Thứ ba 26/11/2024 18:56

Lạm phát năm 2023 được dự báo khoảng 3,5%

Lạm phát năm 2023 được dự báo có thể không gay gắt như những dự báo nhìn từ năm 2022, đặc biệt khi áp lực về tỷ giá đã giảm bớt.

Mức lạm phát năm 2023 có khả năng đạt đỉnh vào tháng 1 năm 2023 và sau đó giảm dần trong các tháng cuối năm 2023, TS Nguyễn Đức Độ, Phó Viện trưởng Viện Kinh tế tài chính (Bộ Tài chính) nhận định tại Hội thảo về diễn biến giá cả thị trường năm 2022 và dự báo năm 2023 tổ chức ngày 4/1/2023 tại Hà Nội.

Phân tích về những áp lực lạm phát tại Việt Nam trong năm 2023 sẽ là “không quá lớn”, TS Độ cho rằng, cơ sở của nhận đinh này là Ngân hàng Nhà nước đã chủ động thực hiện chính sách tiền tệ thận trọng trong nửa sau năm 2022.

Quang cảnh hội thảo

Cùng đó, áp lực về tỷ giá đã giảm đáng kể từ cuối năm 2022 không chỉ ở thế giới mà còn ở cả Việt Nam.

Đáng chú ý là nguy cơ suy thoái toàn cầu sẽ gây áp lực giảm giá các mặt hàng cơ bản trên thế giới. Bởi vậy giá xăng dầu và các nguyên liệu khác sẽ khó tăng mạnh.

Lạm phát trung bình năm 2023 được dự báo sẽ nằm trong khoảng 3 – 4% hay nói cách khá là xoay quanh mức 3,5% (+/-0,5%)”, TS Độ nói.

Chia sẻ nhận định trên, TS Nguyễn Bá Minh cho rằng, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) nhìn trong giai đoạn 5 năm từ 2018 đến 2022 cho thấy CPI biến động không nhiều và có xu hướng đi ngang. Theo TS Minh, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam đạt được trong năm 2022 là một điều kiện để ổn định kinh tế vĩ mô và kiềm chế lạm phát. Các yếu tố khác như giá nguyên liệu thế giới không biến động, việc Trung Quốc mở cửa sau zero-Covid được coi là nhân tố ổn định chuỗi cung ứng, cung cầu nông sản không căng thẳng được coi là những nhân tố hàng đầu giúp giảm áp lực lạm phát.

Dự báo về thị trường - giá cả năm 2023, chuyên gia Lê Quốc Phương nhận định, triển vọng ảm đạm của kinh tế thế giới 2023 sẽ tác động tiêu cực đến Việt Nam. Tuy độ mở kinh tế lớn và đã hội nhập sâu vào kinh tế toàn cầu song Việt Nam vẫn đặt ra các mục tiêu phát triển khá cao, với 2 chỉ tiêu quan trọng là tăng trưởng GDP 6,5% và và độ tăng CPI bình quân dưới 4,5%.

Ông Lê Quốc Phương dự báo, các chỉ tiêu sẽ có khả năng đạt mức cơ sở nhờ các chính sách phục hồi kinh tế phù hợp, các biện pháp quyết liệt của chính phủ, nỗ lực của các doanh nghiệp nhằm phục hồi và phát triển kinh tế. Bên cạnh đó, nền tảng kinh tế vĩ mô của Việt Nam hiện tương đối ổn định, lạm phát thấp dưới 4% trong 7 năm qua (2015-2022), tạo tiền đề duy trì CPI dưới 4,5% năm 2023. Năm 2022 cũng đánh dấu sự phục hồi mạnh mẽ của nền kinh tế Việt Nam với mức tăng trưởng GDP trên 8%, tạo tiền đề duy trì mức phục hồi 6,5% vào năm 2023.

