Thứ ba 22/04/2025 17:50

Kỳ vọng xuất khẩu cá tra sẽ tiếp tục tăng trưởng những tháng cuối năm

Tháng 7/2024, kim ngạch xuất khẩu cá tra Việt Nam đạt hơn 184 triệu USD, tăng 29% so với cùng kỳ. 7 tháng đầu năm nay, xuất khẩu cá tra đạt hơn 1,1 tỷ USD.

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, tháng 7/2024, kim ngạch xuất khẩu cá tra Việt Nam đạt hơn 184 triệu USD, tăng 29% so với tháng 7/2023. Lũy kế 7 tháng đầu năm nay, xuất khẩu cá tra đạt hơn 1,1 tỷ USD, tăng 9% so với cùng kỳ năm ngoái.

Thống kê của Hiệp hội Thủy sản Việt Nam (VASEP) cho thấy, về cơ cấu sản phẩm, xuất khẩu cá tra giá trị gia tăng tiếp tục ghi nhận tăng trưởng 30% trong 7 tháng đầu năm nay, với giá trị đạt hơn 21 triệu USD. Xuất khẩu cá tra khô và sản phẩm cá tra đông lạnh khác (nguyên con, cắt khúc, bong bóng,...) đạt gần 200 triệu USD, tăng 22% so với cùng kỳ. Giá trị xuất khẩu sản phẩm chủ lực của cá tra Việt Nam (phi lê đông lạnh) trong 7 tháng đầu năm nay đạt 881 triệu USD, tăng 6% so với cùng kỳ năm ngoái.

7 tháng đầu năm nay, xuất khẩu cá tra đạt hơn 1,1 tỷ USD, tăng 9% so với cùng kỳ năm ngoái. Ảnh minh họa

Về thị trường tiêu thụ, Trung Quốc và Hồng Kông (Trung Quốc) vẫn tiếp tục là thị trường tiêu thụ nhiều nhất cá tra Việt Nam. Trong tháng 7, xuất khẩu sang thị trường này đạt 55 triệu USD, tăng 23% so với cùng kỳ năm ngoái. 7 tháng đầu năm nay, xuất khẩu cá tra sang Trung Quốc và Hồng Kông (Trung Quốc) đạt 313 triệu USD, giảm 4% so với cùng kỳ, chủ yếu do giảm trong tháng 2 và tháng 3/2024.

VASEP đánh giá, sự tăng trưởng xuất khẩu cá tra tháng 7 sang Trung Quốc và Hồng Kông (Trung Quốc) có thể được duy trì trong nửa cuối năm 2024 nhờ vào sự phục hồi nhu cầu, cải thiện chất lượng sản phẩm, và các chiến lược thương mại thành công. Tuy nhiên, ngành xuất khẩu cần tiếp tục theo dõi và điều chỉnh theo các yếu tố tác động để duy trì và mở rộng thị trường.

Đứng thứ hai trong tiêu thụ cá tra Việt Nam là Mỹ. Xuất khẩu cá tra sang nước này tháng 7 đạt 31 triệu USD, tăng 69% so với cùng kỳ năm 2023. Lũy kế xuất khẩu cá tra 7 tháng đầu năm nay sang Mỹ đạt 190 triệu USD, tăng 20% so với cùng kỳ năm ngoái.

Khối thị trường CPTPP là điểm đến lớn thứ 3 của cá tra Việt Nam, với giá trị xuất khẩu trong tháng 7 đạt 28 triệu USD, tăng 41% so với cùng kỳ năm ngoái. Tính đến hết tháng 7/2024, xuất khẩu cá tra sang khối thị trường CPTPP đạt 155 triệu USD, tăng 15% so với cùng kỳ năm 2023. Mexico là quốc gia tiêu thụ nhiều nhất cá tra Việt Nam trong khối CPTPP, với gần 10 triệu USD, tăng 94% so với cùng kỳ.

Lũy kế 7 tháng đầu năm nay, xuất khẩu cá tra sang Mexico ước đạt khoảng 45 triệu USD, tăng 14% so với cùng kỳ, tiếp tục đứng đầu trong khối CPTPP, và là thị trường đơn lẻ thứ 3 chỉ sau Trung Quốc và Mỹ về tiêu thụ nhiều nhất cá tra từ Việt Nam.

