Thứ năm 19/12/2024 22:34

Long An mời gọi doanh nghiệp Hàn Quốc đầu tư vào lĩnh vực công nghệ cao

Long An mong muốn hợp tác với Khu công nghệ Chungnam và mời gọi các doanh nghiệp Hàn Quốc đầu tư các lĩnh vực công nghệ cao tại tỉnh này.

Ngày 26/9/2023, Đoàn công tác của tỉnh Long An đã làm việc với Ban lãnh đạo Khu công nghệ Chungnam (Chungnam Techno Park - CTP), Hàn Quốc. Tại buổi làm việc này, Đoàn công tác ngỏ lời mời các thành viên CTP đến Long An để khảo sát thực tế và tìm hiểu cụ thể hơn về môi trường đầu tư của tỉnh.

Đoàn công tác của tỉnh Long An đã làm việc với Ban lãnh đạo Khu công nghệ Chungnam (Chungnam Techno Park - CTP), Hàn Quốc

Theo ông Nguyễn Thanh Hải - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Long An, tỉnh này có vị trí chiến lược quan trọng trong việc kết nối trung tâm kinh tế tài chính sôi động như TP. Hồ Chí Minh với vùng Đồng bằng sông Cửu Long, nguồn nhân lực trẻ dồi dào; kết cấu hạ tầng, mạng lưới giao thông đang được đầu tư đồng bộ; bộ máy chính quyền năng động, đổi mới, luôn đồng hành cùng doanh nghiệp; quỹ đất phát triển công nghiệp, đô thị được Chính phủ quy hoạch lớn; người dân thân thiện… là môi trường hấp dẫn để các nhà đầu tư Hàn Quốc yên tâm đến đầu tư, hoạt động kinh doanh tại tỉnh.

Liên quan đến các khu công nghiệp và tình hình đầu tư của Long An, ông Huỳnh Văn Sơn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Huỳnh Văn Sơn cho biết: Hiện nay trên địa bàn tỉnh Long An có 34 khu công nghiệp được thành lập với tổng diện tích 9.251,6 ha; 44 cụm công nghiệp, diện tích 2.181 ha; mục tiêu đến năm 2030 tỉnh sẽ thành lập thêm 17 khu công nghiệp, diện tích 3.181,4 ha và 28 cụm công nghiệp với diện tích 1.808 ha.

“Các khu, cụm công nghiệp của Long An tập trung chủ yếu tại các huyện tiếp giáp với TP. Hồ Chí Minh và đã được đầu tư hạ tầng hoàn chỉnh sẵn sàng chào đón doanh nghiệp, nhà đầu tư đến với Long An”- ông Huỳnh Văn Sơn nói.

Cũng theo ông Huỳnh Văn Sơn, Long An mong muốn hợp tác với Khu công nghệ Chungnam và mời gọi các doanh nghiệp Hàn Quốc đầu tư vào Long An các lĩnh vực: công nghệ cao, tập trung vào các ngành công nghiệp 4.0 tự động hóa, sản xuất linh kiện - thiết bị điện tử và phần mềm, vi mạch, công nghiệp bán dẫn, trí tuệ nhân tạo; sản xuất vật liệu, công nghiệp hỗ trợ, chế biến chế tạo, sản xuất, lắp ráp ô tô, linh kiện ô tô; phát triển đô thị sinh thái thông minh; dịch vụ cảng biển, dịch vụ xuất nhập khẩu, dịch vụ hỗ trợ kinh doanh, logistics; các hệ sinh thái hỗ trợ phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp…

Ngọc Thùy
Bài viết cùng chủ đề: nhà đầu tư

Tin cùng chuyên mục

Bài 2 - Nâng sao đếm số, nhiều OCOP đứng trước nguy cơ ''chết yểu''

Bà Rịa – Vũng Tàu: Khởi động dự án khu công nghiệp thông minh, sinh thái

Ninh Thuận: Đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư vào các ngành kinh tế trọng điểm

Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 1- OCOP, làn gió mới trong phát triển kinh tế nông thôn

Tuyên Quang: Sản xuất tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp theo hướng bền vững

Nhiều điểm sáng trong bức tranh kinh tế TP. Vũng Tàu năm 2024

Đồng Tháp: Tuân thủ pháp luật để hoạt động thương mại biên giới phát triển bền vững

Cảng biển Quảng Ninh: Đón đầu cơ hội tăng trưởng

Hải Dương: Tăng trưởng kinh tế đứng thứ 6/63 tỉnh, thành phố trong cả nước

Hải Dương: Cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thành lập mới 2.000 doanh nghiệp

Thái Nguyên hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng UKVFTA, mở rộng xuất khẩu sang thị trường Anh

Đồng Tháp: Sản xuất công nghiệp tiếp tục phục hồi và phát triển

Top 10 sản phẩm công nghiệp chủ lực TP. Hà Nội năm 2024

Quảng Ninh: Hạ Long tích cực hoàn thành công tác chuẩn bị cho bầu cử

Vĩnh Long: Sản xuất công nghiệp, bán lẻ hàng hoá tăng trưởng khá

Vĩnh Phúc chủ động đón dòng vốn đầu tư chất lượng cao

Ngành công thương Hà Nội: hỗ trợ xây dựng chuỗi sản xuất, cung ứng trái cây an toàn

Hải Dương tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, đón 'sóng' đầu tư, thúc đẩy xuất khẩu

Quảng Ninh nỗ lực vượt khó, tạo đà bứt phá kinh tế

Hải Dương: Chuyển biến tích cực trong công tác chuyển đổi số, phát triển kinh tế số