Thứ sáu 29/11/2024 14:20

Lãnh đạo tỉnh Bình Dương đối thoại tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp

Ngày 12/10, tỉnh Bình Dương tổ chức Hội nghị tiếp xúc, đối thoại với các hiệp hội ngành hàng và doanh nghiệp đầu tư trong nước trên địa bàn.

Tại hội nghị, tỉnh Bình Dương đã thông tin về tình hình phát triển kinh tế xã hội, thu hút đầu tư; đánh giá thuận lợi, khó khăn trong sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và hiệp hội ngành hàng trong 9 tháng năm 2023; cũng như đề ra phương hướng tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, hỗ trợ doanh nghiệp trong những tháng cuối năm.

Hội nghị tiếp xúc, đối thoại với các hiệp hội ngành hàng và doanh nghiệp đầu tư trong nước trên địa bàn Bình Dương

Đại diện các hiệp hội ngành hàng và doanh nghiệp cũng đã phản ánh nhiều khó khăn, vướng mắc trong hoạt động sản xuất kinh doanh; đồng thời kiến nghị nhiều vấn đề liên quan đến: Đề án di dời và chuyển đổi công năng, phát triển cụm công nghiệp, tháo gỡ khó khăn về phòng cháy chữa cháy; vay vốn tín dụng, bảo hiểm xã hội, hoàn thuế giá trị gia tăng... nhằm hỗ trợ doanh nghiệp khôi phục hoạt động sản xuất kinh doanh, mở rộng thị trường xuất khẩu hàng hóa.

Liên quan đến việc triển khai thực hiện Đề án di dời và chuyển đổi công năng, Hiệp hội chế biến gỗ, Hiệp hội Cơ điện, Hiệp hội Da giày tỉnh Bình Dương đề nghị lấy ý kiến doanh nghiệp và sớm ban hành tiêu chí di dời.

Hội nghị thu hút sự quan tâm của cộng đồng doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng trên địa bàn tỉnh Bình Dương

Trả lời nội dung này, đại diện Sở Công Thương tỉnh Bình Dương- cho biết: Trong Quyết định số 3210/QĐ-UBND ngày 31/10/2019 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Đề án “Điều tra, đánh giá thực trạng hoạt động và đề xuất các cơ chế chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp nằm ngoài khu công nghiệp, cụm công nghiệp ở địa bàn phía Nam chuyển đổi công năng, di dời vào các khu công nghiệp, cụm công nghiệp tỉnh Bình Dương” (gọi tắt là Đề án di dời), đã xác định các tiêu chí di dời mang tính chất định hướng. Tuy nhiên để áp dụng vào tình hình thực tế cần phải có sự nghiên cứu xem xét, đánh giá để đảm bảo sự phù hợp và khả thi.

Do đó, với vai trò là cơ quan Thường trực Ban chỉ đạo thực hiện Đề án di dời, Sở Công Thương đã phối hợp với các sở, ngành, địa phương đang xây dựng dự thảo Quyết định ban hành tiêu chí xác định các doanh nghiệp nằm ngoài khu, cụm công nghiệp ở địa bàn phía Nam chuyển đổi công năng, di dời vào các khu, cụm công nghiệp. Việc xây dựng và ban hành tiêu chí là cơ sở để xem xét, đánh giá, xác định các doanh nghiệp nằm ngoài khu, cụm cần di dời và chuyển đổi công năng.

Hiệp hội ngành hàng và doanh nghiệp nêu kiến nghị đề xuất tại hội nghị

Dự kiến có 5 tiêu chí xác định, gồm: Tiêu chí 1 - Việc phù hợp công tác bảo vệ môi trường; Tiêu chí 2 - Phòng cháy chữa cháy; Tiêu chí 3 - Việc phù hợp với các quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đã được phê duyệt và còn hiệu lực; Tiêu chí 4 - Đối với ngành nghề sản xuất sử dụng công nghệ lạc hậu, thâm dụng lao động và Tiêu chí 5 - Ý thức chấp hành quy định của pháp luật.

