Thứ sáu 27/12/2024 22:52

Lụa Việt không ngại đường xa

Hội An từng là trung tâm trung chuyển thương mại quốc tế, cửa ngõ để  tơ lụa Việt giao thoa với nền văn hóa trang phục của các nước trong khu vực và trên thế giới. Ngày nay, Làng lụa Hội An (Hoi An Silk Village) tiếp tục là cầu nối đưa sản phẩm lụa đến gần hơn với người tiêu dùng trong nước và quốc tế. 
Từ "con đường tơ lụa" trên biển

Gần 400 năm trước, Hội An được xem là thương cảng quan trọng về kinh tế và thương mại của xứ Đàng Trong; một mảnh ghép nối liền với con đường tơ lụa trên biển. Mặt hàng lụa của Hội An từ đó được biết đến rộng rãi khi theo những chuyến hải trình xuất sang các nước Nhật Bản, Trung Hoa và vươn xa tới châu Âu.

Theo sử liệu, nguồn tơ sống của xứ Quảng Nam dưới thời Chúa Nguyễn rất phong phú, dồi dào. Giáo sỹ Alexandre de Rhodes ghé đến Hội An vào mùa đông năm 1624 đã nhìn thấy như vậy và nhận xét, ở xứ Quảng nhiều tơ lụa đến nỗi có thể dùng để bện thuyền và đan lưới.

Hàng năm, tàu thuyền của Nhật Bản, Trung Quốc, Bồ Đào Nha, Hà Lan, Ý… đến Hội An để mua tơ sống và các loại lụa, riêng tàu thuyền của Trung Hoa thường chỉ mua tơ sống mang về. Còn người Nhật đến Đàng Trong đầu tiên vì mục đích tơ lụa. Họ dễ dàng mua tơ lụa ở đây hơn nơi khác vì có người Nhật sinh sống, làm ăn buôn bán tại cảng thị Hội An và chính những người Nhật này có thể thu gom tơ sống trước khi tàu của họ cập bến.

Theo dòng lịch sử, nghề truyền thống "xứ sở tằm tang" đất Việt đã mở rộng thị trường giao thương tại cảng Hội An, các làng lụa Nha Xá - Hà Nam, Vạn Phúc, Hà Đông, Duy Xuyên… theo những thuyền buôn cập bến đến các vùng đất mới.

Đưa lụa Việt ra thế giới

Ngày nay, Hội An là điểm đến được yêu thích của du khách trong và ngoài nước. Làng lụa Hội An là địa chỉ được hầu hết du khách lựa chọn khi tham quan phố cổ. Để nối tiếp mạch nguồn di sản văn hóa thế giới của đô thị cổ Hội An, Làng lụa Hội An là bảo tàng sống về các loại giống tằm, dâu, các công cụ cùng cách thức, kỹ nghệ dệt thủ công. Những tinh hoa lụa Việt Nam như: Lụa Mã Châu, Vạn Phúc, Bảo Lộc, Hà Đông, Chăm Pa đều được giới thiệu. Các làng nghề đều có sản phẩm riêng biệt, mang nhiều nét đặc trưng của mỗi vùng miền, họa tiết, màu sắc, cách phối hợp riêng biệt, tạo nên nền văn hóa lụa tơ tằm phong phú và đa dạng.

Ông Lê Thái Vũ - Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần tơ lụa Quảng Nam - cho hay, Làng lụa Hội An là địa điểm thành công trong việc quảng bá hình ảnh lụa Việt đến với du khách quốc tế. Khách du lịch có thể quan sát cách ươm tằm, dệt lụa, tìm hiểu về nền văn hóa tằm tang và có nhiều lựa chọn cho các sản phẩm đa dạng tại đây. Khách mua tơ lụa chủ yếu đến từ các nước châu Âu như: Anh, Úc, Pháp…

Ông Lê Thái Vũ cho biết thêm, tơ lụa Việt Nam đang khẳng định dần vị thế khi tham gia nhiều sự kiện lớn như: Hiệp hội Tơ lụa châu Á vào năm 2012 tổ chức tại Thái Lan và lần đầu tiên tổ chức Festival tại Việt Nam vào năm 2014; gia nhập Hiệp hội Tơ lụa thế giới thành lập tại Hàng Châu - Trung Quốc. Đồng thời, tổ chức nhiều kỳ Festival tơ lụa Việt Nam và tham gia kết nối tại Festival tơ lụa ở Pháp, Ý, Nhật, Brazil, Thái Lan, Ấn Độ… đây là cơ hội giao thương, liên kết bảo tồn và phát huy những giá trị của văn hóa làng nghề, nhất là học hỏi kinh nghiệm hiện đại hóa sản xuất tơ lụa; lấy sản xuất tơ lụa làm đòn bẩy thúc đẩy kinh tế các vùng nông thôn phát triển. Từ đó, bức tranh lụa thế giới sẽ được mở rộng, các làng nghề tơ lụa có cơ hội giao thoa, tiếp xúc và quảng bá tơ lụa Việt, tìm hiểu cách vận hành từ lụa của thế giới mà trước đây mình chưa có.

Đến thời điểm hiện tại, Làng lụa Hội An đã và đang khẳng định được vai trò, vị trí của mình khi chủ động mở rộng thị trường, tìm kiếm cơ hội, đưa lụa Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế.

Các làng nghề tơ lụa, cơ sở sản xuất, các nhà thiết kế của chúng ta từ chỗ chưa chủ động được đầu ra, thông qua các hội thảo, Festival đã tìm kiếm, liên hệ kết nối được những đối tác uy tín, chất lượng và đầy tiềm năng.
Thành Long
Bài viết cùng chủ đề: Hội An

Tin cùng chuyên mục

Sóc Trăng: Phát triển ngành tôm theo hướng sản xuất sạch

Thanh Hóa: Nhiều kết quả nổi bật về thông tin, truyền thông

Bà Rịa - Vũng Tàu: Cấm lợi dụng tinh giản bộ máy để bố trí người thân

Đồng Nai: Ông Võ Văn Phi làm Bí thư huyện Long Thành

Sở Công Thương Gia Lai tổ chức hội nghị tổng kết Đảng

Thái Bình: Công bố quyết định của Ban Bí thư Trung ương Đảng về công tác cán bộ

Ông Trần Anh Chung được bổ nhiệm làm Giám đốc Sở Công Thương Thanh Hóa

Khai mạc liên hoan ẩm thực Quảng Ninh năm 2024 - Điểm đến hội tụ tinh hoa ẩm thực

Thông tin về việc sắp xếp bộ máy hành chính mới tại tỉnh Quảng Bình

Thành phố Hải Phòng công nhận Khu du lịch Đồ Sơn là Khu du lịch cấp tỉnh

Hà Nội quan tâm ứng phó sự cố trong lĩnh vực hoá chất

Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Thanh Hóa xin nghỉ hưu trước tuổi

Nam Định quy định mức chi cho công tác khuyến công

Quảng Nam: Tinh giản 107 biên chế trong đợt I năm 2025

Cần Thơ: Chủ động phòng, chống hạn hán xâm nhập mặn trong mùa khô 2024-2025

Thúc đẩy kinh tế xanh, kinh tế di sản thành phố Hạ Long

Diễn tập ứng phó sự cố hóa chất độc Thành phố Hà Nội năm 2024

Nỗ lực giải phóng mặt bằng cao tốc Tuyên Quang - Hà Giang bàn giao trước Tết Nguyên đán

Lâm Bình (Tuyên Quang): Chủ động trong phòng ngừa, ngăn chặn các vụ cháy lớn

Huyện Yên Định (Thanh Hóa) đón nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2024