa truyền thống

Huyện Bắc Yên - Sơn La dành nguồn vốn lớn đầu tư hạ tầng thiết yếu cho bà con dân tộc

Sơn La xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ măng cho đồng bào dân tộc thiểu số

Tuyên Quang: Tập trung xây dựng hạ tầng cơ sở thiết yếu vùng dân tộc thiểu số

Lạng Sơn: Đưa di tích lịch sử, văn hóa thành sản phẩm du lịch bền vững

Huyện Mộc Châu bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội Púng Hiéng của người Dao Tiền

Huyện Mường La - Sơn La đưa điện lưới quốc gia đến với bà con thôn bản

Huyện Mộc Châu - Sơn La đổi thay từ nguồn vốn dành cho đồng bào dân tộc thiểu số

Người Hà Lăng ở Kon Tum bảo tồn nét văn hoá truyền thống của 'nghề sinh ra từ làng'