Thứ hai 21/04/2025 07:56

Các quan chức FED cảnh báo: Lạm phát chưa ổn định để hạ lãi suất

Các nhà hoạch định chính sách Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) cho rằng Ngân hàng trung ương Hoa Kỳ nên chờ đợi để lạm phát ổn định mức 2% trước khi hạ lãi suất.

Chưa phải thời điểm phù hợp để cắt giảm lãi suất

Đầu năm 2024, các nhà giao dịch trên thị trường tương lai đã dự đoán ít nhất có 6 lần cắt giảm lãi suất trong năm và bắt đầu từ tháng 3/2024. Tuy nhiên, một chuỗi dữ liệu về lạm phát cao hơn dự kiến đã làm thay đổi những dự đoán trước đó. Việc cắt giảm lãi suất lần đầu tiên được dự kiến đã không xảy ra, mà lần cắt giảm sớm nhất được dự đoán là vào tháng 9/2024.

Christopher Waller - Thống đốc Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (FED) chi nhánh St. Louis với tư cách là một thành viên bỏ phiếu thường trực của Ủy ban Thị trường mở Liên bang đã thể hiện sự cẩn trọng và không sẵn sàng ủng hộ việc cắt giảm lãi suất tại thời điểm này.

Chia sẻ với Viện Quốc tế Peterson, ông Christopher Waller cho biết: “Nếu thị trường lao động không suy yếu đáng kể (nền kinh tế vẫn ổn định) và có thể chịu đựng được một mức độ nhất định của lạm phát, chúng tôi sẽ xem dữ liệu lạm phát trong vài tháng nữa trước khi có thể thoải mái nới lỏng quan điểm chính sách tiền tệ”.

Trụ sở Cục Dự trữ liên bang Hoa Kỳ (FED) ở Washington, DC (Ảnh: Reuters)

Trong khi đó, Loretta Mester - Chủ tịch của FED Cleveland đã lặp lại quan điểm của mình về việc cần xem xét dữ liệu lạm phát trước khi đưa ra quyết định về chính sách tiền tệ trong các bình luận của mình tại Hội nghị FED ở Atlanta vào ngày 21/5.

“Tôi cần xem dữ liệu lạm phát trong vài tháng nữa, có vẻ như nó đang giảm xuống” - ông Mester nhận định và chia sẻ, nếu dữ liệu lạm phát đang giảm xuống, điều này có thể gợi ý rằng áp lực lạm phát đang giảm và không còn cần thiết phải duy trì chính sách tiền tệ nghiêm ngặt như trước. Tuy nhiên, quyết định về chính sách tiền tệ không chỉ phụ thuộc vào dữ liệu lạm phát mà còn phải xem xét nhiều yếu tố khác như tình hình thị trường lao động, triển vọng tăng trưởng kinh tế và tình hình tài chính.

Ông Christopher Waller đã chỉ ra một chuỗi dữ liệu gần đây, từ doanh số bán lẻ đi ngang cho đến sự hạ nhiệt trong cả lĩnh vực sản xuất và dịch vụ, để cho thấy rằng lãi suất cao hơn của FED đã giúp giảm bớt một số nhu cầu vốn góp phần gây ra tỷ lệ lạm phát cao nhất trong hơn 40 năm.

Mặc dù mức lương tăng mạnh, nhưng các số liệu nội bộ cho thấy sự căng thẳng trong thị trường lao động Hoa Kỳ khi nhiều người vẫn quyết định rời khỏi công việc của họ. Thị trường lao động cạnh tranh, khiến cho mức lương tăng cao. Tuy nhiên, điều này có thể làm suy yếu mục tiêu về lạm phát 2% của FED.

Ngoài ra, chỉ số giá tiêu dùng của Hoa Kỳ trong tháng 4 cho thấy tỷ lệ lạm phát ở mức 3,4% so với cùng kỳ năm trước, giảm nhẹ so với tháng 3. Mức tăng hàng tháng là 0,3%, thấp hơn một chút so với các dự đoán của các nhà kinh tế. Điều này chỉ ra rằng tốc độ tăng giá đang ổn định hơn so với những gì được dự đoán trước đó, tuy vẫn đang ở mức cao so với mục tiêu lạm phát 2% của FED.

