Bắc Kạn

Miến dong Triệu Thị Tá được ưa chuộng

Nhắc đến các loại đặc sản của Bắc Kạn không thể không nhắc đến sản phẩm miến dong. Tuy vậy, không giống nhiều địa phương miền núi khác, miến dong Triệu Thị Tá - một trong những sản phẩm miến dong đặc trưng của Bắc Kạn đã xây dựng thương hiệu thành công và thu được giá trị tương đối lớn.
Miến dong Triệu Thị Tá được ưa chuộng
Miến được phơi khô ngoài nắng sau khi tráng

Từ nghề truyền thống...

Từ lâu, cây dong riềng sinh trưởng và phát triển mạnh ở vùng núi cao Bắc Kạn. Nhờ khí hậu quanh năm mát mẻ, củ dong riềng Bắc Kạn cho chất lượng tương đối tốt, nhiều bột, ít xơ, thích hợp để sản xuất miến. Dần dần, nghề làm miến phát triển và được người dân lưu giữ qua nhiều đời, nhiều thế hệ. Tuy nhiên, do tập quán làm ăn nhỏ lẻ, sản xuất mang tính tự cung tự cấp là chính nên nghề làm miến chỉ chủ yếu phục vụ nhu cầu của hộ gia đình.

Nhận thấy nhu cầu của thị trường với sản phẩm miến dong lớn, cộng với việc muốn đưa miến dong trở thành một loại hàng hóa trên thị trường chứ không đơn thuần chỉ tiêu thụ nhỏ lẻ, năm 2011, chị Triệu Thị Tá - dân tộc Dao ở bản Phiêng Khăm, xã Yến Dương, huyện Ba Bể (Bắc Kạn) đã xuống Thái Nguyên xin làm công nhân tại một cơ sở làm miến, vừa học vừa quan sát. Sau hơn một tháng học nghề, chị quay về quê mạnh dạn vay vốn đầu tư để chuyên sản xuất sản phẩm miến dong.

Thời gian đầu, nhiều mẻ miến cơ sở chị sản xuất đều không thành công. Rút kinh nghiệm qua những lần thất bại, dần dần, miến dong được sản xuất theo một quy trình chặt chẽ: bột dong riềng đỏ quê nhà được ngâm và lọc thay nước nhiều lần, sau đó phơi khô. Tất cả các khâu đều được làm bằng tay, chỉ đến khi ép sợi mới sử đụng đến máy ép thủy lực để cho ra những sợi miến đều nhau. Phên phơi miến cũng được rửa sạch, phơi khô rồi lau một lượt mỡ để chống dính, nên chất lượng sợi miến dong trong, nhỏ đều, thơm, mịn và dai, và đặc biệt là 3 không: không sạn - không hoá chất - không phụ gia.

Chỉ qua 1 năm sản xuất, nhờ sản phẩm chất lượng, cộng với việc thường xuyên tham dự các sự kiện xúc tiến thương mại của địa phương tổ chức, đến nay, sản phẩm miến dong của cơ sở Triệu Thị Tá đã được nhiều người tiêu dùng biết đến. Đặc biệt, để xây dựng thương hiệu riêng, cơ sở Sản xuất miến dong Triệu Thị Tá đã thiết kế bao bì, đăng ký bản quyền sản phẩm và được phép sử dụng nhãn hiệu tập thể “Miến dong Bắc Kạn”.

... đến phát triển Thương hiệu

Do quy trình sản xuất miến của cơ sở được làm thủ công, sử dụng hoàn toàn tinh bột dong địa phương nên sản phẩm miến dong Triệu Thị Tá có màu xám đặc trưng, vị thơm, dai, có thể nấu đi, nấu lại nhiều lần không bị nát. Đặc biệt, do là sản phẩm sạch, an toàn với sức khỏe người tiêu dùng nên miến dong Triệu Thị Tá được thị trường ưa chuộng, lượng miến làm ra không đủ bán. Hiện mỗi năm, cơ sở sản xuất của chị Tá tiêu thụ gần 200 tấn bột dong để sản xuất ra hơn 60 tấn miến dong thành phẩm. Cơ sở làm ăn có lãi đã tạo việc làm ổn định cho lao động địa phương với mức thu nhập trung bình trên 4 triệu đồng/người/tháng.

Không dừng lại ở đó, bà chủ của thương hiệu miến dong nổi tiếng nhất Bắc Kạn không giấu tham vọng mở rộng cơ sở sản xuất của mình. Nếu như hiện nay, cơ sở chỉ thu mua tinh bột để sản xuất miến thì sắp tới, cơ sở đang hướng đến mục tiêu mở rộng mặt bằng để đầu tư hệ thống sản xuất khép kín từ chế biến tinh bột, hệ thống sấy bột để tạo ra sản phẩm đồng nhất, hướng tới mục tiêu nâng công suất lên 70 - 80 tấn miến/năm. Đồng thời, để ổn định vùng nguyên liệu, cơ sở sẽ chủ động ký cam kết với các hộ dân trên địa bàn xã Yến Dương trồng dong riềng và bao tiêu sản phẩm.

