Chủ nhật 22/12/2024 17:39

Lào Cai: Chuyển đổi giúp từ 'sản xuất nông nghiệp' sang 'kinh tế nông nghiệp'

Chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp của tỉnh Lào Cai giúp thúc đẩy chuyển đổi từ “Sản xuất nông nghiệp” sang “Kinh tế nông nghiệp”.

Theo UBND tỉnh Lào Cai, chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp của tỉnh Lào Cai được xác định nhằm tạo dựng môi trường, hệ sinh thái số nông nghiệp làm nền móng, kiến tạo thể chế, thúc đẩy chuyển đổi từ “Sản xuất nông nghiệp” sang “Kinh tế nông nghiệp”…

Chuyển đổi số đang trở thành công cụ chính trong sản xuất của khá nhiều nông trại, hợp tác xã (Ảnh: LCTV)

Nông nghiệp là một trong 8 lĩnh vực được ưu tiên thực hiện chuyển đổi số. Chuyển đổi số nông nghiệp được coi là cơ hội để Việt Nam thay đổi từ mô hình sản xuất nhỏ lẻ, kém hiệu quả và thiếu liên kết chuỗi giá trị chuyển sang nền nông nghiệp thông minh, kinh tế nông nghiệp số. Đồng thời là giải pháp then chốt thúc đẩy ngành nông nghiệp Việt Nam vươn lên tầm cao, phát triển một cách bền vững, nâng cao năng suất, chất lượng, giảm thiểu rủi ro, thiệt hại do tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu và thể hiện trách nhiệm hơn với môi trường.

Nhận định rõ tầm quan trọng của chuyển đối số trong phát triển nông nghiệp, nông nghiệp là một trong 11 lĩnh vực được tỉnh Lào Cai ưu tiên chuyển đổi số. Chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp của tỉnh Lào Cai được xác định nhằm tạo dựng môi trường, hệ sinh thái số nông nghiệp làm nền móng, kiến tạo thể chế, thúc đẩy chuyển đổi từ “Sản xuất nông nghiệp” sang “Kinh tế nông nghiệp”; góp phần thúc đẩy sản xuất nông nghiệp hàng hóa, giúp nâng cao chất lượng đời sống Nhân dân, hướng tới nông thôn mới thông minh.

Theo đó trong thời gian vừa qua, tỉnh Lào Cai tập trung triển khai các nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu, gồm: Khuyến khích, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số để tự động hóa các quy trình sản xuất, kinh doanh; quản lý, giám sát nguồn gốc, chuỗi cung ứng sản phẩm, bảo đảm nhanh chóng, minh bạch, chính xác, an toàn, vệ sinh thực phẩm.

Đào tạo nông dân, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ số trong sản xuất, cung cấp, phân phối, dự báo (giá, thời vụ, ...) nông sản, đẩy mạnh phát triển thương mại điện tử trong nông nghiệp. Duy trì, phát triển các hệ thống, thiết bị phục vụ công tác phòng chống thiên tai, phòng chống cháy rừng (trang bị các cảm biến, trạm quan trắc… ở cơ sở, khu vực nguy cơ cao để thu thập thông tin) để đưa ra cảnh báo, giúp cơ quan chức năng, người dân có biện pháp ứng phó kịp thời. Bước đầu xây dựng các hệ thống dữ liệu của ngành, như: Theo dõi diễn biến rừng, đất đai, cây trồng, vật nuôi, thủy sản, môi trường, thời tiế,… để người nông dân nâng cao năng suất và chất lượng cây trồng, hỗ trợ chia sẻ các thiết bị nông nghiệp qua các nền tảng số…

Chuyển đổi số giúp chuyển đổi từ "sản xuất công nghiệp" sang "kinh tế công nghiệp"

Với việc triển khai đồng bộ các giải pháp trên, hiện trên địa bàn tỉnh 100% các sản phẩm OCOP của tỉnh Lào Cai được đưa lên các sàn giao dịch thương mại điện tử; 220 doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân với trên 400 sản phẩm tham hệ thống hỗ trợ xúc tiến thương mại; 105 doanh nghiệp/ hợp tác xã của tỉnh với 329 dòng sản phẩm được minh bạch thông tin, rõ nguồn gốc xuất xứ...

Ông Hoàng Quốc Khánh, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Lào Cai cho biết: Để nhanh chóng hoàn thành chuyển đổi số nông nghiệp, tỉnh Lào Cai ưu tiên triển khai Chương trình chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới hướng tới nông thôn mới thông minh.