Từ góc độ chính sách, TS Đinh Trọng Thịnh, Học viện Tài chính đưa ra một số giải pháp cần thực hiện như tiếp tục ổn định giá trị VND, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn. Ông Thịnh cũng cho rằng, kinh tế Việt Nam đã bắt đầu thích ứng với trạng thái chung sống với đại dịch Covid-19, công việc cần làm là rà soát, hoàn thiện pháp luật về giá, đẩy nhanh việc hoàn chỉnh các định mức kinh tế kỹ thuật làm cơ sở xác định giá hàng hoá, dịch vụ.

Nhiều chuyên gia cũng cho rằng, việc Bộ Công Thương thường xuyên có các cuộc gặp gỡ với các thương vụ và thực hiện kết nối doanh nghiệp xuất nhập khẩu một mặt giúp doanh nghiệp giảm chi phí, mở rộng thị trường một mặt cũng có tác dụng giảm bớt áp lực lạm phát. Đây là điều cần tiếp tục được thúc đẩy trong năm 2023.

Cùng đó cần tăng cường cơ sở hạ tầng hỗ trợ thương mại trong nước, tăng cường cạnh tranh trong các ngành thương mại dịch vụ hậu cần, bán lẻ và bán buôn trong nước, giảm chi phí tuân thủ các tiêu chuẩn xuất nhập khẩu hàng hoá.

Tuy nhiên các chuyên gia cũng khuyến nghị điều quan trọng là không chủ quan lơ là với bóng ma lạm phát. Ở đây có vai trò rất quan trọng của các cơ quan nhà nước. Năm 2023 lương cơ bản tăng, thời điểm phải chấp nhận tăng giá một số mặt hàng do Nhà nước quản lý (giá điện, y tế, giáo dục…); thu ngân sách sẽ gặp khó khăn do doanh nghiệp còn gặp khó… là những yếu tố cần tính toán trong điều hành chính sách.

Quang Lộc
Bài viết cùng chủ đề: lạm phát

Tin cùng chuyên mục

Sửa Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt: Phương án nào là phù hợp?

Việc sửa đổi Biểu thuế thu nhập cá nhân sẽ được nghiên cứu, xem xét kỹ lưỡng

LPBank ra mắt giải pháp ưu việt 'Tài khoản sinh lời lộc phát'

Đầu tư bền vững: Bảo vệ tương lai từ những quyết định hôm nay của bạn

Dự trữ ngoại hối đã hao hụt đáng kể trong năm 2024

Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia: Cần phương án hài hòa để đạt được các mục tiêu

Prudential ứng dụng AI giúp tối ưu hóa quy trình chi trả

Bảo hiểm Agribank nâng mức chi trả Bảo An tín dụng lên 1 tỷ đồng: khách hàng luôn được bảo vệ tốt nhất

Thẻ tín dụng LPBank - 'Bí kíp' chi tiêu thông minh cuối năm

'Giấc mơ hồng' Bitcoin: Càng sát mốc kỷ lục 100.000 USD, nhà đầu tư càng nên cẩn trọng

VietinBank duy trì đà tăng trưởng CASA, tối ưu hóa nguồn vốn huy động, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh

Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có cồn: Lộ trình nào phù hợp?

Làm thế nào để không phát sinh phí SMS Banking khi giao dịch?

Đà Nẵng: Thúc đẩy đầu tư xanh và thị trường tài chính xanh hướng tới mục tiêu Net Zero

Từ 1/1/2025, ứng dụng Mobile Banking không được ghi nhớ mật khẩu

Triển khai xác thực khách hàng số tại các cơ sở cầm đồ ở Thành phố Hồ Chí Minh

Thu ngân sách nhà nước 2024 dự báo sẽ về đích trước hẹn

Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt và chống buôn lậu thuốc lá - những vấn đề đặt ra

VietinBank giành cú đúp giải thưởng về Báo cáo thường niên tại VLCA 2024

Ngành ngân hàng tiên phong trong áp dụng các tiêu chuẩn ESG