Kế tiếp là thị trường EU. Xuất khẩu cá tra sang EU tháng 7 đạt 14 triệu USD, tăng 7% so với cùng kỳ năm ngoái. Lũy kế xuất khẩu cá tra 7 tháng đầu năm nay sang thị trường này đạt 99 triệu USD, giảm 2% so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, Hà Lan mặc dù vẫn dẫn đầu trong khối về tiêu thụ cá tra Việt Nam, tuy nhiên, giá trị xuất trong 7 tháng đầu năm nay vẫn chứng kiến giảm 4% so với cùng kỳ, chủ yếu là do sụt giảm trong tháng 2 và tháng 5/2024.

VASEP đánh giá, sự tăng trưởng khả quan của xuất khẩu cá tra trong tháng 7/2024 cho thấy nỗ lực của các doanh nghiệp trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hóa thị trường và thích ứng với những biến động của thị trường quốc tế.

VASEP cho rằng ngành cá tra đang phải tiếp tục đối mặt với nhiều thách thức. Cụ thể, kinh tế thế giới có nhiều dấu hiệu khởi sắc nhưng tốc độ tăng trưởng chậm. Giá cả lương thực, năng lượng và chi phí vận chuyển vẫn ở mức cao khiến lạm phát toàn cầu dù có dấu hiệu hạ nhiệt nhưng áp lực giá cả vẫn tiếp tục gia tăng, chưa về mức mục tiêu mà các quốc gia mong muốn và tiềm ẩn nguy cơ bùng phát trở lại.

Ngoài ra, các cuộc xung đột, điểm nóng tiếp tục diễn ra, không loại trừ nguy cơ leo thang, gây bất ổn đối với an ninh thế giới. Cuộc xung đột Nga - Ukraine tiếp tục ở thế giằng co quyết liệt trên thực địa, triển vọng đàm phán vẫn rơi vào bế tắc khi không có sự thoả hiệp, nhượng bộ nào giữa hai bên, khiến các chi phí vận tải tiếp tục tăng cao, gây khó khăn cho xuất khẩu thủy sản Việt Nam, trong đó có cá tra.

Tuy nhiên, xuất khẩu cá tra vẫn giữ được “phong độ” trong tháng 7 và trong các tháng cuối năm, khi mùa lễ hội và các kỳ nghỉ tới, kỳ vọng lượng đơn đặt hàng cá tra từ Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trưởng.

Ngọc Ngân
Bài viết cùng chủ đề: Cục Hải quan

Tin cùng chuyên mục

Chanh leo nhận 'vé thông hành' tại thị trường tỷ dân

Ớt, chanh leo, tổ yến và ‘giấc mơ lớn’ ở thị trường tỷ dân

Xuất khẩu cám gạo: Thêm cơ hội từ thị trường Trung Quốc

Đà Nẵng: Gỡ khó cho doanh nghiệp sản xuất, xuất nhập khẩu, logistics

Hội nghị của Bộ Công Thương tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp xuất khẩu sang Hoa Kỳ

Bộ Công Thương họp sửa đổi Nghị định về xuất xứ hàng hoá

Dự báo, giá gạo xuất khẩu tiếp tục giữ đà tăng

HCMC FOODEX 2025: Mở rộng thị trường, thúc đẩy xuất khẩu

Việt Nam - Áo: ‘Bắt mạch’ dòng chảy thương mại mới thời EVFTA

Xuất khẩu rau, quả: Vì sao sầu riêng mất 'ngôi vương'?

Bộ Công Thương xây dựng hệ thống cảnh báo sớm vụ kiện phòng vệ thương mại

Thêm 4 Nghị định thư xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc

Đơn hàng tốt, doanh nghiệp dệt may thu lãi lớn

Bộ Công Thương sẽ ký 4 thỏa thuận hợp tác với Trung Quốc

Thương mại Việt -Trung: Bộ Công Thương thúc đẩy hợp tác sâu tới nhiều địa phương

Bộ Công Thương thúc đẩy thương mại Việt Nam - Trung Quốc

Lý giải xuất nhập khẩu qua Lạng Sơn đạt 17,8 tỷ USD

Chặn gian lận xuất xứ, Bộ Công Thương đề nghị quản lý chặt nguyên liệu sản xuất hàng xuất khẩu

Viet Nam International Sourcing 2025: Gỡ điểm nghẽn chuỗi cung ứng, tạo sức bật cho hàng Việt

Xuất khẩu cà phê: Gia tăng tỷ trọng chế biến sâu