Thứ hai 25/11/2024 13:23

Lấy ý kiến hoàn thiện Dự thảo Luật Viễn thông (sửa đổi): Nhiều vấn đề cần quan tâm

Luật Viễn thông (sửa đổi) đang được lấy ý kiến rộng rãi và dự kiến sẽ được trình Quốc hội cho ý kiến vào Kỳ họp thứ 5 diễn ra vào tháng 5 và 6/2023.

Nhiều qui định tại dự thảo chưa phù hợp

Sáng 23/3/2023, tại Hà Nội, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Uỷ ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội tổ chức Hội thảo Góp ý hoàn thiện Dự thảo Luật Viễn thông (sửa đổi) nhằm lấy ý kiến của các doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Luật Viễn thông (Sửa đổi) dự kiến sẽ được trình Quốc hội cho ý kiến vào kỳ họp thứ 5 diễn ra vào tháng 5 và 6/2023

Phát biểu tại hội thảo, ông Đậu Anh Tuấn – Phó Tổng thư ký - Uỷ viên Ban Thường trực, Trưởng Ban Pháp chế VCCI cho biết: Luật Viễn thông (Sửa đổi) dự kiến sẽ được trình Quốc hội cho ý kiến vào kỳ họp thứ 5 diễn ra vào tháng 5 và 6/2023.

Trong khi đó, theo Tờ trình của cơ quan soạn thảo luật của Bộ Thông tin và Truyền thông, mục tiêu chính của việc sửa đổi Luật Viễn thông nhằm nâng cao hiệu quả khai thác tài nguyên viễn thông, thúc đẩy và huy động các thành phần kinh tế tham gia xây dựng phát triển hạ tầng viễn thông và các hạ tầng khác phục vụ cho chuyển đổi số quốc gia, phát triển nền kinh tế số, phù hợp với xu thế phát triển của công nghệ và giải quyết các bất cập hạn chế trong thực thi Luật thời gian vừa qua.

Tuy nhiên, nhiều ý kiến đưa ra tại hội thảo cho thấy, các qui định trong dự thảo hiện nay chưa thực sự thể hiện hay phục vụ mục tiêu trên. Bên cạnh những thủ tục hành chính mới phát sinh, Dự thảo còn có những qui định có thể ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư, kinh doanh của các doanh nghiệp vào lĩnh vực viễn thông, và chưa nắm bắt hết những xu hướng mới trong phát triển công nghệ.

Tham gia góp ý cho dự thảo Luật, ông Vũ Tú Thành – Phó Giám đốc Điều hành Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN (USABC) thông tin: Dự thảo Luật Viễn thông (sửa đổi) cực kỳ quan trọng, nó nằm trong tổng thể các qui định pháp luật mà Việt Nam đang rà soát, tuy vậy có một số qui định dự thảo chưa rõ ràng và dễ gây hiểu lầm.

Ngoài ra, theo đại diện Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN, dịch vụ điện toán đám mây và dịch vụ trung tâm dữ liệu đều không phải là dịch vụ viễn thông nên không rõ vì sao các dịch vụ này lại được đưa vào phạm vi điều chỉnh của Luật Viễn thông (sửa đổi) và quản lý như các dịch vụ viễn thông.

Còn theo ông Trần Mạnh Hùng - Luật sư điều hành, Giám đốc Công ty luật BMVN: Việc quản lý các dịch vụ OTT như những dịch vụ viễn thông là bất hợp lý vì các dịch vụ này khác với dịch vụ viễn thông về bản chất.

Cụ thể là, các dịch vụ như tin nhắn, hội thoại hay hội họp trên các nền tảng Internet (hay còn được gọi là các “dịch vụ OTT”) chỉ có thể được cung cấp trên cơ sở người sử dụng dịch vụ đã kết nối Internet, tức là người sử dụng đã sử dụng dịch vụ viễn thông. Các dịch vụ OTT được cung cấp trên các nền tảng kỹ thuật số mở, không thu phí, không có số thuê bao, và không sử dụng các tài nguyên viễn thông như tần số hay kho số viễn thông như các dịch vụ viễn thông. Vì vậy, các nước trong khu vực và trên thế giới cũng không áp dụng các tiêu chuẩn và qui định điều chỉnh dịch vụ OTT giống như đối với dịch vụ viễn thông truyền thống.

Đại diện Hiệp hội Thương mại Hoa Kỳ (Amcham) thì nêu quan ngại đối với những qui định về dịch vụ điện toán đám mây. Cụ thể là, pháp luật về đầu tư và doanh nghiệp hiện không có qui định nào về việc dịch vụ điện toán đám mây là một hoạt động kinh doanh có điều kiện. Các cam kết quốc tế của Việt Nam cũng không có bất kỳ hạn chế nào đối với dịch vụ này. Tuy nhiên, Dự thảo luật lại đang áp đặt một số điều kiện như dịch vụ này phải được cấp giấy phép viễn thông hay hạn chế sở hữu đầu tư nước ngoài, hay phải lập văn phòng đại diện đối với những dịch vụ điện toán đám mây xuyên biên giới.

