Thứ bảy 23/11/2024 09:47

Lai Châu sắp diễn ra Hội chợ sâm năm 2022

Hội chợ sâm Lai Châu năm 2022 sẽ được UBND tỉnh Lai Châu tổ chức từ ngày 11-13/11 tại Lai Châu.

Với chủ đề: “Nắm chắc thời cơ, vượt qua thách thức, khát vọng vươn xa”, Hội chợ sâm Lai Châu năm 2022 sẽ được tổ chức từ ngày 11-13/11 tại Trung tâm thương mại (thành phố Lai Châu).

Sâm Lai Châu được ví như cây vàng dưới tán rừng

Nhằm giới thiệu về tiềm năng, lợi thế, chính sách ưu đãi đầu tư phát triển và quảng bá cây sâm, lần đầu tiên tỉnh Lai Châu sẽ tổ chức Hội chợ sâm với chủ đề “Nắm chắc thời cơ, vượt qua thách thức, khát vọng vươn xa”. Thông qua Hội chợ, các doanh nghiệp sẽ có cơ hội tìm hiểu, xúc tiến hợp tác đầu tư, liên kết với người dân sản xuất, kinh doanh cây sâm và các sản phẩm từ sâm.

Tại hội chợ sâm Lai Châu, chính quyền địa phương sẽ công bố bản đồ quy hoạch phát triển vùng trồng sâm Lai Châu. Qua đó, UBND tỉnh Lai Châu mong muốn kết nối, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm, quy trình kỹ thuật trồng, sản xuất giống, phát triển vùng trồng và công nghệ chế biến các sản phẩm từ sâm Lai Châu đến cộng đồng doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh.

Theo rà soát, đánh giá và xác định của các cơ quan chức năng, toàn tỉnh có trên 38.000ha diện tích rừng có khả năng phát triển tốt sâm Lai Châu; trong đó, diện tích rất thích hợp để phát triển sâm Lai Châu là khoảng 10.000ha. Đến thời điểm hiện tại, các doanh nghiệp, HTX, hộ dân trên địa bàn tỉnh đã bảo tồn 1.200 cây mẹ sâm Lai Châu ngoài tự nhiên; gây trồng trên 1.600 cây mô hình; phát triển trồng 50ha sâm Lai Châu tại các khu vực rừng già, vườn hộ gia đình tại các huyện: Tam Đường, Sìn Hồ, Mường Tè và Phong Thổ.

Tại sự kiện lần này, tỉnh Lai Châu sẽ tái hiện không gian kiến trúc nhà ở truyền thống của 5 bản du lịch cộng đồng tiêu biểu, gồm: bản Vàng Pheo - xã Mường So (huyện Phong Thổ); bản San Thàng - xã San Thàng (thành phố Lai Châu); bản Thẳm - xã Bản Hon và bản Sì Thâu Chải - xã Hồ Thầu (huyện Tam Đường); bản Nậm Pắt - xã Tà Mung (huyện Than Uyên). Trong đó, trưng bày, giới thiệu về đồ dùng sinh hoạt, nghề thủ công truyền thống, trang phục, trang sức, dụng cụ sản xuất, lao động… mang đậm bản sắc văn hoá của các dân tộc: Thái, Lự, Giáy, Mông, Dao…trên địa bàn tỉnh.

Trong khuôn khổ hội chợ diễn ra nhiều hoạt động thiết thực: Hội nghị xúc tiến đầu tư phát triển vùng sâm Lai Châu; Hội thảo chuyển giao khoa học kỹ thuật phát triển sâm Lai Châu; Trưng bày sản phẩm OCOP, sản phẩm nông nghiệp đặc trưng và quảng bá du lịch với 30 gian hàng.

Phương Cúc
Bài viết cùng chủ đề: tỉnh Lai Châu

Tin cùng chuyên mục

Lai Châu: Tìm thị trường bền vững cho các sản phẩm chè

Chung tay xây dựng thương hiệu cho nông sản miền núi

Đưa nông sản chủ lực của Yên Bái lên sàn thương mại điện tử

Bắc Kạn: Đẩy mạnh phát triển thương mại, tạo cầu nối vững chắc giữa sản xuất với tiêu dùng

Petrolimex Hà Giang: Đảm bảo nguồn cung xăng dầu và lan toả nghĩa tình đồng bào

Longform | Xây dựng chuỗi liên kết, nâng cao giá trị cà phê Sơn La

Quý IV, sẽ có khoảng 400 tấn nông sản được tiêu thụ trên sàn thương mại điện tử buudien.vn

Ca cao tăng giá, người trồng phấn khởi

Khẳng định giá trị thương hiệu ‘Đà Lạt - Kết tinh kỳ diệu từ đất lành’

Longform | 'Xanh hoá' sản phẩm, khẳng định thương hiệu nông sản trên thị trường

Hoà Bình: Gia tăng tiêu thụ cam Cao Phong trên sàn thương mại điện tử

Longform | Sàn thương mại điện tử Việt tăng cường hỗ trợ tiêu thụ nông sản miền núi

Sạt lở ở Hà Giang, hàng hóa thiết yếu vận chuyển ra sao?

Bắc Kạn tập trung phát triển và quản lý chợ

Quảng Ninh: Tăng cường quảng bá, nâng cao giá trị chè Hải Hà

Nông sản Bắc Kạn tham dự hội nghị kết nối cung cầu giữa TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành

Quảng Ngãi: Nâng tầm giá trị nông sản miền núi

Bưu điện tỉnh Điện Biên hỗ trợ tiêu thụ nông sản địa phương

Hỗ trợ tiêu thụ nông sản Lai Châu trên sàn thương mại điện tử

Tăng cường tiêu thụ nông sản Đắk Nông trên nền tảng thương mại điện tử