Thứ ba 29/04/2025 15:30

Lạng Sơn: Khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã chịu ảnh hưởng lớn của Covid-19

Thời gian qua, tình hình dịch Covid-19 đã ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của các hợp tác xã trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn. Trong khi đó, các chính sách hỗ trợ đối với khu vực này trong quá trình thực hiện còn nhiều vướng mắc.

Hoạt động cầm chừng, không đạt được chỉ tiêu về doanh thu

Bà Đoàn Thu Hà, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn cho biết, đến hết 31/7/2021, trên toàn tỉnh có tổng số 386 hợp tác xã (HTX). Trong đó, thành lập mới 42 HTX (đạt 140% kế hoạch), 04 HTX giải thể. Tổng số thành viên của HTX là 4.550 thành viên; tổng số lao động làm việc thường xuyên trong HTX là 8.440 người. Doanh thu bình quân của HTX đạt 500 triệu đồng/HTX (đạt 45% kế hoạch).

Sản xuất, tiêu thụ na theo tiêu chuẩn VietGap của HTX nông sản huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn

Trước đây, tỉnh có 02 liên hiệp HTX hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, với 13 HTX thành viên tham gia, tuy nhiên, hiện có 01 liên hiệp HTX ngừng hoạt động (Liên hiệp HTX sản xuất kinh doanh thực phẩm an toàn Lạng Sơn), 01 liên hiệp HTX hoạt động suy giảm, doanh thu thấp do ảnh hưởng của dịch Covid-19 (Liên hiệp HTX Đông Bắc Lạng Sơn). Ngoài ra, tỉnh hiện có 220 tổ hợp tác, song do dịch Covid-19 diễn biến kéo dài, các tổ hợp tác hầu như không hoạt động hoặc hoạt động không hiệu quả.

“Do tác động của dịch Covid-19, phải áp dụng các biện pháp phong tỏa đối với các khu vực có ca lây nhiễm, việc hạn chế đi lại giữa các vùng trong tỉnh và giữa tỉnh với các địa phương khác khiến cho nguồn hàng, nguồn nguyên liệu bị thiếu hụt, làm ảnh hưởng đến kết quả sản xuất, kinh doanh và giao thương hàng hóa của các HTX” - bà Đoàn Thu Hà cho hay.

Cùng với đó, là các biện pháp giãn cách xã hội khiến cho nhu cầu về tiêu thụ, sử dụng các sản phẩm, dịch vụ của HTX bị ảnh hưởng mạnh, có HTX sản xuất ra nhưng không bán được sản phẩm, không có doanh thu, làm ảnh hưởng đến khả năng trả lương cho người lao động cũng như các hoạt động tài chính khác.

Đồng thời, do quy mô sản xuất của các HTX nhỏ, lẻ nên hầu hết các HTX sản xuất, chế biến, xuất khẩu nông sản đều bị ảnh hưởng bởi dịch, sản lượng cung ứng ra thị trường ước giảm từ 10-15%, có HTX giảm trên 30-40%; giá bán các sản phẩm ước giảm 20%, một số sản phẩm giảm tới 50% như giá rau, ớt, hoa qủa các loại, gia cầm, gà, vịt… so với thời điểm trước dịch Covid-19.

Các HTX hoạt động trong lĩnh vực phi nông nghiệp hoạt động duy trì và cầm chừng, không đạt được chỉ tiêu về doanh thu so với kế hoạch đã đề ra nên bị thiệt hại rất nặng nề đến tình hình hoạt động. Trong hoạt động xuất nhập khẩu, việc thành lập các chốt kiểm dịch liên ngành giúp đảm bảo công tác phòng, chống dịch bệnh, tuy nhiên lại làm tăng thời gian vận chuyển của các phương tiện chở hàng xuất khẩu vì phải dừng, đỗ thực hiện thủ tục liên quan.

Hiện tại có 05/12 cửa khẩu trên địa bàn đang thông quan hàng hóa, các cửa khẩu phụ khác vẫn đang tạm thời ngừng hoạt động để đảm bảo công tác kiểm soát dịch bệnh, ảnh hưởng tới hiệu suất thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu cũng như hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp bến bãi, dịch vụ.

Tình hình dịch bệnh phức tạp, nhiều doanh nghiệp đối tác phía Trung Quốc cắt giảm đơn hàng do lo ngại việc hàng hóa có mầm bệnh, nhất là đối với hàng lạnh. Từ đầu năm tới nay, nhiều mặt hàng như ớt quả tươi, vải, thanh long... đều gặp nhiều khó khăn trong xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc. Do đó tác động gián tiếp đến hoạt động của HTX trong lĩnh vực nông lâm nghiệp, dịch vụ, vận tải.

