Chủ nhật 22/12/2024 12:30

Lai Châu: Giá trị sản xuất công nghiệp tăng trên 42%, chuẩn bị hội nghị đối thoại doanh nghiệp

Trong tháng 9, nhiều chỉ tiêu kinh tế của tỉnh Lai Châu tăng khá so với cùng kỳ, giá trị sản xuất công nghiệp tăng 42,3%; thu ngân sách trên địa bàn tăng 13%...

Sáng nay (26/9), UBND tỉnh Lai Châu tổ chức Phiên họp tháng 9 dưới sự chủ trì của ông Lê Văn Lương - Chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu, phiên họp được tổ chức bằng hình thức trực tiếp tại điểm cầu tỉnh kết hợp trực tuyến tới điểm cầu các huyện, thành phố.

Phiên họp tháng 9 của UBND tỉnh Lai Châu. Ảnh: CTTĐTLC

Theo báo cáo tại phiên họp, trong 9 tháng, các cấp, các ngành, các địa phương đơn vị đã nỗ lực khắc phục khó khăn, bám sát các chỉ đạo điều hành của Trung ương và tình hình thực tế của tỉnh Lai Châu để thực hiện nhiệm vụ được giao và đạt được một số kết quả.

Nhiều chỉ tiêu kinh tế tăng khá so với cùng kỳ, cụ thể: Giá trị sản xuất công nghiệp tăng 42,3%; thu ngân sách trên địa bàn tăng 13%; tổng lượt khách du lịch, doanh thu du lịch tăng cao (lượt khách tăng 37,4%; doanh thu tăng 55,1%); tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tăng 8%; doanh thu vận tải tăng 9,9%.

Sản xuất nông nghiệp cơ bản đảm bảo mùa vụ, một số chỉ tiêu tăng so với cùng kỳ năm trước: Sản lượng lương thực có hạt tăng 1.677 tấn; sản lượng chè búp tươi tăng 4.000 tấn, sản lượng thịt hơi các loại tăng 6,2%; diện tích trồng mới chè vượt 18,3% kế hoạch năm. Cơ cấu cây trồng chuyển dịch theo hướng tích cực, phát triển một số loại cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn như dong riềng, gừng, nghệ.

Việc triển khai thực hiện kế hoạch đầu tư công năm 2024 được chỉ đạo quyết liệt. Tỷ lệ giải ngân của một số cơ quan, đơn vị đạt khá; việc triển khai thực hiện, giải ngân nguồn vốn đầu tư thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia đã có chuyển biến tích cực so với năm 2023 (tỷ lệ giải ngân đạt 50,35%, cao hơn 8,36 điểm % so với cùng kỳ năm 2023).

Giá trị sản xuất công nghiệ trong tháng 9 của Lai Châu tăng trên 42%. (Ảnh minhhoa: Nguyễn Oanh)

Cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh tiếp tục có chuyển biến tích cực; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong quản lý Nhà nước trên các lĩnh vực đảm bảo đúng quy định pháp luật, tạo sự chủ động, linh hoạt cho các cơ quan, đơn vị và địa phương…

Phát biểu kết luận tại Phiên họp, Chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu nhấn mạnh về nhiệm vụ 3 tháng cuối năm 2024, đồng thời yêu cầu các sở, ban, ngành tỉnh, UBND các huyện, thành phố chủ động, quyết liệt thực hiện nhiệm vụ được giao, tập trung thực hiện một số nội dung như: Bám sát các chỉ đạo của Trung ương, bám sát chương trình làm việc, chương trình công tác năm để chủ động tham mưu trình UBND tỉnh các nội dung còn tồn đọng trong chương trình công tác 9 tháng…

Chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu Lê Văn Lương giao Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp các sở, ngành liên quan tiếp thu, hoàn thiện dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 theo ý kiến tham gia của các Bộ, ngành Trung ương; tập trung công tác giải phóng mặt bằng, tháo gỡ khó khăn đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công.

Đối với các chương trình mục tiêu quốc gia, yêu cầu các cơ quan thường trực các chương trình mục tiêu quốc gia, các sở, ngành liên quan; UBND các huyện, thành phố tập trung triển khai thực hiện các kết luận chỉ đạo của Trưởng Ban Chỉ đạo các chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh tại Phiên họp sơ kết thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia, phấn đấu hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ của từng Chương trình…

Cùng với đó, theo chức năng nhiệm vụ Chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu yêu cầu các ngành, địa phương tập trung chỉ đạo sản xuất nông nghiệp đảm bảo theo khung thời vụ; khẩn trương hoàn thành các nhiệm vụ triển khai, tham mưu triển khai thực hiện Luật Đất đai mới theo các văn bản chỉ đạo của UBND tỉnh; chuẩn bị tốt các điều kiện tổ chức Hội nghị đối thoại doanh nghiệp và gặp mặt Doanh nhân năm 2024, Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Lai Châu năm 2024 theo kế hoạch; tập trung chuẩn bị các điều kiện tổ chức một số sự kiện theo kế hoạch; tập trung các giải pháp cụ thể đẩy nhanh tiến độ đào tạo nghề trên địa bàn, đảm bảo đạt chỉ tiêu theo kế hoạch năm 2024; tập trung thực hiện các giải pháp đảm bảo đảm bảo quốc phòng - an ninh và trật tự an toàn xã hội…

Minh Thư
Bài viết cùng chủ đề: Công Thương địa phương

Tin cùng chuyên mục

Khởi công cụm công nghiệp Bắc Sơn 2, vốn đầu tư hơn 280 tỷ đồng

Năm 2025, Tây Ninh thúc đẩy phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo

Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 3- Những bất cập trong triển khai thực hiện Chương trình OCOP

Năm 2025, Đồng Nai ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 2 con số

Bài 2 - Nâng sao đếm số, nhiều OCOP đứng trước nguy cơ ''chết yểu''

Bà Rịa – Vũng Tàu: Khởi động dự án khu công nghiệp thông minh, sinh thái

Ninh Thuận: Đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư vào các ngành kinh tế trọng điểm

Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 1- OCOP, làn gió mới trong phát triển kinh tế nông thôn

Tuyên Quang: Sản xuất tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp theo hướng bền vững

Nhiều điểm sáng trong bức tranh kinh tế TP. Vũng Tàu năm 2024

Đồng Tháp: Tuân thủ pháp luật để hoạt động thương mại biên giới phát triển bền vững

Cảng biển Quảng Ninh: Đón đầu cơ hội tăng trưởng

Hải Dương: Tăng trưởng kinh tế đứng thứ 6/63 tỉnh, thành phố trong cả nước

Hải Dương: Cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thành lập mới 2.000 doanh nghiệp

Thái Nguyên hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng UKVFTA, mở rộng xuất khẩu sang thị trường Anh

Đồng Tháp: Sản xuất công nghiệp tiếp tục phục hồi và phát triển

Đa dạng hoá sản phẩm, đưa du lịch Sơn La phát triển

Thành phố Sơn La - Gia tăng giải pháp xúc tiến tiêu thụ nông sản

Top 10 sản phẩm công nghiệp chủ lực TP. Hà Nội năm 2024

Quảng Ninh: Hạ Long tích cực hoàn thành công tác chuẩn bị cho bầu cử