Qua việc sàng lọc thông qua tiêu chí, khi đó sẽ xác định được: Số lượng doanh nghiệp thuộc diện di dời, số lượng người lao động bị ảnh hưởng cần được hỗ trợ, dự trù được kinh phí ngân sách phải chi cho việc thực hiện các chính sách hỗ trợ.

Theo ghi nhận, đa số các vướng mắc, kiến nghị của doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng được các sở, ngành có liên quan được trả lời thấu đáo ngay tại hội nghị.

Ông Nguyễn Văn Dành - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương

Phát biểu kết luận hội nghị, ông Nguyễn Văn Dành - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương tiếp thu những ý kiến đóng góp, trao đổi, đề xuất của các doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng; đồng thời đề nghị lãnh đạo các sở, ngành, địa phương nghiêm túc ghi nhận và tập trung chỉ đạo thực hiện.

Đối với các kiến nghị, đề xuất chưa trực tiếp trả lời tại hội nghị, ông Dành cho biết sẽ tiếp tục chỉ đạo các bộ phận liên quan khẩn trương nghiên cứu trả lời hoặc báo cáo lãnh đạo tỉnh sớm giải quyết.

Ngoài ra, Lãnh đạo tỉnh Bình Dương cũng đề nghị lãnh đạo các sở, ngành, địa phương, đặc biệt là Tổ giải quyết khó khăn cho doanh nghiệp duy trì tốt các kênh thông tin, nắm bắt kịp thời tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh; tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả.

Minh Khuê
Bài viết cùng chủ đề: Xuất khẩu hàng hóa

Tin cùng chuyên mục

Lạng Sơn: Chú trọng nâng cao chất lượng cán bộ người dân tộc thiểu số và người có công

Quảng Ninh: Nâng tầm du lịch với hạ tầng hiện đại, dịch vụ chất lượng

Quảng Ninh: Đông Triều nỗ lực hướng tới môi trường xanh trong sản xuất, khai thác than

An Giang: Giới thiệu tiềm năng đầu tư và quảng bá sản phẩm đặc trưng

Quảng Ninh: Tăng tốc hoàn thành kế hoạch, giữ vững tăng trưởng 2 con số

Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh): Hướng tới ‘cái nôi’ giá trị văn hóa lịch sử

Quảng Ninh: Doanh nghiệp ứng dụng khoa học công nghệ, nâng cao năng lực cạnh tranh

Bình Định: Chuyển dịch cơ cấu hàng hóa xuất khẩu theo chiều sâu

Chuyển đổi số tạo 'cú hích' phát triển du lịch Quảng Ninh

Quảng Ninh: Ngành du lịch 'chạy nước rút' chinh phục mục tiêu 19 triệu lượt khách

Quảng Ninh quyết tâm cùng cả nước gỡ 'thẻ vàng' IUU

Bà Rịa – Vũng Tàu: Chạy đua với thời gian trong giải ngân vốn đầu tư công

‘Quảng Ninh - Điểm đến bốn mùa’: Cú huých mạnh mẽ cho du lịch

Nhật Bản - nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ 2 tại Bình Dương

Hải Phòng: Tạo điều kiện cho doanh nghiệp công nghệ số đầu tư vào các khu công nghiệp, khu kinh tế

Quảng Ninh: Tập trung thúc đẩy đầu tư công, tạo nguồn lực cho phát triển

Thanh Hóa thu ngân sách năm 2024 đứng đầu khu vực Bắc Trung bộ

Khai mạc Tuần lễ nông sản và thực phẩm an toàn tỉnh Sơn La tại Hà Nội

Quảng Ninh: Vươn tầm trung tâm logistics hàng đầu miền Bắc

Sơn La: Hiệu quả cao từ việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia 1719