Thứ tư 07/05/2025 06:48

Lạng Sơn: Đang làm rõ nguyên nhân xuất hiện đàn châu chấu “tấn công” hoa màu

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lạng Sơn đã cử cán bộ đi kiểm tra để làm rõ nguyên nhân xuất hiện đàn châu chấu “tấn công” hoa màu của người dân.

Vừa qua, trên địa bàn xã Thiện Hòa, huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn xuất hiện đàn châu chấu hàng vạn con bu vào các loại cây, phá hoại mùa màng và tấn công các trường mầm non, tiểu học khiến người dân lo lắng, hoang mang.

Đàn châu chấu hàng vạn con bu vào các loại cây, phá hoại mùa màng và tấn công các trường mầm non, tiểu học trên địa bàn xã Thiện Hòa khiến người dân lo lắng, hoang mang. (Ảnh: TP)

Trao đổi với phóng viên Báo Công Thương, ông Lý Việt Hưng, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lạng Sơn cho biết sau khi nắm bắt được thông tin phản ánh về đàn châu chấu xuất hiện tại xã Thiện Hòa, huyện Bình Gia phá hoại hoa màu của người dân, đơn vị đã cử cán bộ xuống kiểm tra để làm rõ.

“Chúng tôi đã cử cán bộ xuống kiểm tra và cuối ngày hôm nay (30/5) sẽ có báo cáo nhanh về vụ việc này và sẽ cung cấp thông tin sau” – ông Hưng nói.

Theo thông tin phản ánh của người dân, khoảng 2 ngày gần đây, trên địa bàn xã Thiện Hòa, huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn xuất hiện đàn châu chấu tre lưng vàng với mật độ cao. Chúng bu vào các loại cây, phá hoại mùa màng và tấn công các trường mầm non, tiểu học.

Đàn châu chấu bu vào cây cối, phá hoại hoa màu của người dân. (Ảnh: TP)

Theo báo cáo của UBND huyện Bình Gia, đàn châu chấu tre lưng vàng đã xuất hiện, phá hại rừng tre, vầu, nứa, mai tại 3 thôn gồm: Thâm Khôn, Ba Biển, Yên Hùng của xã Thiện Hòa, với mật độ 600 - 1.000 con/bụi, ăn trụi lá, diện tích phá hại 10 ha.

Trong thời điểm đầu mùa hè, châu chấu đang bắt đầu di chuyển từ trên đồi cao xuống các khe suối, bờ bụi và bắt đầu xuất hiện gây hại cây ngô với mật độ 50 - 60 con/m2. Hiện tại, người dân phối hợp với chính quyền địa phương phun thuốc để diệt trừ châu chấu, ngăn ngừa phá hoại hoa màu của người dân.

Đàn châu chấu có mật độ 600 - 1.000 con/bụi, ăn trụi lá, hoa mầu của người dân. (Ảnh: TP)

Theo các nhà chuyên môn, châu chấu tre lưng vàng dài, thời gian sống và phá hại khoảng 5 - 6 tháng trong năm, châu chấu trưởng thành có thể bay xa 40 - 60 km, di chuyển nhanh thành từng đàn rất đông.

Khi hết thức ăn trên rừng chúng có thể di chuyển đến phá hại trên các cây trồng khác gần bìa rừng như: Ngô, lúa, cỏ chăn nuôi... hoặc bay sang các nơi có rừng cây, ao, trường học, nhà trình tường. Loài côn trùng này sống thành đàn, có sức tàn phá lớn đối với hoa màu, cây trồng của người dân, rất khó kiểm soát. Thức ăn yêu thích của chúng là ngô, tre, lúa.

Chính Công
Bài viết cùng chủ đề: phát triển nông nghiệp

Tin cùng chuyên mục

Đảng ủy Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương có tân Phó Bí thư

Bộ Y tế thông tin về trách nhiệm với sữa giả, thực phẩm giả

Mô hình chợ an toàn thực phẩm: Động lực cho nông thôn mới

Bộ Y tế thông tin lộ trình miễn viện phí sau chỉ đạo của Tổng Bí thư

Nhìn lại sự nghiệp của PGS.TS, nhạc sĩ Nguyễn Lân Cường

Tranh cãi dùng hóa chất, lòng se điếu vào 'tầm ngắm' kiểm tra

Ứng dụng AI và cảm biến trong nông nghiệp nông thôn

Xen canh thông minh, nông dân Kon Tum thu lợi kép

Liên Hợp Quốc truyền tải thông điệp hòa bình tại Đại lễ Vesak 2025

Từ đầu năm đến nay, tai nạn giao thông giảm mạnh

Thăm Bảo tàng Hồ Chí Minh - nơi Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước

Khách quốc tế đến Việt Nam tăng mạnh

PCI 2024: Hải Phòng lần đầu tiên đoạt ngôi vị quán quân

Thời tiết hôm nay 6/5: Bắc Bộ có mưa rào và dông

Thời tiết biển hôm nay 6/5/2025: Cảnh báo gió giật cấp 6

Xu hướng 'tiêu dùng xanh' tạo làn sóng mới trên thị trường

‘Giọt hồng yêu thương' và sự sẻ chia sống có trách nhiệm

Nấm độc núp bóng review, phá hoại thị trường - Bài 2: Doanh nghiệp chân chính bị tàn sát bởi review bẩn

Tạo đột phá khoa học - công nghệ: 7 nhiệm vụ trọng tâm

Hội Nông dân 5.0: Chuyển đổi số để bắt kịp xu thế mới