Thứ sáu 22/11/2024 14:20

Lan tỏa mô hình thư viện sách về bản làng

Là huyện miền núi khó khăn bậc nhất Nghệ An, nhưng huyện Tương Dương lại xây dựng được phong trào đọc sách rộng khắp, đến từng xã biên giới, vùng lòng hồ thủy điện…

Nhà cô giáo Kha Thị Hằng ở bản Can, xã Tam Thái là nơi ghé thăm quen thuộc của Lô Tuấn Tú và các bạn. Tại đây, các em được thoải mái lựa chọn những cuốn sách theo sở thích của mình. Với cậu bé Tuấn Tú, em thích đọc truyện tranh, Doreamon. Cuối buổi, em còn được mượn sách về nhà để tự đọc hoặc chia sẻ với bố mẹ, anh chị. Nhưng Tú và các bạn vẫn thích đến nhà cô giáo hơn, vì ngoài đọc sách, các em còn được vui chơi cùng nhau, nghe cô giáo giải đáp những thắc mắc, điều chưa hiểu…

Học sinh đọc sách tại thư viện thân thiện Trường Tiểu học Tam Thái, huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An

Cô Kha Thị Hằng chia sẻ, ở xa trung tâm nên để mua một cuốn truyện là một điều khó khăn. Hơn nữa, các em đều là người dân tộc thiểu số, đa phần thuộc hộ nghèo, cận nghèo. Việc bố mẹ bỏ tiền ra mua sách cho con là điều xa xỉ. Bản thân cô cũng là người Thái nên hiểu được những thiệt thòi của học sinh nơi đây. Vì thế, khi trường có chủ trương đưa sách về gia đình cô đã xung phong nhận nhiệm vụ này. Tuần nào, cô cũng đi từ bản lẻ ra trường chính để lấy và đổi sách. Cô cũng chú ý lấy nhiều thể loại để phù hợp với nhiều độ tuổi học sinh trong bản.

Sách được đưa về từng thôn bản

Trước đó, từ năm 2018, Trường Tiểu học Tam Thái đã khánh thành và đưa vào sử dụng Thư viện thân thiện với hơn 2.000 đầu sách. Những ngày hè, dù nghỉ học nhưng trường và thư viện không đóng cửa. Ngoài thủ thư, thì giáo viên chủ nhiệm cũng luân phiên nhau trực thư viện để cho học sinh đến đọc, tìm sách mượn về nhà. Đối với các điểm trường lẻ, giáo viên bản địa sẽ đưa sách về nhà phục vụ học sinh…

Thư viện được đưa về nhà cô giáo Kha Thị Hằng, thu hút học sinh xung quanh đến đọc sách

Bà Võ Tuyết Chinh – Phó Trưởng phòng Giáo dục Đào tạo huyện Tương Dương, Nghệ An cho biết, phong trào đọc sách, nhân rộng mô hình thư viện thân thiện, mở cửa thường xuyên được triển khai liên tục 3 năm qua. Ban đầu, chỉ có một số trường triển khai như Tiểu học thị trấn, Tam Hợp, Tam Đình, Yên Thắng… Mục đích tạo thói quen và ý thức đọc và làm theo sách của học sinh. Hạn chế chơi game online, chơi điện thoại hay trốn nhà đi tắm sông suối nguy hiểm. Sau đó, phong trào tổ chức đọc sách cho trẻ em được nhân rộng đến nhiều địa phương trong huyện. Phòng cũng kêu gọi, kết nối với các nhà hảo tâm, các trường miền xuôi và tổ chức nhân ái để xin thêm nguồn sách về cho học sinh.

Ngoài đọc sách ở thư viện, các em còn được mượn sách về nhà

Đến năm 2020, thư viện trường học thì các thư viện gia đình, thư viện thôn bản đã được triển khai hiệu quả ở hầu khắp các xã trong huyện. Ngoài thư viện trong nhà trường, nhà giáo viên, còn có thư viện đặt tại nhà văn hóa cộng đồng…

Hoàng Trinh

Tin cùng chuyên mục

Lạng Sơn: Chú trọng giải pháp căn cơ để giảm nghèo bền vững

Bắc Giang giành 2 giải A tại liên hoan nghệ thuật các dân tộc lần thứ VII năm 2024

Bài cuối: Đảng ta là Đảng vì nước, vì dân

Bắc Giang: Tặng Bằng khen 6 tập thể, 16 cá nhân đóng góp phát triển vùng dân tộc thiểu số

Bài 2: Động lực 'tiên quyết' giúp đồng bào Hà Giang phát triển

Bài 1: Những quyết sách mang ý Đảng, lòng dân

Hội nghị biểu dương đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Đà Nẵng lần thứ II năm 2024

Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Lai Châu: Hướng đến 11 mục tiêu

Lào Cai: Hỗ trợ đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình: Chú trọng công tác kiện toàn nhân sự Chương trình 1719

Sơn La bảo tồn và phát triển các bản du lịch gắn với giá trị văn hóa truyền thống

Huyện Bắc Yên - Sơn La dành nguồn vốn lớn đầu tư hạ tầng thiết yếu cho bà con dân tộc

Sơn La xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ măng cho đồng bào dân tộc thiểu số

Tuyên Quang: Tập trung xây dựng hạ tầng cơ sở thiết yếu vùng dân tộc thiểu số

Lạng Sơn: Đưa di tích lịch sử, văn hóa thành sản phẩm du lịch bền vững

Huyện Mộc Châu bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội Púng Hiéng của người Dao Tiền

Huyện Mường La - Sơn La đưa điện lưới quốc gia đến với bà con thôn bản

Huyện Mộc Châu - Sơn La đổi thay từ nguồn vốn dành cho đồng bào dân tộc thiểu số

Người Hà Lăng ở Kon Tum bảo tồn nét văn hoá truyền thống của 'nghề sinh ra từ làng'

Lạng Sơn: Từng bước nâng cao thể trạng, cải thiện tầm vóc trẻ em vùng cao