Chủ nhật 22/12/2024 20:35

Luật Việc làm sửa đổi nhằm thúc đẩy tạo việc làm chủ động, bền vững

Luật Việc làm sửa đổi sẽ đẩy mạnh hỗ trợ người lao động, xây dựng mạng lưới an sinh xã hội bao trùm, tạo việc làm theo hướng chủ động, bền vững.

Luật Việc làm số 38/2013/QH13 đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 16/11/2013, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2015. Lần đầu tiên Việt Nam có một văn bản luật quy định đầy đủ, điều chỉnh toàn diện các quan hệ về việc làm và thị trường lao động. Tuy nhiên, qua quá trình triển khai thực hiện, Luật Việc làm đã bộc lộ những khó khăn, hạn chế.

Từ thực tế trên, theo Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, cần xây dựng Luật Việc làm sửa đổi nhằm đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất, phù hợp của hệ thống pháp luật có sự quản lý, kiểm soát, điều tiết của Nhà nước; đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội; phù hợp với các cam kết quốc tế mà Việt Nam tham gia, góp phần thúc đẩy phát triển thị trường lao động, hướng tới bảo đảm việc làm bền vững cho tất cả lao động.

Tại phiên họp chuyên đề xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023, ngày 2/2, Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung nhấn mạnh, cùng với Luật Lao động, Luật Bảo hiểm xã hội, Luật Việc làm sửa đổi góp phần thể chế hóa các quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về việc làm, đẩy mạnh hỗ trợ người lao động, xây dựng mạng lưới an sinh xã hội bao trùm, bền vững.

Theo đó, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đã trình Chính phủ đề nghị xây dựng Luật Việc làm sửa đổi. Trong đó, tập trung vào 4 nhóm chính sách. Cụ thể nhóm chính sách 1, quản trị thị trường lao động linh hoạt, hiệu quả, hiện đại, bền vững và hội nhập. Nhóm chính sách này đặt mục tiêu hỗ trợ phát triển thị trường lao động linh hoạt, hiệu quả, hiện đại, bền vững và hội nhập, có sự quản lý, điều tiết của Nhà nước.

Ngoài ra, phát triển hệ thống thông tin thị trường lao động đồng bộ, thống nhất; nâng cao năng lực thu thập, phân tích, dự báo thị trường lao động; nâng cao chất lượng dịch vụ việc làm (công và tư); quản lý nguồn lao động, xây dựng cơ sở dữ liệu về người lao động đồng bộ, thống nhất, tập trung, chia sẻ và kết nối với các cơ sở dữ liệu quốc gia.

Đối với nhóm chính sách 2 là hoàn thiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp là công cụ quản trị thị trường lao động. Theo đó, Luật Việc làm sửa đổi bổ sung sẽ mở rộng diện bao phủ đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp, hỗ trợ doanh nghiệp, bảo đảm việc làm cho người lao động, phòng ngừa, giảm thiểu tình trạng thất nghiệp.

Tăng cường tư vấn, giới thiệu việc làm và hỗ trợ học nghề, khắc phục tình trạng người lao động chỉ nhận trợ cấp thất nghiệp. Sửa đổi, bổ sung điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp (bổ sung trường hợp không được hưởng trợ cấp thất nghiệp; sửa đổi quy định liên quan chưa tìm được việc làm sau 15 ngày).

Nhóm chính sách 3, phát triển kỹ năng nghề, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Mục tiêu của việc sửa đổi nhằm phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao; tạo thuận lợi cho người lao động học tập, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp gắn với đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia.

Đặc biệt, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội cho biết, lần sửa đổi này quy định đảm bảo đồng bộ, thống nhất khung trình độ quốc gia với khung trình độ kỹ năng nghề quốc gia; tăng cường sự tham gia của các bên (Nhà nước, người lao động, người sử dụng lao động, cơ sở đào tạo) trong phát triển kỹ năng nghề và đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia; tạo điều kiện thuận lợi cho việc đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ nghề quốc gia, tăng tính mở và linh hoạt trong việc nâng cao trình độ kỹ năng nghề cho người lao động; quy định nguồn kinh phí hỗ trợ phát triển kỹ năng nghề.