Cần đợi lâu hơn

Báo cáo từ Bộ Lao động đã được Christopher Waller đánh giá là "một sự cứu trợ đáng hoan nghênh". Tuy nhiên, ông nhấn mạnh rằng mặc dù báo cáo có sự tiến bộ, nhưng nó vẫn không đủ để thay đổi quan điểm của ông về việc cần có thêm dẫn chứng thuyết phục để ông có thể ủng hộ bất kỳ chính sách nới lỏng tiền tệ nào.

Christopher Waller không tiết lộ kỳ vọng cụ thể của mình về thời điểm hoặc mức độ cắt giảm lãi suất. Thay vào đó, ông cho biết rằng sẽ giữ bí mật và chờ đợi những tiến triển cụ thể mà ông muốn thấy trên các báo cáo lạm phát trong tương lai.

Trong một phát biểu, Chủ tịch FED Atlanta Raphael Bostic đã có quan điểm tương tự như Christopher Waller, Ngân hàng trung ương Hoa Kỳ cần phải cẩn trọng khi quyết định cắt giảm lãi suất lần đầu tiên để đảm bảo rằng việc này không gây ảnh hưởng đến chi tiêu của các doanh nghiệp và gia đình. Đồng thời, họ cũng cần đặc biệt chú ý đến việc đặt các nhà hoạch định chính sách ở một vị trí mà lạm phát có thể tăng nhanh trở lại.

Raphael Bostic chia sẻ với các phóng viên bên lề hội nghị Atlanta FED ở Florida rằng: "Vì lợi ích của chúng tôi là tránh bất kỳ biến động nào... Chúng ta cần đảm bảo rằng khi chúng ta quyết định tiến hành, lạm phát sẽ ổn định ở mức 2%". Ông cho biết ông vẫn tin rằng lạm phát sẽ giảm dần trong năm, và việc cắt giảm lãi suất một lần vào Quý IV/2024 là phù hợp.

Linh Chi
Bài viết cùng chủ đề: giảm lãi suất

Tin cùng chuyên mục

Nga tạo ra 'vũ khí' vô hiệu hóa tác chiến điện tử

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 19/4: 'Giảng viên' NATO thiệt mạng ở Sumy

Báo chí giúp doanh nghiệp tiếp cận FTA nhiều nhất

Cà Mau: Từ chỉ số FTA Index đến tư duy hành động

Kinh tế Malaysia tăng trưởng 4,4%, xuất khẩu vượt kỳ vọng

Việt Nam kêu gọi doanh nghiệp Ấn Độ tham gia kết nối thị trường

FTA: Cú hích tăng tốc cho Hàn Quốc, Nhật Bản - Việt Nam đã sẵn sàng?

Tên lửa Iskander được coi là vũ khí 'sát thần' tại Ukraine

Chiến sự Nga-Ukraine chiều 18/4: Lính Ukraine tháo chạy khỏi Kursk

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 18/4: Lính Ukraine tháo lui ở Kursk

Khai thác hiệu quả FTA: ‘Chìa khoá’ để doanh nghiệp vượt sóng

Hoa Kỳ thử nghiệm đội hình robot tác chiến người - máy

Chiến sự Nga-Ukraine chiều 17/4: Lính đánh thuê Ukraine thương vong

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 17/4: Trinh sát Ukraine tử nạn ở Belgorod

Chiến sự Nga-Ukraine chiều 16/4: Nga siết vây lính Ukraine ở Kursk

Hoa Kỳ hiện đại hóa xe tăng Abrams

Chủ tịch nước gửi thư chúc mừng người phụ nữ gốc Việt đầu tiên bay vào không gian

GDP quý I của Trung Quốc tăng 5,4%, vượt kỳ vọng

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 16/4: Nga đánh sâu vào Donetsk, Ukraine rút lui khỏi Yampolovka

Động đất ở Myanmar: Du lịch Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng sao?