Bằng chất lượng đã được khẳng định, liên tục 3 năm nay (2014 - 2016), miến dong Triệu Thị Tá đã được bình chọn là “Sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu khu vực phía Bắc”, do Cục Công nghiệp địa phương – Bộ Công Thương trao tặng, được Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tôn vinh là sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu.
Phương Lan
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin cùng chuyên mục

Sắp diễn ra “Tuần lễ trang phục truyền thống các dân tộc” tỉnh Lào Cai

Sắp diễn ra “Tuần lễ trang phục truyền thống các dân tộc” tỉnh Lào Cai

Sức mạnh đại đoàn kết trong xây dựng nông thôn mới ở xã biên giới xứ Thanh

Sức mạnh đại đoàn kết trong xây dựng nông thôn mới ở xã biên giới xứ Thanh

Du khách sẽ được tham dự Tết Chôl Chnăm Thmây tại Làng Văn hoá các dân tộc

Du khách sẽ được tham dự Tết Chôl Chnăm Thmây tại Làng Văn hoá các dân tộc

Giá trị thẩm mỹ trong trang phục truyền thống phụ nữ Xá Phó

Giá trị thẩm mỹ trong trang phục truyền thống phụ nữ Xá Phó

Lễ hội Hết Chá răn dạy con người biết sống có tình, có nghĩa

Lễ hội Hết Chá răn dạy con người biết sống có tình, có nghĩa

Lào Cai đặt mục tiêu mỗi xã đạt tối thiểu 1 tiêu chí xây dựng nông thôn mới năm 2024

Lào Cai đặt mục tiêu mỗi xã đạt tối thiểu 1 tiêu chí xây dựng nông thôn mới năm 2024

Trang phục truyền thống của phụ nữ dân tộc Cor gần gũi với thiên nhiên

Trang phục truyền thống của phụ nữ dân tộc Cor gần gũi với thiên nhiên

Nét duyên trong trang phục phụ nữ dân tộc Lào vùng Tây Bắc

Nét duyên trong trang phục phụ nữ dân tộc Lào vùng Tây Bắc

Lào Cai: Bố trí hơn 103 tỷ đồng sắp xếp, ổn định dân cư trong năm 2024

Lào Cai: Bố trí hơn 103 tỷ đồng sắp xếp, ổn định dân cư trong năm 2024

Kế hoạch tổ chức Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam 19/4

Kế hoạch tổ chức Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam 19/4

Lễ hội Rija Nagar - Lan tỏa các giá trị văn hóa Chăm

Lễ hội Rija Nagar - Lan tỏa các giá trị văn hóa Chăm

Thổ cẩm, nét văn hóa đặc trưng của đồng bào S’tiêng

Thổ cẩm, nét văn hóa đặc trưng của đồng bào S’tiêng

Đặc sắc lễ mừng cơm mới của dân tộc S’tiêng

Đặc sắc lễ mừng cơm mới của dân tộc S’tiêng

Thanh Hóa: Diện mạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số có nhiều khởi sắc

Thanh Hóa: Diện mạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số có nhiều khởi sắc

Nét đặc sắc trong trang phục truyền thống của người Bru - Vân Kiều

Nét đặc sắc trong trang phục truyền thống của người Bru - Vân Kiều

Cộng đồng Hồi giáo có nhiều đóng góp vào sự phát triển của TP. Hồ Chí Minh

Cộng đồng Hồi giáo có nhiều đóng góp vào sự phát triển của TP. Hồ Chí Minh

Lào Cai: Quan tâm hỗ trợ phát triển nhân lực người dân tộc thiểu số

Lào Cai: Quan tâm hỗ trợ phát triển nhân lực người dân tộc thiểu số

Đồng Nai: 571 tỷ đồng hỗ trợ phát triển vùng dân tộc thiểu số

Đồng Nai: 571 tỷ đồng hỗ trợ phát triển vùng dân tộc thiểu số

Thừa Thiên Huế: Xoá nhà tạm, hỗ trợ sinh kế cho người dân là mục tiêu quan trọng

Thừa Thiên Huế: Xoá nhà tạm, hỗ trợ sinh kế cho người dân là mục tiêu quan trọng

Lễ hội Nàng Hai: Nét ứng xử văn hoá của dân tộc Tày

Lễ hội Nàng Hai: Nét ứng xử văn hoá của dân tộc Tày

Xem thêm