Thứ năm 28/11/2024 08:00

Làm gì để người lao động không ồ ạt rút bảo hiểm xã hội?

Việc rút bảo hiểm một lần là quyền của người lao động song có thể đẩy mạnh tuyên truyền để họ hiểu khi rút sẽ gây ra bất lợi kép về hiện tại và tương lai.

PGS.TS Giang Thanh Long - Viện trưởng Viện Chính sách Công và Quản lý đã cho biết khi nói về tương lai cho người lao động nhìn từ góc độ an toàn tài chính và an sinh xã hội.

Khó khăn hậu dịch bệnh khiến người lao động rút bảo hiểm ồ ạt

Cái nhìn của PGS.TS Giang Thanh Long xuất phát từ thực tế, giai đoạn hậu Covid-19, đời sống người lao động vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn vì vậy có không ít lao động chọn giải pháp rút bảo hiểm xã hội một lần, có công nhân thì thường xuyên vay tiền sinh hoạt hàng tháng… Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến an toàn tài chính, an sinh xã hội cho người lao động khi về già.

Người lao động chờ làm thủ tục rút bảo hiểm tại TP. Hồ Chí Minh

Theo T.S Vũ Minh Tiến, Viện trưởng Viện Công nhân và Công đoàn, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, từ đầu năm đến nay, dù tình trạng thiếu việc làm và thu nhập của người lao động đã giảm so với thời gian trước. Song với mức thu nhập khoảng 6,4 triệu đồng/tháng hiện nay thì người lao động vẫn không đủ để trang trải cuộc sống, dẫn tới nhiều hệ lụy.

"Một thực trạng đáng lo ngại là theo đánh giá chung của ngành lao động, hiện có 11% công nhân lao động thường xuyên phải vay tiền để sinh hoạt hằng tháng, 36% số công nhân lao động thỉnh thoảng phải vay tiền để chi tiêu sinh hoạt, khám chữa bệnh… Mặt khác, công nhân lao động làm việc với cường độ cao, kéo dài nhưng tiền lương không cao. Người lao động nếu không làm thêm giờ thì không đủ sống, tương lai bấp bênh", TS. Vũ Minh Tiến nêu thực tế.

Là doanh nghiệp thuộc lĩnh vực thâm dụng lao động, ông Phạm Quang Anh - Giám đốc Công ty Cổ phần quốc tế Dony chia sẻ rằng, câu chuyện lo lắng về đời sống, về việc làm của người lao động là nỗi lo muôn thuở.

Theo ông Quang Anh, hiện nay nỗi lo chính của người lao động không chỉ là lương cao hay lương thấp mà còn là lo công việc không ổn định sau giai đoạn đại dịch. Vì vậy, sau dịch mới có tình trạng nhiều người lao động chọn giải pháp rút sổ bảo hiểm xã hội một lần để có đồng vốn làm ăn.

Liên quan đến việc rút bảo hiểm xã hội của người lao động, PGS.TS Giang Thanh Long chỉ ra, qua khảo sát mới đây của các đơn vị cho biết, độ tuổi rút bảo hiểm xã hội một lần ở Việt Nam ngày càng trẻ hóa, trung bình dưới 40 tuổi và hầu hết ở các doanh nghiệp ngoài nhà nước.

Cách nào hạn chế việc rút bảo hiểm xã hội ồ ạt?

Nhiều ý kiến cho rằng, để hạn chế rút bảo hiểm xã hội một lần, chúng ta cần phải có chính sách hỗ trợ trẻ em, con em của người lao động là điều rất quan trọng. Dẫn chứng một số nước châu Phi cho thấy, việc hỗ trợ trẻ em giúp cho các gia đình bớt đi gánh nặng, bố mẹ trẻ sẽ có nguồn lực để tham gia bảo hiểm xã hội. Hay như Thái Lan hiện cũng đang thúc đẩy phát triển quỹ an sinh xã hội, hỗ trợ cho trẻ em mới sinh ra trong mỗi gia đình và mỗi hộ gia đình được hỗ trợ 2 trẻ em, đảm bảo vấn đề nuôi con cái trong thời gian đầu, để bố mẹ trẻ có thu nhập thấp có thể tham gia bảo hiểm xã hội.

Bên cạnh đó, chúng ta có thể đẩy mạnh công tác tuyên truyền để người lao động hiểu là khi rút bảo hiểm xã hội một lần thì gây ra bất lợi kép về hiện tại và tương lai.

“Khi rút bảo hiểm xã hội một lần thì người lao động không còn được hưởng các chế độ ngắn hạn và tương lai không còn được đảm bảo khi về già. Mặt khác, để đảm bảo an sinh xã hội khi về già thì ngay từ khi còn trẻ, người lao động cần phải tham gia bảo hiểm xã hội để tích lũy cho chính mình và sau này tránh phụ thuộc vào nguồn thu nhập của người khác”- PGS.TS Giang Thanh Long phân tích.

Ngọc Thùy
Bài viết cùng chủ đề: Người lao động

Tin cùng chuyên mục

Bộ Nội vụ: Thông tin sáp nhập các tỉnh, thành trên mạng xã hội là sai sự thật

Trường hợp nào không cần giấy chuyển tuyến vẫn được hưởng 100% bảo hiểm y tế?

Phiên họp Nhóm công tác Hải quân Việt Nam - Singapore lần thứ 10

Việt Nam đang đối mặt với tốc độ già hóa dân số nhanh chóng

Chính sách 'vàng' thu hút nhân lực y tế về Quảng Ninh

Quảng Nam: Xuất hiện vết nứt dài, 10 hộ dân phải di dời khẩn cấp

Dưa hấu rớt giá thê thảm, nông dân Gia Lai 'mòn mỏi' chờ thương lái

Thận trọng trước loạt sản phẩm hỗ trợ sức khỏe bán trái phép trên thương mại điện tử

Vũng Tàu: Gần 50 người nhập viện nghi do ngộ độc bánh mì

Quảng Bình: Cháy xưởng sản xuất bột cá, thiệt hại ước tính hơn 100 tỷ đồng

Nhân sự 26/11: Bộ Tài chính bổ nhiệm lãnh đạo cục, vụ; Tỉnh ủy Thái Bình, Hà Nam có nhân sự mới

Dự báo thời tiết biển ngày 27/11/2024: Hôm nay biển động

Dự báo thời tiết hôm nay: Cập nhật tin gió mùa Đông Bắc

Dự báo thời tiết hôm nay 27/11/2024: Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ trời rét

Tối 26/11, thêm khách hàng trúng Vietlott Power 6/55 nhiều tỷ đồng

Bình Thuận: Thu hồi 11 giấy phép xe tập lái cải tạo trái phép

Việt Nam đã sử dụng 5,9 triệu liều vaccine dịch tả lợn châu Phi

Trường Quản trị và Kinh doanh ra mắt tạp chí Quản trị, An ninh và Công nghệ​

Nhiều điểm cần chú ý trong dự thảo quy chế tuyển sinh đại học từ năm 2025

Đà Nẵng: Xử lý 144 tàu cá không đủ điều kiện khai thác thủy sản thế nào?