Đối với nhóm chính sách 4, thúc đẩy tạo việc làm theo hướng bền vững, mục tiêu hướng tới là thúc đẩy tạo việc làm theo hướng chủ động, bền vững, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống, nhất là cho các nhóm lao động phi chính thức, lao động yếu thế. Đồng thời, chính sách này quy định chính sách tín dụng ưu đãi tạo việc làm theo hướng tạo cơ hội tiếp cận cho mọi lao động có nhu cầu; hỗ trợ việc làm theo hướng chủ động, bao phủ cả nhóm lao động phi chính thức, lao động không có giao kết hợp đồng lao động; hỗ trợ tạo việc làm cho một số nhóm lao động yếu thế, đặc thù.

Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội cho rằng, Luật Việc làm sửa đổi sẽ mở rộng độ bao phủ, điều chỉnh các chính sách lao động, việc làm đến toàn bộ lực lượng lao động (đối tượng lao động có giao kết hợp đồng lao động và không có giao kết hợp đồng lao động). Luật cũng là cơ sở quan trọng để xây dựng các chính sách hỗ trợ người lao động, đặc biệt có nhóm lao động yếu thế, lao động nghèo, lao động nông thôn, người thất nghiệp và tăng cường cơ hội việc làm cho lao động khu vực phi chính thức.

Bảo Thoa
Bài viết cùng chủ đề: Việc làm

Tin cùng chuyên mục

Gia Lai: Ngày hội việc làm mở ra nhiều cơ hội cho người lao động

Giám đốc Sở LĐTBXH Đà Nẵng: Điểm đầu vào đại học thấp vì tư tưởng thích đại học hơn học nghề

Doanh nghiệp ‘nới’ tuổi tuyển dụng lao động để đáp ứng đơn hàng

Đảm bảo an toàn cho phụ nữ ra nước ngoài làm việc

Bộ Nội vụ nghiên cứu chế độ cho cán bộ, công chức, viên chức sau khi tinh gọn bộ máy

Nhân sự 2/12: Tỉnh ủy Thái Bình bầu Bí thư; Tỉnh ủy Hưng Yên, Tuyên Quang bổ nhiệm nhân sự chủ chốt

Chạy đua cày cuốc cuối năm, làm gì để thanh lọc làm mát cơ thể

Nhân sự địa phương: Thái Bình, Hòa Bình, Hà Nam cùng nhiều tỉnh phía Nam bổ nhiệm cán bộ chủ chốt

Uống Trà Xanh Không Độ giảm căng thẳng khi nỗ lực làm ngày cày đêm chạy đua với tết

Nhân sự 29/11: Bộ Ngoại giao bổ nhiệm lãnh đạo Vụ; Cục Hải quan Lạng Sơn, Hải Phòng có tân lãnh đạo

Nhân sự 28/11: Bộ Tài chính, Bộ Giao thông Vận tải có tân Bộ trưởng; Quốc hội bổ nhiệm nhân sự mới

Nóng: Bộ Nội vụ đề nghị Bộ Công an xử lý người đưa tin sai sự thật về sáp nhập tỉnh, thành

Doanh nghiệp tuyển 7.000 việc làm tại Ngày hội tuyển dụng Trường Đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh

Nhân sự 27/11: Bộ Xây dựng bổ nhiệm Chánh văn phòng; Hòa Bình, Hà Giang điều động cán bộ chủ chốt

Nhân sự 26/11: Bộ Tài chính bổ nhiệm lãnh đạo cục, vụ; Tỉnh ủy Thái Bình, Hà Nam có nhân sự mới

Bài 2: Khi phụ nữ được trao quyền "dẫn dắt" doanh nghiệp

Nhân sự 25/11: Đồng ý cho các ông Bùi Văn Cường, Nguyễn Văn Thể thôi giữ chức Ủy viên Trung ương Đảng

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo 'nóng' về sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị

Bài 1: Vị thế người phụ nữ trong xã hội ngày càng được khẳng định

Sôi động thị trường lao động tại các khu công nghiệp dịp cuối năm