Gỡ điểm nghẽn về chính sách hỗ trợ

Theo bà Đoàn Thu Hà, mặc dù nhiều chính sách hỗ trợ đã được ban hành, trong đó có những cách thức tác động mang tính khuyến khích đối với các chủ thể thuộc mọi thành phần như: Gia hạn thời hạn nộp thuế, tạo cơ hội tiếp cận với nguồn vốn có lãi suất ưu đãi, ban hành những thủ tục hành chính đơn giản và các chế độ ưu đãi đặc biệt khác…Tuy nhiên, trên thực tế, có một số chính sách không quy định HTX thuộc phạm vi điều chỉnh hoặc thuộc diện điều chỉnh dẫn đến các HTX vẫn gặp nhiều hạn chế trong việc tiếp cận và thụ hưởng.

Việc triển khai các chính sách hỗ trợ đối với khu vực kinh tế tập thể, HTX trong những tháng đầu năm 2021 cũng chưa được thực hiện kịp thời như: Tuyên truyền phát triển HTX, đào tạo nguồn nhân lực, xúc tiến thương mại mở rộng thị trường chưa thực hiện được; việc xây dựng, đánh giá các mô hình, các thí nghiệm và việc tổ chức các hội nghị hội thảo khoa học, tập huấn kỹ thuật bị chậm so với kế hoạch đề ra, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp, công tác tư vấn xác lập quyền sở hữu trí tuệ cũng gặp nhiều khó khăn do hạn chế tiếp xúc.

Chính sách hỗ trợ thành lập mới HTX đã có nhưng trong quá trình thực hiện còn vướng mắc về thủ tục, yêu cầu về hồ sơ, chứng từ thanh toán khiến cho các HTX phải bổ sung, chỉnh sửa nhiều lần, ảnh hưởng đến tâm lý của các HTX và tiến độ thực hiện hỗ trợ.

“Các HTX chưa được thụ hưởng đầy đủ chính sách của nhà nước về ưu đãi, khuyến khích hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể, HTX, hỗ trợ dịch bệnh Covid-19 do nguồn ngân sách địa phương, chính sách, đối tượng chưa quy định cụ thể, tiêu chuẩn còn quá cao, thủ tục phức tạp, không sát thực tiễn và chưa phù hợp với điều kiện, nhu cầu của các HTX” - bà Đoàn Thu Hà nhấn mạnh.

Đặc biệt, việc tiếp cận vốn vay gặp nhiều khó khăn do HTX còn nhỏ lẻ, thiếu năng lực, thiếu tài sản đảm bảo; chính sách đưa cán bộ trẻ có trình độ đại học, cao đẳng về làm việc có thời hạn tại HTX chưa hấp dẫn nên chưa thu hút được nhân lực giúp HTX hoạt động có hiệu quả. Nhiều HTX chưa nắm bắt rõ thông tin chính sách và điều kiện về đối tượng thụ hưởng hỗ trợ của chính sách chưa phù hợp với điều kiện thực tế của các HTX.

Ngoài ra, hầu hết các HTX trên địa bàn tỉnh hiện nay đang hoạt động với phương thức thủ công, truyền thống; quy mô đầu tư nhỏ, trình độ công nghệ không cao, đơn giản. Các kỹ năng về thương mại điện tử; tìm kiếm, đánh giá và quản lý thông tin; truyền thông số; ứng dụng mô hình kinh doanh mới... của HTX trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn còn thấp. Cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin vẫn còn khá lạc hậu, gây khó khăn trong quá trình chuyển đổi số. Một số vùng sâu, vùng xa, vùng lõm cơ sở hạ tầng viễn thông di động chưa phủ sóng di động đến được.

Quỳnh Nga
Bài viết cùng chủ đề: Lạng Sơn

Tin cùng chuyên mục

Hậu Giang đạt nhiều thành tựu ấn tượng sau 50 năm giải phóng

Các đại biểu tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu dâng hương tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ

Lãnh đạo TP. Hồ Chí Minh dâng hương tưởng niệm Anh hùng liệt sĩ

Sôi động Hội thi cứu hộ biển quốc tế Đà Nẵng 2025

Thanh Hóa rực rỡ cờ hoa chào mừng 50 năm thống nhất đất nước

Bình Thuận còn 45 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp

Bà Trương Thị Hồng Hạnh làm Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Đà Nẵng

TP. Cần Thơ: Khát vọng vươn mình sau 50 năm giải phóng

Điện lực Sa Pa sẵn sàng cấp điện liên tục, an toàn dịp 30/4-1/5

TP. Hồ Chí Minh: Chi tiết 30 điểm bắn pháo hoa tối 30/4

Ký ức không quên về Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử

Quảng Nam: Kiên cường trong kháng chiến, vươn mình thời hội nhập

Ấm áp những ngọn nến tri ân các Anh hùng liệt sĩ

Hàng nghìn người dân háo hức đón xem tổng duyệt trình diễn drone

Khai mạc hội chợ triển lãm 'Công Thương - OCOP Thái Nguyên 2025'

Đà Nẵng: Thắp nến tri ân các Anh hùng liệt sĩ

Hà Nội thống nhất còn 126 xã, phường sau sắp xếp

Hà Tĩnh: Khánh thành Bến số 3 Cảng quốc tế Lào - Việt

Thái Nguyên: Giám đốc Sở Công Thương livestream quảng bá đặc sản địa phương

Đà Nẵng rợp cờ đỏ sao vàng mừng ngày 30/4 lịch sử