Chủ nhật 22/12/2024 09:07

Lạng Sơn: Phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Những người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Lạng Sơn đã, đang và sẽ phát huy vai trò là những “cánh chim đầu đàn” trong cộng đồng dân tộc.

Lạng Sơn là tỉnh miền núi, biên giới, có tỷ lệ dân tộc thiểu số chiếm gần 84% với nhiều dân tộc anh em cùng chung sống như: Tày, Nùng, Hoa, Mông, Dao, Sán Chay,… Thời gian qua, cộng đồng các dân tộc thiểu số trong tỉnh đã không ngừng nỗ lực vươn lên; vùng dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới đã có sự đổi thay rõ rệt trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng an ninh…

Đáng chú ý, tỉnh Lạng Sơn là một trong những tỉnh có số lượng người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số vào top cao nhất cả nước. Họ đã phát huy vai trò là những cánh chim đầu đàn trong cộng đồng, có ý nghĩa to lớn trong tổ chức thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước ở cơ sở.

Theo thống kê của Ban Dân tộc tỉnh Lạng Sơn, đội ngũ người có uy tín trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn thuộc các thành phần: Già làng, trưởng bản; trưởng dòng họ, dòng tộc; trưởng thôn, khối phố; cán bộ nghỉ hưu, bí thư chi bộ, nhân sĩ trí thức; chức sắc, chức việc tôn giáo; thầy cúng, thầy mo, bà bóng… Với sự đa dạng như vậy, những năm qua với sự nỗ lực của các cấp, ngành, tinh thần trách nhiệm của người có uy tín, các chính sách dân tộc trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn được triển khai đồng bộ, hiệu quả. Người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Lạng Sơn đã phát huy vai trò, trách nhiệm, tích cực tuyên truyền, vận động đồng bào nghiêm túc chấp hành pháp luật; đẩy mạnh công cuộc phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo; hội nhập kinh tế; chung tay cùng lực lượng chức năng gìn giữ an ninh trật tự cơ sở, mang lại bình yên, hạnh phúc, ấm no trên các bản làng.

Người có uy tín trên địa bàn huyện Bắc Sơn vận động bà con hiến đất làm đường giao thông nông thôn

Được người dân tín nhiệm bầu là người có uy tín, ông Dương Lâm Tới, Trưởng Ban công tác Mặt trận thôn Rạ Lá, xã Long Đống, huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn luôn trăn trở làm thế nào để thôn ngày càng phát triển. Ông Tới cho biết: “Tôi luôn xác định bản thân và gia đình phải tiên phong, gương mẫu trong mọi việc, sau đó là tuyên truyền, vận động người dân trong thôn thực hiện theo”.

Là người uy tín trong thôn, ông Tới thường xuyên vận động bà con quét dọn vệ sinh đường làng ngõ xóm, hiến đất làm đường giao thông nông thônbà con thấy tôi nói có lý, có tình thì đều nhiệt tình tham gia - ông Tới nói.

Trong năm 2023, xã Long Đống có gần 150 hộ dân hiến đất để làm đường giao thông nông thôn với tổng diện tích gần 28.000 m2. Đây cũng là xã có diện tích hiến đất nhiều nhất trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn trong năm này. Tôi rất mừng vì bản thân đã đóng góp được công sức để giúp xã có được kết quả này - ông Tới bày tỏ.

Tương tự, tại Thị trấn Na Sầm, huyện Văn Lãng, bà Trần Thị Sầm được tín nhiệm bầu là người có uy tín từ khi có chính sách lựa chọn người uy tín theo Quyết định số 12/2018/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Bà Sầm quê gốc ở Thái Bình nhưng bà lên Lạng Sơn từ năm 1964 làm cán bộ kỹ thuật tham gia xây dựng đập tràn thủy lợi Na Sầm. Từ đó bà bén duyên với mảnh đất này và quyết định định cư tại đây. Với nhiệt huyết của mình bà đã đi vận động Nhân dân chấp hành các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, gương mẫu đi đầu trong phát triển kinh tế, tự nguyện làm nhiều việc có ích cho cộng đồng. Bà xem việc làm đó, giống như “cơm ăn, nước uống” hàng ngày, với mong muốn góp sức bảo vệ an ninh thôn bản, phát triển kinh tế, xây dựng nông thôn mới để xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp...

Nói về những người có uy tín trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn nói chung và người có uy tín huyện Văn Lãng nói riêng, lãnh đạo huyện Văn Lãng đánh giá: Từ khi được bầu, người có uy tín đã phát huy được vai trò, trách nhiệm của mình hiệu quả rõ rệt, đặc biệt nhất là đã tuyên truyền bà con xử lý được nhiều vụ tranh chấp đất đai, mất an ninh trật tự, khi vai trò của người có uy tín được phát huy thì đạt được kết quả rất tốt. Do đó, chính sách đối với người có uy tín luôn được cấp ủy, chính quyền quan tâm, ngoài chính sách được cấp thì huyện cũng kêu gọi xã hội hóa để động viên nhóm người có uy tín để họ phát huy vai trò hơn nữa trách nhiệm đối với địa phương trong việc giữ gìn an ninh trật tự, phát triển kinh tế.

