Chủ nhật 22/12/2024 10:28

Lai Châu: Tổ chức phiên tòa giả định tuyên truyền phòng chống tảo hôn

Ngày 22/5, theo Công an tỉnh Lai Châu, phiên tòa được tổ chức tại huyện Sìn Hồ, mô phỏng vụ án "Giao cấu với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi”...

Cụ thể, ngày 21/5, Công an huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu đã phối hợp liên ngành tố tụng huyện Sìn Hồ và các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể huyện tổ chức phiên tòa giả định tại Trường THCS xã Hồng Thu. Phiên tòa này mô phỏng vụ án "Giao cấu với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi”.

Tại phiên tòa có sự tham gia của 428 học sinh và hơn 100 người dân trên địa bàn xã Hồng Thu. Đây là hoạt động thể hiện sự quyết tâm của Công an huyện Sìn Hồ trong thực hiện thắng lợi Nghị quyết số 15-NQ/TU của Ban Chấp hành Tỉnh ủy Lai Châu về xóa bỏ hủ tục, phong tục, tập quán lạc hậu, xây dựng nếp sống văn minh trong nhân dân các dân tộc tỉnh Lai Châu giai đoạn 2024 - 2030.

Phiên tòa giả định. (Ảnh: CATLC)

Theo đó, kịch bản phiên tòa giả định được xây dựng dựa trên vụ án có thật: Thào A.T (19 tuổi) quen biết và yêu Giàng Thị V. (14 tuổi). Mặc dù biết V. chưa đủ tuổi kết hôn, gia đình hai bên vẫn tổ chức đám cưới theo phong tục, dẫn đến việc V. bỏ học và mang thai. Sự việc được báo cáo lên chính quyền và Thào A.T bị khởi tố về tội "Giao cấu với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi".

Phiên tòa được thực hiện sát với thực tế, với đầy đủ các thành phần như thẩm phán, kiểm sát viên, luật sư và các thành phần tham gia tố tụng khác. Xoay quanh các tình tiết của vụ án, lồng ghép trong quá trìnhh xét hỏi và tranh tụng, Hội đồng xét xử và kiểm sát viên đã lồng ghép các câu hỏi để các em học sinh tham gia trả lời. Qua đó, tạo không khí sôi nổi, hào hứng và thu hút các em học sinh tham gia, góp phần tuyên truyền, giúp học sinh và người dân hiểu rõ quy địnhh của pháp luật cũng như về hệ lụy của tảo hôn đối với kinh tế - xã hội và sức khỏe tinh thần.

Hơn 400 em học sinh theo dõi phiên tòa giả định với nhiều câu hỏi lồng ghép để tuyên truyền giáo dục pháp luật. (Ảnh: CALC)

Phiên tòa giả định đã diễn ra rất thành công. Đây là hoạt động thiết thực, ý nghĩa, góp phần nâng cao nhận thức cộng đồng về tác hại của tảo hôn, xây dựng nếp sống văn minh, hạnh phúc cho thế hệ trẻ. Qua đó, đẩy mạnh thực hiện xóa bỏ hủ tục, phong tục, tập quán lạc hậu, xây dựng nếp sống văn minh trong nhân dân các dân tộc tỉnh Lai Châu.

Minh Thư
Bài viết cùng chủ đề: Lai Châu

Tin cùng chuyên mục

Lạng Sơn: cô gái Nùng khởi nghiệp thành công với hồng vành khuyên treo gió

Lạng Sơn: đưa con chữ đến từng bản làng

Sơn La: nâng cao đời sống vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Hà Nội: Chợ phiên vùng cao - Chào năm mới 2025 có gì đặc sắc?

Sơn La: Các hộ dân nghèo xã Chiềng Kheo được hỗ trợ ổn định nhà ở

Lạng Sơn: Chú trọng nâng cao chất lượng cán bộ người dân tộc thiểu số và người có công

Thực hiện hiệu quả chính sách dân tộc trong phát triển kinh tế

Sắc màu văn hóa các dân tộc tỉnh Lai Châu tại TP. Đà Nẵng

Bài 3: Cơ hội cho Hà Giang chuyển mình

Sơn La: Hiệu quả cao từ việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia 1719

Lạng Sơn: Phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Thuận Châu (Sơn La): Thực hiện tốt Chương trình 1719, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Lạng Sơn: Chú trọng giải pháp căn cơ để giảm nghèo bền vững

Bắc Giang giành 2 giải A tại liên hoan nghệ thuật các dân tộc lần thứ VII năm 2024

Bài cuối: Đảng ta là Đảng vì nước, vì dân

Bắc Giang: Tặng Bằng khen 6 tập thể, 16 cá nhân đóng góp phát triển vùng dân tộc thiểu số

Bài 2: Động lực 'tiên quyết' giúp đồng bào Hà Giang phát triển

Bài 1: Những quyết sách mang ý Đảng, lòng dân

Hội nghị biểu dương đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Đà Nẵng lần thứ II năm 2024

Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Lai Châu: Hướng đến 11 mục tiêu