Thừa Thiên Huế: Đẩy mạnh tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp

Tốc độ tăng trưởng quý I/2024 không đạt như kế hoạch, tỉnh Thừa Thiên Huế tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhằm tháo gỡ khó khăn.
Thừa Thiên Huế: Hàng ngàn người rước Thánh mẫu tại lễ hội Điện Huệ Nam Thừa Thiên Huế: Khảo sát mở rộng cao tốc Cam Lộ - La Sơn lên 4 làn xe Ngành điện Thừa Thiên Huế: Xây dựng nhà tình nghĩa cho các gia đình khó khăn

Tăng trưởng GRDP thấp

Theo số liệu công bố của Tổng Cục thống kê, tốc độ tăng trưởng GRDP (tổng sản phẩm trên địa bàn) tỉnh Thừa Thiên Huế quý I/2024 ước đạt 4,28%, thấp hơn so với mức tăng cùng kỳ 6,91%, đứng thứ 9/12 tỉnh, thành vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung và chưa đạt như kỳ vọng đề ra.

Thừa Thiên Huế: Đẩy mạnh tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp
Lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế thường xuyên kiểm tra, đôn đốc các doanh nghiệp trên địa bàn (Ảnh: HM)

Cụ thể, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) quý I ước tăng 1,2% so với cùng kỳ, trong đó: Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ước tăng 5,8%. Một số sản phẩm có sản lượng tăng so với cùng kỳ như: Tôm đông lạnh tăng 8,5%; xi măng tăng 10,8%; sợi các loại tăng 12%; quần áo lót tăng 4,7%; đá xây dựng tăng 20,8%; dăm gỗ tăng 30,5%;... Bên cạnh đó, một số sản phẩm có sản lượng giảm như: Bia giảm 4,6% so với cùng kỳ; men frit giảm 6,6%; điện sản xuất giảm 33,9%; điện thương phẩm giảm 0,6%,...; kim ngạch xuất khẩu ước đạt 250,6 triệu USD, tăng 4,7% so với cùng kỳ; kim ngạch nhập khẩu ước đạt 215 triệu USD, tăng 54,2% so với cùng kỳ.

Trong quý I, tổng mức bán lẻ hàng hoá, dịch vụ tiêu dùng xã hội ước đạt 13.252 tỷ đồng, tăng 11%; tổng vốn đầu tư toàn xã hội ước đạt 5.259 tỷ đồng, bằng 15,4% kế hoạch, tăng 7,6% so với cùng kỳ.

Thu ngân sách ước đạt 2.751 tỷ đồng, bằng 23,3% dự toán và tăng 16,6% so với cùng kỳ; chi ngân sách nhà nước ước đạt 2.543 tỷ đồng, bằng 16% dự toán, trong đó, chi đầu tư phát triển 700 tỷ đồng, bằng 12% dự toán; chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân quý I tăng 3,9% so với cùng kỳ…

Ngoài ra, một số dự án công nghiệp chưa thể vận hành hoặc sản xuất như kỳ vọng, điển hình như Khu liên hợp sản xuất, lắp ráp Kim Long Motors Huế dự kiến năm 2024 sản xuất 1.000 chiếc, nhưng quý I chỉ sản xuất được 70 chiếc; nhà máy xử lý rác Phú Sơn doanh thu quý I/2024 chỉ đạt 20 tỷ đồng…

Đẩy mạnh hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn

Theo kế hoạch, mục tiêu tăng trưởng GRDP năm 2024 của tỉnh Thừa Thiên Huế là 8,5% - 9,5%. Tuy nhiên, với tốc độ tăng trưởng như hiện nay, mục tiêu này sẽ là thách thức rất lớn đối với tỉnh trong quý II và 6 tháng cuối năm.

Thừa Thiên Huế: Đẩy mạnh tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp
Nhiều cơ sở sản xuất, công nghiệp nông thôn được hỗ trợ từ nguồn vốn khuyến công (Ảnh: NT)

Nhằm hiện thực hóa mục tiêu tăng trưởng, thời gian qua, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã kịp thời ban hành các chương trình, kế hoạch hành động để triển khai thực hiện các Nghị quyết của Chính phủ, Tỉnh ủy, HĐND tỉnh về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2024.

Trong đó, tiếp tục duy trì hoạt động hiệu quả 4 Tổ công tác do Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm Tổ trưởng để tháo gỡ ngay khó khăn, vướng mắc, hỗ trợ hiệu quả các doanh nghiệp, nhà đầu tư, dự án đầu tư trên địa bàn. Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã tổ chức nhiều cuộc họp để trực tiếp chỉ đạo kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc và quyết định nhiều nội dung quan trọng trên các ngành, lĩnh vực; nhất là vướng mắc trong quá trình triển khai các dự án đầu tư trong và ngoài ngân sách.

