Chủ nhật 24/11/2024 02:16

Lễ cầu mùa, nghi lễ quan trọng của người Nùng

Lễ cầu mùa là nghi lễ quan trọng của người Nùng trước khi bắt đầu một vụ mùa mới, cầu mong mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu, cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

Lễ cầu mùa là nghi thức truyền thống không thể thiếu trong đời sống sản xuất nông nghiệp của đồng bào dân tộc Nùng. Đây không chỉ là buổi sinh hoạt tâm linh, tín ngưỡng mà còn là dịp để người dân cùng ngồi lại với nhau ăn uống, trò chuyện, trao đổi kinh nghiệm sản xuất, biểu hiện của sự đoàn kết, nhất trí, gắn kết cộng đồng, chia sẻ trách nhiệm của người dân trong bản làng.

Lễ cầu mùa, nghi lễ quan trọng của người Nùng

Theo phong tục, cứ đến ngày lễ cầu mùa bà con dân bản lại chuẩn bị các lễ vật để dâng cúng các vị thần linh và thổ công thành hoàng. Đây chính là sản phẩm đặc trưng của đồng bào Nùng, những món ăn đậm đà hương vị quê hương.

Mâm lễ vật trong lễ cầu mùa
Chủ lễ thực hiện nghi thức

Chính giờ lành, chủ lễ đại diện cho cộng đồng dân bản thắp nén hương thơm, dâng rượu và thực hiện các nghi thức khấn lễ, cầu mùa “làm gì cũng được, ước gì cũng nên, mùa màng bội thu, trâu bò đầy chuồng, lộc phúc muôn nơi, người người hạnh phúc”…

Đặc biệt, nghi lễ được thực hiện để thành hoàng tiếp nhận thông qua 3 lần xin âm dương của chủ lễ: Lần 1 mời thành hoàng về hưởng lễ vật do con cháu dâng lên; lần 2 thành hoàng đồng ý phù hộ cho dân làng được 1 năm mưa thuận, gió hòa, mùa màng tươi tốt, vạn vật sinh sôi; lần 3 thể hiện sau khi thành hoàng “quang lâm giá đáo, hưởng lộc” và đã về trời.

Múa kỳ lân trong lễ cầu mùa
Múa võ cổ truyền
Trò chơi đẩy gậy
Ném còn trong lễ cầu mùa

Sau các nghi thức cúng lễ thành kính, kỳ lân vào múa hội trong tiếng nhạc rộn ràng cùng những câu lượn, câu si, câu then hòa ngây ngất, mời gọi khắp nẻo đường. Những màn múa vui bằng các trò khỉ (lòng ná lình), vượn người (lò hán), đười ươi (báo đông) cho đến các bài võ cổ truyền dân tộc bắt mắt người xem, tôn lên tinh thần thượng võ.

Lễ cầu mùa là hoạt động gắn kết cộng đồng

Lễ cầu mùa là hình thức sinh hoạt tín ngưỡng chứa đựng những giá trị văn hóa đặc trưng, thể hiện sự gắn kết giữa con người với thế giới siêu nhiên và các vị thần bảo trợ đem lại cuộc sống ấm no cho đồng bào dân tộc Nùng. Lễ cầu mùa hiện nay còn tồn tại và duy trì theo đúng nghi lễ truyền thống, được gìn giữ, lưu truyền từ đời này sang đời khác và trở thành nét đẹp văn hóa trong đời sống của đồng bào các dân tộc. Qua đó, làm tăng tinh thần đoàn kết giữa các dân tộc, đồng thời góp phần giáo dục cho thế hệ trẻ nhớ về truyền thống tốt đẹp của ông cha để lại.

Phạm Tiệp

Tin cùng chuyên mục

Lạng Sơn: Chú trọng giải pháp căn cơ để giảm nghèo bền vững

Bắc Giang giành 2 giải A tại liên hoan nghệ thuật các dân tộc lần thứ VII năm 2024

Bài cuối: Đảng ta là Đảng vì nước, vì dân

Bắc Giang: Tặng Bằng khen 6 tập thể, 16 cá nhân đóng góp phát triển vùng dân tộc thiểu số

Bài 2: Động lực 'tiên quyết' giúp đồng bào Hà Giang phát triển

Bài 1: Những quyết sách mang ý Đảng, lòng dân

Hội nghị biểu dương đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Đà Nẵng lần thứ II năm 2024

Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Lai Châu: Hướng đến 11 mục tiêu

Lào Cai: Hỗ trợ đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình: Chú trọng công tác kiện toàn nhân sự Chương trình 1719

Sơn La bảo tồn và phát triển các bản du lịch gắn với giá trị văn hóa truyền thống

Huyện Bắc Yên - Sơn La dành nguồn vốn lớn đầu tư hạ tầng thiết yếu cho bà con dân tộc

Sơn La xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ măng cho đồng bào dân tộc thiểu số

Tuyên Quang: Tập trung xây dựng hạ tầng cơ sở thiết yếu vùng dân tộc thiểu số

Lạng Sơn: Đưa di tích lịch sử, văn hóa thành sản phẩm du lịch bền vững

Huyện Mộc Châu bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội Púng Hiéng của người Dao Tiền

Huyện Mường La - Sơn La đưa điện lưới quốc gia đến với bà con thôn bản

Huyện Mộc Châu - Sơn La đổi thay từ nguồn vốn dành cho đồng bào dân tộc thiểu số

Người Hà Lăng ở Kon Tum bảo tồn nét văn hoá truyền thống của 'nghề sinh ra từ làng'

Lạng Sơn: Từng bước nâng cao thể trạng, cải thiện tầm vóc trẻ em vùng cao