Thứ ba 19/11/2024 18:43

Lễ giải hạn đầu năm của dân tộc Tày, Nùng

Lễ giải hạn đầu năm là một phong tục truyền thống của cộng đồng dân tộc Tày, Nùng nhằm xua đuổi cái xấu, cầu mong năm mới an lành, mọi việc hanh thông, thuận lợi…

Vào đầu năm mới, nhiều gia đình Tày, Nùng thường đến mời then, tào… (gọi chung là thầy) để xem ngày lành, sau đó tiến hành làm lễ giải hạn. Các đồ lễ cơ bản để cúng giải hạn có 3 con gà, bánh kẹo, có thể có thêm 1 chiếc thủ lợn. Mâm lễ để thầy cúng giải hạn được đặt ở giữa nhà, dưới bàn thờ tổ tiên và gồm có 3 mâm: Mâm thánh, mâm cụ tổ gia tiên, mâm hung tin quan hạn. Mỗi mâm có 1 bát gạo sống đặt ở giữa, cắm hương và nhiều hình nhân bằng giấy; 1 con gà luộc chín; hoa quả, bánh kẹo…

Đón thầy về làm lễ giải hạn

Trong lễ cúng giải hạn, nếu giải hạn là thầy then thì vật dụng thầy dùng là cây đàn tính, còn với thầy tào thì có chiếc chuông xóc nhạc. Bên cạnh những vật dụng đó, thầy sẽ dùng lời then, điệu hát cổ bằng tiếng dân tộc, đồng thời dùng hai thẻ gỗ để gieo quẻ, xin lộc cho gia chủ.

Chuẩn bị đồ lễ
Ba mâm lễ cúng đặt cao thấp khác nhau
Nghi lễ giải hạn đầu năm để mong một cuộc sống an lành, sung túc

Lễ cúng giải hạn đầu năm của người Tày, Nùng vừa đặc sắc vừa chứa đựng những giá trị cổ truyền. Với một lòng tin thuần phác, đồng bào dân tộc Tày, Nùng làm lễ giải hạn nhằm cầu mong một cuộc sống an lành, sung túc. Đây cũng là nét tín ngưỡng tồn tại lâu đời, chứa đựng những giá trị tâm linh đặc biệt cần được gìn giữ, bảo tồn và phát huy.

Thảo My

Tin cùng chuyên mục

Lào Cai: Hỗ trợ đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình: Chú trọng công tác kiện toàn nhân sự Chương trình 1719

Sơn La bảo tồn và phát triển các bản du lịch gắn với giá trị văn hóa truyền thống

Huyện Bắc Yên - Sơn La dành nguồn vốn lớn đầu tư hạ tầng thiết yếu cho bà con dân tộc

Sơn La xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ măng cho đồng bào dân tộc thiểu số

Tuyên Quang: Tập trung xây dựng hạ tầng cơ sở thiết yếu vùng dân tộc thiểu số

Lạng Sơn: Đưa di tích lịch sử, văn hóa thành sản phẩm du lịch bền vững

Huyện Mộc Châu bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội Púng Hiéng của người Dao Tiền

Huyện Mường La - Sơn La đưa điện lưới quốc gia đến với bà con thôn bản

Huyện Mộc Châu - Sơn La đổi thay từ nguồn vốn dành cho đồng bào dân tộc thiểu số

Người Hà Lăng ở Kon Tum bảo tồn nét văn hoá truyền thống của 'nghề sinh ra từ làng'

Lạng Sơn: Từng bước nâng cao thể trạng, cải thiện tầm vóc trẻ em vùng cao

Về Gia Lai xem đồng bào Bahnar thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống

Bắc Kạn: Tổ chức thành công Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số lần thứ IV - năm 2024

Huyện Quỳnh Nhai – Sơn La nỗ lực xây dựng hệ thống chợ để cải thiện đời sống người dân

Câu chuyện về nghệ nhân A Sứp - người nặng lòng với văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên

Lai Châu: Tháo gỡ khó khăn trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia

Huyện Mai Sơn - Xây dựng chuỗi sản xuất, tiêu thụ cà phê bền vững

Huyện Phù Yên - Sơn La: Hiệu quả cao từ nguồn vốn giảm nghèo cho bà con vùng đồng bào dân tộc

Sơn La nâng cao đời sống của người dân nhờ nguồn vốn Chương trình 1719