Luật Viễn thông (sửa đổi) cần lưu ý đến xu hướng mới trong ngành viễn thông thế giới

Cần lưu ý đến xu hướng trong ngành viễn thông thế giới

Đặc biệt, theo ý kiến của một số chuyên gia, một xu hướng trong ngành viễn thông đang được nhiều quốc gia trên thế giới quan tâm hiện nay đó là sự phát triển dịch vụ viễn thông qua vệ tinh. Dịch vụ này hiện nay đang được nhiều quốc gia tạo điều kiện phát triển do những lợi thế về độ bao phủ gần như ở mọi nơi, bao gồm cả vùng sâu, vùng xa và hải đảo, trong khi không phải đầu tư lắp đặt các hệ thống cáp biển hay đường truyền vốn cần đầu tư lớn và tính ổn định cao không cao.

Sự phát triển của các dịch vụ Internet vệ tinh xuyên biên giới có thể trở thành một lựa chọn bổ sung hiệu quả giúp giảm bớt sự phụ thuộc vào các tuyến cáp và đường truyền và đa dạng kết nối Internet quốc tế cho những nhóm người dùng khác nhau. Hiện nay, dịch vụ này đã được triển khai ở một số quốc gia trong khu vực như Nhật Bản, Philippines, Indonesia…

Do đó, đại diện một số hiệp hội và doanh nghiệp kiến nghị, Luật Viễn thông (sửa đổi) cần dự đoán trước xu thế này và có những qui định khuyến khích hoặc cho phép các dịch vụ Internet vệ tinh xuyên biên giới được cung cấp nếu doanh nghiệp cung cấp dịch vụ này có văn phòng đại diện tại Việt Nam hoặc ký kết hợp đồng thương mại với một doanh nghiệp viễn thông trong nước.

Từ những ý kiến đóng góp, kiến nghị của các đại biểu, ông Nguyễn Phương Tuấn – Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội cho rằng: Các nội dung trao đổi đã tập trung vào một số nội dung như phạm vi điều chỉnh OTT, trung tâm dữ liệu và điện toán đám mây... Uỷ ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội được giao thẩm tra dự án luật, từ những nội dung trao đổi của các chuyên gia, hiệp hội doanh nghiệp, Uỷ ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội sẽ cố gắng nghiên cứu, tiếp thu để tiếp tục hoàn thiện dự thảo luật.

Ông Đậu Anh Tuấn – Phó Tổng thư ký - Uỷ viên Ban Thường trực, Trưởng Ban Pháp chế VCCI:

Một đạo luật tốt phải cân nhắc nhiều chiều, nhà đầu tư, doanh nghiệp, người dân và cả vấn đề an ninh quốc gia... Đặc biệt, cộng đồng doanh nghiệp cũng cần đưa ra những khuyến nghị của mình trong quá trình xây dựng luật.

Nguyễn Hoà
Bài viết cùng chủ đề: Dịch vụ viễn thông

Tin cùng chuyên mục

Bài 1: Vị thế người phụ nữ trong xã hội ngày càng được khẳng định

Nhân sự Trung ương: Bộ Chính trị, Bộ Công Thương bổ nhiệm cán bộ chủ chốt; Quốc hội phê chuẩn nhân sự

Dự báo thời tiết biển hôm nay 25/11/2024: Có mưa dông và gió mạnh trên biển

Dự báo thời tiết hôm nay 25/11/2024: Mưa lớn cục bộ, lốc, sét gió giật mạnh từ Quảng Trị đến Phú Yên

Tối 24/11, xuất hiện khách hàng trúng độc đắc Vietlott có giá trị 'khủng'

Bắc Giang: Triển khai nhiều hoạt động hưởng ứng Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam năm 2025

Công đoàn tham gia giám sát trả lương, thưởng Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 cho người lao động

Hà Nội: Phấn đấu 100% siêu thị không sử dụng túi nilon khó phân hủy vào năm 2025

Cận cảnh cây cầu trị giá hơn 1.800 tỷ đồng sau một năm thi công

Hải Phòng: Cháy lớn thiêu rụi nhà xưởng tại khu công nghiệp Tràng Duệ

Trung tướng Khuất Duy Tiến, Anh hùng Lực lượng vũ trang đã từ trần

Nhân sự địa phương: Nghệ An có tân Chủ tịch HĐND; Ban Bí thư chuẩn y lãnh đạo nhiều tỉnh, thành

Dự báo thời tiết biển hôm nay 24/11/2024: Có mưa rào và dông rải rác trên biển

Dự báo thời tiết hôm nay 24/11/2024: Các tỉnh miền Bắc trời trở lạnh

Trao Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Ba cho hai phi công vụ máy bay Yak-130 rơi

Sôi động thị trường lao động tại các khu công nghiệp dịp cuối năm

Khẩn trương xóa nhà tạm, nhà dột nát: Thực hiện giấc mơ an cư cho người nghèo

Khói lửa bốc cháy dữ dội bao trùm 1.000 m2 công ty gỗ ở Bình Dương

Ngành Thanh tra: Phát huy truyền thống, không ngừng phát triển

Nhân sự 22/11: Liên đoàn Bóng đá Việt Nam thay nhân sự chủ chốt; Bình Phước có tân nữ Bí thư Tỉnh