Đưa Lạng Sơn trở thành “điểm sáng” trong các tỉnh biên giới của Tổ quốc: Theo báo cáo của Ban Dân tộc tỉnh Lạng Sơn, năm 2024, toàn tỉnh Lạng Sơn có 1.600 người có uy tín ở các thôn, bản, khối phố… Triển khai thực hiện cơ chế, chính sách cho người có uy tín, Ban Dân tộc chủ trì phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan tổ chức phổ biến, quán triệt, triển khai các văn bản hướng dẫn của trung ương về chính sách đối với người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số đến cấp huyện, cấp xã và tổ chức dân cư tự quản thôn.

Trong giai đoạn 2021 - 2023, Ban Dân tộc Lạng Sơn đã tổ chức 33 hội nghị phổ biến, giáo dục pháp luật và tuyên truyền, vận động đồng bào dân tộc thiểu số, người có uy tín trên địa bàn tỉnh với 2.227 đại biểu tham dự; tổ chức 34 hội nghị bồi dưỡng kiến thức pháp luật, kỹ năng nghiệp vụ tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, hòa giải cơ sở, trợ giúp pháp lý với 2.603 người tham dự. Các huyện tổ chức hội nghị biểu dương, tôn vinh điển hình tiên tiến là người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số…

Các đại biểu người có uy tín tiêu biểu tỉnh Lạng Sơn về dự hội nghị biểu dương, tôn vinh điển hình tiên tiến là người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số toàn quốc năm 2023

10 tháng đầu năm 2024, Ban Dân tộc đã tổ chức 2 hội nghị tập huấn và 2 lớp thăm quan, học tập mô hình phát triển kinh tế cho người có uy tín thăm quan, trao đổi, học tập kinh nghiệm ngoài tỉnh.

Ông Vi Minh Tú - Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Lạng Sơn - cho biết, những năm qua, các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể tỉnh Lạng Sơn thường xuyên tổ chức thăm hỏi, gặp gỡ, tiếp đón, tặng quà nhân ngày lễ, tết truyền thống, hỗ trợ vật chất, tinh thần khi ốm đau; biểu dương, khen thưởng kịp thời đối với người có uy tín. Thông qua việc thực hiện chế độ, chính sách đối với người có uy tín đã kịp thời động viên, khích lệ người có uy tín phát huy vai trò, có nhiều đóng góp tích cực trên các lĩnh vực của đời sống xã hội ở cơ sở và là những tấm gương tiêu biểu để đồng bào dân tộc thiểu số tin tưởng, nghe và làm theo.

Có thể nói, đội ngũ người có uy tín trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn xứng đáng là những cánh chim đầu đàn trong cộng đồng, tiếp tục phát huy những phẩm chất đạo đức, uy tín, vai trò, trách nhiệm của mình, là cầu nối quan trọng của các cấp ủy, chính quyền tỉnh Lạng Sơn trong việc vận động con cháu, gia đình, làng bản tích cực chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi; phát triển kinh tế hộ gia đình, nâng cao thu nhập, giúp nhau xóa đói giảm nghèo; giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống thốt đẹp của các dân tộc, củng cố khối đại đoàn kết dân tộc, dòng họ, nhân dân thôn bản...; góp phần phấn đấu đưa Lạng Sơn trở thành địa phương anh hùng trong sự nghiệp đổi mới đất nước, là điểm sáng trong các tỉnh biên giới của Tổ quốc.

Chi Hà
Bài viết cùng chủ đề: Chương trình mục tiêu quốc gia

Tin cùng chuyên mục

Năm 2025, Tây Ninh thúc đẩy phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo

Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 3- Những bất cập trong triển khai thực hiện Chương trình OCOP

Năm 2025, Đồng Nai ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 2 con số

Bài 2 - Nâng sao đếm số, nhiều OCOP đứng trước nguy cơ ''chết yểu''

Bà Rịa – Vũng Tàu: Khởi động dự án khu công nghiệp thông minh, sinh thái

Ninh Thuận: Đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư vào các ngành kinh tế trọng điểm

Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 1- OCOP, làn gió mới trong phát triển kinh tế nông thôn

Tuyên Quang: Sản xuất tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp theo hướng bền vững

Nhiều điểm sáng trong bức tranh kinh tế TP. Vũng Tàu năm 2024

Đồng Tháp: Tuân thủ pháp luật để hoạt động thương mại biên giới phát triển bền vững

Cảng biển Quảng Ninh: Đón đầu cơ hội tăng trưởng

Hải Dương: Tăng trưởng kinh tế đứng thứ 6/63 tỉnh, thành phố trong cả nước

Hải Dương: Cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thành lập mới 2.000 doanh nghiệp

Thái Nguyên hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng UKVFTA, mở rộng xuất khẩu sang thị trường Anh

Đồng Tháp: Sản xuất công nghiệp tiếp tục phục hồi và phát triển

Đa dạng hoá sản phẩm, đưa du lịch Sơn La phát triển

Thành phố Sơn La - Gia tăng giải pháp xúc tiến tiêu thụ nông sản

Top 10 sản phẩm công nghiệp chủ lực TP. Hà Nội năm 2024

Quảng Ninh: Hạ Long tích cực hoàn thành công tác chuẩn bị cho bầu cử

Vĩnh Long: Sản xuất công nghiệp, bán lẻ hàng hoá tăng trưởng khá