Theo đó, Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh Lào Cai ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới, hướng tới nông thôn mới thông minh tỉnh Lào Cai năm 2024, trong đó đề ra các mục tiêu cụ thể trong việc thực hiện xây dựng Chính quyền số, Kinh tế số, Xã hội số với 05 giải pháp nhằm phát huy vai trò của cả hệ thống chính trị, các ngành, các cấp; đặc biệt là hình thành vai trò trung tâm của người dân tham gia thực hiện Chương trình; đẩy mạnh công tác xã hội hóa trong đầu tư, ứng dụng công nghệ, phát triển nguồn nhân lực để thực hiện hiệu quả Chương trình; khuyến khích người dân nông thôn chủ động thực hiện chuyển đổi số, góp phần phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao chất lượng tiếp cận dịch vụ và đời sống của người dân.

Tuy nhiên, thực tế hiện nay, chuyển đổi số nông nghiệp vẫn còn tồn tại một số khó khăn, hạn chế, làm ảnh hưởng đến tiến trình chung. Trong đó phải kể đến tình trạng cơ sở hạ tầng số ở khu vực nông thôn của tỉnh mặc dù đã được đầu tư xong vẫn cần được cải thiện, quy mô ứng dụng chuyển đổi số vẫn cần được mở rộng. Nhận thức và kỹ năng sử dụng thiết bị thông minh của nông dân còn hạn chế, diện tích canh tác nhỏ; doanh nghiệp nông nghiệp chưa mạnh dạn đầu tư cho chuyển đổi số. Vì vậy, để thực hiện thành công bài toán chuyển đổi số ngành nông nghiệp, trong thời gian tới, tỉnh Lào Cai sẽ tập trung triển khai một số giải pháp đó là: Nâng cao nhận thức của các địa phương, doanh nghiệp và nhất là người nông dân về vai trò, tầm quan trọng của ứng dụng công nghệ số vào sản xuất, kinh doanh trong ngành nông nghiệp; Xây dựng hạ tầng công nghệ số hiện đại và đồng bộ với chi phí cạnh tranh; Sớm phê duyệt và đẩy nhanh tiến độ hoàn thành xây dựng hệ thống dữ liệu ngành nông nghiệp; Nâng cao trình độ, năng lực tiếp cận và đưa công nghệ số vào sản xuất nông nghiệp cho nông dân; Xây dựng và hoàn thiện chính sách phục vụ chuyển đổi số trong nông nghiệp phù hợp và kịp thời, tạo động lực thúc đẩy công cuộc chuyển đổi số ngành nông nghiệp đúng trọng tâm và hiệu quả.

Linh Nhi
Bài viết cùng chủ đề: Lào Cai

Tin cùng chuyên mục

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 1 - Đồng thuận và mong chờ

Khởi công cụm công nghiệp Bắc Sơn 2, vốn đầu tư hơn 280 tỷ đồng

Năm 2025, Tây Ninh thúc đẩy phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo

Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 3- Những bất cập trong triển khai thực hiện Chương trình OCOP

Năm 2025, Đồng Nai ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 2 con số

Bài 2 - Nâng sao đếm số, nhiều OCOP đứng trước nguy cơ ''chết yểu''

Bà Rịa – Vũng Tàu: Khởi động dự án khu công nghiệp thông minh, sinh thái

Ninh Thuận: Đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư vào các ngành kinh tế trọng điểm

Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 1- OCOP, làn gió mới trong phát triển kinh tế nông thôn

Tuyên Quang: Sản xuất tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp theo hướng bền vững

Nhiều điểm sáng trong bức tranh kinh tế TP. Vũng Tàu năm 2024

Đồng Tháp: Tuân thủ pháp luật để hoạt động thương mại biên giới phát triển bền vững

Cảng biển Quảng Ninh: Đón đầu cơ hội tăng trưởng

Hải Dương: Tăng trưởng kinh tế đứng thứ 6/63 tỉnh, thành phố trong cả nước

Hải Dương: Cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thành lập mới 2.000 doanh nghiệp

Thái Nguyên hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng UKVFTA, mở rộng xuất khẩu sang thị trường Anh

Đồng Tháp: Sản xuất công nghiệp tiếp tục phục hồi và phát triển

Đa dạng hoá sản phẩm, đưa du lịch Sơn La phát triển

Thành phố Sơn La - Gia tăng giải pháp xúc tiến tiêu thụ nông sản

Top 10 sản phẩm công nghiệp chủ lực TP. Hà Nội năm 2024