Thứ ba 19/11/2024 04:23
Quảng Trị

Mô hình liên kết trồng dứa

Thực hiện đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Trị đã ký kết hợp tác với Học viện Nông nghiệp Việt Nam và Công ty cổ phần Thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao (Ninh Bình) trồng dứa dưới mô hình liên kết 4 nhà.
Người dân huyện miền núi Đắk Rông, tỉnh Quảng Trị chăm sóc dứa

Với tiềm năng về đất đai, khí hậu thuận lợi cùng sự liên kết 4 nhà trong sản xuất và tiêu thụ dứa, Sở Nông nghiệp – Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Trị kỳ vọng đây chính là hướng mở của địa phương trong việc tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Nông dân tham gia trồng dứa theo mô hình này sẽ được hỗ trợ nhiều mặt. Cụ thể, Công ty Đồng Giao sẽ cho bà con ứng trước tiền giống dứa Queen (600 đồng/chồi, mỗi héc-ta trồng 300.000 chồi) và tiền phân bón (7,5 triệu đồng/tấn, mỗi héc-ta cần 2,5 tấn phân). Trung bình mỗi héc-ta, Công ty Đồng Giao đầu tư cho người dân trồng dứa khoảng 55 triệu đồng và dự kiến sẽ thu lại vào mùa thu hoạch. Doanh nghiệp cam kết bao tiêu toàn bộ đầu ra với giá dứa loại 1 là 4.000 đồng/kg, loại 2 là 2.800 đồng/ kg. Ngoài ra, tỉnh Quảng Trị cũng hỗ trợ người trồng dứa một khoản tiền nhất định (tùy từng địa phương, dao động từ 10 - 20 triệu đồng/héc-ta) để vận chuyển giống, san ủi mặt bằng, căng bạt trồng dứa...

Trong năm 2017, toàn tỉnh Quảng Trị đã trồng mới tới 108 héc-ta dứa tập trung. Trong đó tại huyện Đắk Rông là 5 héc-ta, huyện Cam Lộ 80 héc-ta, huyện Vĩnh Linh 13 héc-ta, huyện Gio Linh 4 héc-ta... Theo kế hoạch, từ nay đến năm 2020 toàn tỉnh sẽ lập vùng nguyên liệu dứa hơn 1.000 héc-ta.

Mô hình này thành công sẽ tạo điều kiện để đồng bào dân tộc các huyện miền núi tỉnh Quảng Trị tăng thêm thu nhập, cải thiện cuộc sống.

Mai Liên

Tin cùng chuyên mục

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình: Chú trọng công tác kiện toàn nhân sự Chương trình 1719

Sơn La bảo tồn và phát triển các bản du lịch gắn với giá trị văn hóa truyền thống

Huyện Bắc Yên - Sơn La dành nguồn vốn lớn đầu tư hạ tầng thiết yếu cho bà con dân tộc

Sơn La xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ măng cho đồng bào dân tộc thiểu số

Tuyên Quang: Tập trung xây dựng hạ tầng cơ sở thiết yếu vùng dân tộc thiểu số

Lạng Sơn: Đưa di tích lịch sử, văn hóa thành sản phẩm du lịch bền vững

Huyện Mộc Châu bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội Púng Hiéng của người Dao Tiền

Huyện Mường La - Sơn La đưa điện lưới quốc gia đến với bà con thôn bản

Huyện Mộc Châu - Sơn La đổi thay từ nguồn vốn dành cho đồng bào dân tộc thiểu số

Người Hà Lăng ở Kon Tum bảo tồn nét văn hoá truyền thống của 'nghề sinh ra từ làng'

Lạng Sơn: Từng bước nâng cao thể trạng, cải thiện tầm vóc trẻ em vùng cao

Về Gia Lai xem đồng bào Bahnar thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống

Bắc Kạn: Tổ chức thành công Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số lần thứ IV - năm 2024

Huyện Quỳnh Nhai – Sơn La nỗ lực xây dựng hệ thống chợ để cải thiện đời sống người dân

Câu chuyện về nghệ nhân A Sứp - người nặng lòng với văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên

Lai Châu: Tháo gỡ khó khăn trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia

Huyện Mai Sơn - Xây dựng chuỗi sản xuất, tiêu thụ cà phê bền vững

Huyện Phù Yên - Sơn La: Hiệu quả cao từ nguồn vốn giảm nghèo cho bà con vùng đồng bào dân tộc

Sơn La nâng cao đời sống của người dân nhờ nguồn vốn Chương trình 1719

Sơn La phát triển mạnh du lịch, cải thiện đời sống bà con vùng dân tộc thiểu số