Nhiều giải pháp căn cơ cũng được vạch ra, đáng chú ý là quan tâm đến việc triển khai hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp để thu hút đầu tư vào những lĩnh vực lớn, có thế mạnh; tập trung theo dõi, đôn đốc, hỗ trợ triển khai các dự án trọng điểm sớm đi vào hoạt động tạo năng lực mới, đặc biệt là các dự án sản xuất công nghiệp. Hỗ trợ để sớm triển khai các dự án đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, quyết định, chấp thuận chủ trương đầu tư, đã lựa chọn được nhà đầu tư. Đồng thời, tập trung hỗ trợ, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc để đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm sử dụng vốn ngân sách, tập trung các giải pháp cải thiện mạnh mẽ môi trường kinh doanh… Tiếp tục hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi triển khai thực hiện các dự án đầu tư ngoài ngân sách.

Cụ thể, Sở Kế hoạch Đầu tư Thừa Thiên Huế thực hiện các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp trong việc thuê mặt bằng sản xuất, kinh doanh tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp đã có đơn vị kinh doanh hạ tầng; hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực; hỗ trợ tham gia các sàn giao dịch thương mại điện tử; lãi suất vay vốn ban đầu; chữ ký số công cộng; hỗ trợ chi phí hóa đơn điện tử; hỗ trợ chỉ dẫn địa lý sản phẩm…

Bên cạnh đó, Sở Công Thương Thừa Thiên Huế cũng đẩy mạnh hoạt động hỗ trợ nguồn vốn khuyến công trung ương, địa phương. Nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh, cơ sở công nghiệp nông thôn được hỗ trợ đầu tư máy móc, thiết bị… với số tiền hàng tỷ đồng để đẩy mạnh sản xuất, đáp ứng nhu cầu của thị trường.

Ông Trần Đức Minh - Chủ tịch Hội doanh nhân Trẻ tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, thời gian qua, tỉnh Thừa Thiên Huế đã ban hành nhiều chính sách để hỗ trợ các doanh nghiệp trong giai đoạn khó khăn. Đến nay các chính sách đang dần có hiệu quả cho doanh nghiệp. Cụ thể, hỗ trợ hàng ngàn doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia các lớp đào tạo chuyên sâu, bài bản về điều hành doanh nghiệp, hỗ trợ về công tác sở hữu trí tuệ, hỗ trợ trong lĩnh vực khuyến công… giúp doanh nghiệp mở rộng sản xuất, kinh doanh, khẳng định thương hiệu, vị thế, vai trò của mình trên thị trường. “Các chính sách hỗ trợ hiện nay đang dần đi vào cuộc sống, thực chất và thiết thực hơn, thủ tục thực hiện ngày càng dễ dàng, dễ hiểu và quan trọng hơn, là cơ quan quản lý nhà nước đi tìm doanh nghiệp để hỗ trợ với phương châm “cầm tay chỉ việc” với các mô hình phù hợp, sâu sát với doanh nghiệp chứ không phải doanh nghiệp đi tìm các chính sách như trước đây nữa”, Chủ tịch Hội doanh nhân Trẻ tỉnh Thừa Thiên Huế Trần Đức Minh cho biết thêm.

Từ đầu năm đến nay, Thừa Thiên Huế cấp mới cho 13 dự án, với tổng vốn đăng ký đạt hơn 3.527 tỷ đồng (trong đó, có 6 dự án FDI với tổng vốn 30,2 triệu USD). Trong địa bàn khu kinh tế, khu công nghiệp cấp mới 7 dự án đầu tư với vốn đăng ký 2.411 tỷ đồng; ngoài địa bàn khu kinh tế, khu công nghiệp cấp 06 dự án với vốn đăng ký hơn 1.116 tỷ đồng; có 202 doanh nghiệp thành lập mới với tổng số vốn đăng ký 1.164 tỷ đồng, tăng 3% về lượng và giảm 5% về vốn so với cùng kỳ.

