Thứ sáu 29/11/2024 02:28

Mặt hàng nào tăng trưởng mạnh nhất trong tháng 2, xuất khẩu thu về hơn 200 triệu USD?

Việt Nam là quốc gia hàng đầu trong thị trường Đông Nam Á về xuất khẩu dầu thô. Đây là mặt hàng tăng trưởng mạnh nhất trong trong tất cả các mặt hàng.

Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, xuất khẩu dầu thô của Việt Nam trong tháng 2/2024 đạt 315.531 tấn với trị giá hơn 218,5 triệu USD, tăng 75,1% về lượng và tăng 77,7% về trị giá so với tháng 1/2024. Đây là mặt hàng hiếm hoi tăng trưởng dương so với tháng trước và có mức tăng trưởng mạnh nhất trong tất cả các mặt hàng.

Tính chung 2 tháng đầu năm 2024, nước ta thu về từ xuất khẩu dầu thô 336,2 triệu USD với hơn 492,1 tấn, tăng 7,4% về lượng và tăng 7,2% về trị giá so với cùng kỳ. Giá xuất khẩu bình quân đạt 683,2 USD/tấn, giảm 3,1% so với cùng kỳ năm 2023.

Xuất khẩu dầu thô tháng 2/2024 đạt 315.531 tấn với trị giá hơn 218,5 triệu USD, tăng 75,1% về lượng và tăng 77,7% về trị giá

Về thị trường, trong đầu năm 2024 chỉ có duy nhất 3 thị trường xuất khẩu. Trong đó, Thái Lan là thị trường lớn nhất. Nước ta xuất sang Thái Lan 194.909 tấn dầu thô trong 2 tháng đầu năm, tương đương hơn 133,7 triệu USD, chiếm tỷ trọng 39,6% trong tổng lượng xuất khẩu. Giá xuất khẩu đạt 686 USD/tấn, giảm 2,8% so với cùng kỳ năm 2023.

Đứng thứ 2 và 3 là Singapore và Úc, chiếm tỷ trọng lần lượt là 23,7% và 22,7% trong tổng lượng xuất khẩu.

Việt Nam xuất sang Singapore 116.797 tấn dầu thô trong tháng 2/2024, thu về hơn 81,3 triệu USD, tăng đột biến 216% về lượng và tăng 204% về trị giá so với cùng kỳ năm 2023. Giá xuất khẩu đạt 696,5 USD/tấn, giảm 3,7% so với cùng kỳ năm 2023. Đây cũng là tháng đầu tiên thị trường này thực hiện nhập khẩu dầu thô từ Việt Nam trong năm.

Dầu thô là một trong những mặt hàng nhập khẩu chính của Singapore. Quốc gia này thường mua dầu thô từ các thị trường khác về để tinh chế lại và bán lại ra thị trường. Năm 2023, Việt Nam xuất khẩu sang Singapore hơn 30 mặt hàng các loại, đạt hơn 4,3 tỷ USD, tăng nhẹ so với năm 2022.

Về Việt Nam, nước ta có nguồn dầu mỏ với trữ lượng khoảng 7,2 tỷ thùng, được xếp thứ 22 trong các quốc gia có trữ lượng dầu mỏ xác minh trên thế giới. Từ 1986, dòng dầu thô đầu tiên được khai thác tại mỏ Bạch Hổ. Tháng 4 năm 1987 Việt Nam bắt đầu xuất khẩu dầu thô. Hiện nay, Việt Nam là quốc gia hàng đầu trong khối Đông Nam Á về xuất khẩu dầu mỏ.

Ở chiều ngược lại, Việt Nam vẫn phải nhập nhiều dầu thô nhằm đáp ứng đủ đầu vào cho 2 nhà máy lọc dầu trong nước, gồm Dung Quất và Nghi Sơn.

Trong 2 tháng đầu năm, nước ta đã nhập khẩu 2,3 triệu tấn dầu thô, tương đương 1,36 tỷ USD, cao hơn rất nhiều so với mức xuất khẩu.

Ngọc Ngân
Bài viết cùng chủ đề: Xuất khẩu

Tin cùng chuyên mục

Cá ngừ chế biến là sản phẩm xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang Nhật Bản

Cơ hội và thách thức cho tôm Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ

Hợp tác Halal giữa Việt Nam - Malaysia: Dấu mốc mới, tạo đột phá thương mại song phương

Ngành dịch vụ logistics thích hợp với ''dòng chảy'' hàng hóa xuất nhập khẩu

Brazil là thị trường lớn nhất cung cấp đậu tương cho Việt Nam

Khai mạc Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024

Chính sách xanh đang tác động đến dòng chảy thương mại và đầu tư

Việt Nam và Nhật Bản tìm hướng thúc đẩy giao thương nông sản

Tổng trị giá xuất nhập khẩu đạt hơn 681 tỷ USD

Thành tích xuất nhập khẩu kỷ lục của năm 2024 có đóng góp lớn của Bộ Công Thương

Nông sản Việt Nam sắp xuất hiện trên sàn thương mại điện tử và mạng xã hội Trung Quốc

Tháng 10/2024, Ukraine là thị trường cung cấp lúa mì nhiều nhất cho Việt Nam

Hàng Việt Nam rộn ràng xuất khẩu ra thế giới qua kênh phân phối

Việt Nam thu về 52,6 triệu USD từ xuất khẩu hoa hồi trong 10 tháng năm 2024

Tính đến 15/11, xuất khẩu hồ tiêu thu về gần 1,2 tỷ USD

Nông sản: Điểm sáng trong xuất khẩu hàng hóa

Sẽ tiếp tục xuất khẩu vaccine phòng bệnh dịch tả lợn châu Phi sang Philippines

Điện Biên sẽ sớm có cửa khẩu song phương A Pa Chải (Việt Nam) – Long Phú (Trung Quốc)

Cơ hội nào cho xuất nhập khẩu hàng hoá năm 2025?

Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ tăng trưởng trung bình 16% mỗi năm