Nguyễn Tuấn
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Thừa Thiên Huế

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Hợp tác xã Nấm Tam Đảo: Hỗ trợ người dân làng Nủ khôi phục nghề trồng dâu nuôi tằm, dệt lụa

Hợp tác xã Nấm Tam Đảo: Hỗ trợ người dân làng Nủ khôi phục nghề trồng dâu nuôi tằm, dệt lụa

Ngày 22/12, Hợp tác xã (HTX) Nấm Tam Đảo đã khảo sát, tuyên truyền và có kế hoạch hỗ trợ giống cây dâu tằm nhằm khôi phục nghề cho người dân làng Nủ.
TP. Hải Phòng chi 4.000 tỷ đồng cho thu nhập tăng thêm đối với công chức trong 3 năm

TP. Hải Phòng chi 4.000 tỷ đồng cho thu nhập tăng thêm đối với công chức trong 3 năm

Trong giai đoạn từ năm 2022 - 2024, TP. Hải Phòng chi tổng cộng hơn 4.000 tỷ đồng cho chính sách thu nhập tăng thêm đối với cán bộ, công chức, viên chức.
Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 3 - Vào cuộc với hào khí anh hùng

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 3 - Vào cuộc với hào khí anh hùng

Ninh Thuận mong muốn góp sức, nguồn lực cùng cả nước đoàn kết, chung sức, quyết tâm xây dựng nhà máy điện hạt nhân, thực hiện khát vọng phát triển đất nước.
Bài 2 - Tự hào vì quê hương có nhà máy điện hạt nhân

Bài 2 - Tự hào vì quê hương có nhà máy điện hạt nhân

Với người dân Thuận Nam, trải qua 8 năm khó khăn do dự án dừng, giờ đây người dân hết sức tự hào vì quê hương mình có Nhà máy điện hạt nhân.
Hậu Giang: Phát triển công nghiệp là ưu tiên hàng đầu trong năm 2025

Hậu Giang: Phát triển công nghiệp là ưu tiên hàng đầu trong năm 2025

Trong năm 2025, tỉnh Hậu Giang đặt mục tiêu tăng trưởng GRDP ở mức 8,8%, trong đó phát triển công nghiệp là một trong những ưu tiên hàng đầu của tỉnh.

Tin cùng chuyên mục

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 1 - Đồng thuận và mong chờ

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 1 - Đồng thuận và mong chờ

Sau 8 năm “ngủ yên”, dự án điện hạt nhân Ninh Thuận được đánh thức, báo hiệu một thời kỳ phát triển mới cho vùng đất vốn chỉ có cát trắng, nắng và gió.
Khởi công cụm công nghiệp Bắc Sơn 2, vốn đầu tư hơn 280 tỷ đồng

Khởi công cụm công nghiệp Bắc Sơn 2, vốn đầu tư hơn 280 tỷ đồng

Cụm công nghiệp Bắc Sơn 2 (Lạng Sơn) được đầu tư hơn 280 tỷ đồng, dự kiến thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước phát triển ngành công nghiệp địa phương.
Năm 2025, Tây Ninh thúc đẩy phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo

Năm 2025, Tây Ninh thúc đẩy phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo

Trong năm 2025, tỉnh Tây Ninh đặt mục tiêu tăng trưởng 8% GRDP, cùng với đó tỉnh sẽ rất chú trọng thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo.
Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 3- Những bất cập trong triển khai thực hiện Chương trình OCOP

Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 3- Những bất cập trong triển khai thực hiện Chương trình OCOP

Sau 6 năm triển khai, Chương trình OCOP ở Thanh Hóa đã đạt nhiều kết quả, nhưng vẫn còn không ít bất cập, khiến chương trình OCOP chưa phát huy hết tiềm năng.
Năm 2025, Đồng Nai ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 2 con số

Năm 2025, Đồng Nai ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 2 con số

Theo lãnh đạo tỉnh Đồng Nai, bước sang năm 2025 tỉnh sẽ tập trung ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng kinh tế với mục tiêu phấn đấu tăng 10% so với năm 2024.
Bài 2 - Nâng sao đếm số, nhiều OCOP đứng trước nguy cơ

Bài 2 - Nâng sao đếm số, nhiều OCOP đứng trước nguy cơ ''chết yểu''

Nâng sao, đếm số sản phẩm OCOP thực hiện theo phong trào khiến nhiều sản phẩm OCOP bị ''hụt hơi'' trong cuộc đua trụ hạng, gây lãng phí ngân sách Nhà nước.
Bà Rịa – Vũng Tàu: Khởi động dự án khu công nghiệp thông minh, sinh thái

Bà Rịa – Vũng Tàu: Khởi động dự án khu công nghiệp thông minh, sinh thái

Khu công nghiệp Phú Mỹ 2 và Phú Mỹ 2 mở rộng (Bà Rịa - Vũng Tàu) được định hướng là khu công nghiệp kiểu mẫu, khu công nghiệp thông minh, sinh thái.
Ninh Thuận: Đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư vào các ngành kinh tế trọng điểm

Ninh Thuận: Đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư vào các ngành kinh tế trọng điểm

Nhờ đổi mới nội dung, phương thức xúc tiến đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, trong năm 2024, lĩnh vực xúc tiến đầu tư của Ninh Thuận đã thu được nhiều kết quả.
Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 1- OCOP, làn gió mới trong phát triển kinh tế nông thôn

Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 1- OCOP, làn gió mới trong phát triển kinh tế nông thôn

Sau 6 năm triển khai, Chương trình mỗi xã một sản phẩm OCOP đã mang lại nguồn lợi về kinh tế, thu nhập bền vững cho người nông dân tỉnh Thanh Hóa.
Tuyên Quang: Sản xuất tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp theo hướng bền vững

Tuyên Quang: Sản xuất tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp theo hướng bền vững

Nhận thức vai trò của sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm trong phát triển nông nghiệp, Tuyên Quang đã tập trung đẩy mạnh phát triển liên kết sản xuất bền vững.
Nhiều điểm sáng trong bức tranh kinh tế TP. Vũng Tàu năm 2024

Nhiều điểm sáng trong bức tranh kinh tế TP. Vũng Tàu năm 2024

Trong năm 2024, 15/16 chỉ tiêu kinh tế của TP. Vũng Tàu hoàn thành vượt kế hoạch, còn giải ngân vốn đầu tư công dự kiến hoàn thành vào cuối 2024.
Đồng Tháp: Tuân thủ pháp luật để hoạt động thương mại biên giới phát triển bền vững

Đồng Tháp: Tuân thủ pháp luật để hoạt động thương mại biên giới phát triển bền vững

Ngày 11/12, Cục Xuất nhập khẩu phối hợp với Sở Công Thương Đồng Tháp tổ chức Hội nghị Phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật lĩnh vực thương mại biên giới.
Cảng biển Quảng Ninh: Đón đầu cơ hội tăng trưởng

Cảng biển Quảng Ninh: Đón đầu cơ hội tăng trưởng

Kết thúc 10 tháng năm 2024, hoạt động xuất nhập khẩu qua các cảng biển Quảng Ninh đã ghi nhận những dấu hiệu tích cực với sản lượng hàng hóa vượt bậc.
Hải Dương: Tăng trưởng kinh tế đứng thứ 6/63 tỉnh, thành phố trong cả nước

Hải Dương: Tăng trưởng kinh tế đứng thứ 6/63 tỉnh, thành phố trong cả nước

Theo UBND tỉnh Hải Dương, năm 2024, tăng trưởng kinh tế của tỉnh đứng thứ 6/63 tỉnh, thành phố trong cả nước, ước tăng 10,2% (vượt mục tiêu tăng trên 9%).
Hải Dương: Cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thành lập mới 2.000 doanh nghiệp

Hải Dương: Cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thành lập mới 2.000 doanh nghiệp

Ước cả năm 2024, tỉnh Hải Dương đã cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thành lập mới 2.000 doanh nghiệp, tăng 6,2% so với thực hiện năm 2023.
Thái Nguyên hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng UKVFTA, mở rộng xuất khẩu sang thị trường Anh

Thái Nguyên hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng UKVFTA, mở rộng xuất khẩu sang thị trường Anh

Thái Nguyên triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp khai thác tối đa tiềm năng của Hiệp định UKVFTA, mở ra cơ hội lớn xuất khẩu vào thị trường Anh.
Đồng Tháp: Sản xuất công nghiệp tiếp tục phục hồi và phát triển

Đồng Tháp: Sản xuất công nghiệp tiếp tục phục hồi và phát triển

Từ đầu năm 2024 đến nay, bức tranh kinh tế Đồng Tháp phát đi nhiều chuyển biến tích cực, khởi sắc trên hầu hết lĩnh vực, trong đó, ngành hàng sen là điểm nhấn.
Đa dạng hoá sản phẩm, đưa du lịch Sơn La phát triển

Đa dạng hoá sản phẩm, đưa du lịch Sơn La phát triển

Thời gian qua, ngành du lịch Sơn La đã triển khai thực hiện chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý, tuyên truyền, quảng bá, phát triển du lịch.
Thành phố Sơn La - Gia tăng giải pháp xúc tiến tiêu thụ nông sản

Thành phố Sơn La - Gia tăng giải pháp xúc tiến tiêu thụ nông sản

Thời gian qua, thành phố Sơn La đã triển khai những giải pháp bài bản từ sản xuất đến xúc tiến tiêu thụ nông sản, mang lại hiệu quả cao.
Top 10 sản phẩm công nghiệp chủ lực TP. Hà Nội năm 2024

Top 10 sản phẩm công nghiệp chủ lực TP. Hà Nội năm 2024

UBND TP. Hà Nội vừa quyết định công nhận sản phẩm công nghiệp chủ lực và top 10 sản phẩm công nghiệp chủ lực của thành phố năm 2024.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động