Thứ ba 26/11/2024 06:14

Kỳ vọng kim ngạch thương mại Việt Nam – Hàn Quốc sẽ đạt 100 tỷ USD trong năm nay

Tổng Lãnh sự Hàn Quốc tại Đà Nẵng Ahn Min Sik kỳ vọng kim ngạch thương mại Việt Nam – Hàn Quốc sẽ cán mốc 100 tỷ USD trong năm nay.

Theo Tổng Lãnh sự Hàn Quốc tại Đà Nẵng Ahn Min Sil, qua 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt Nam – Hàn Quốc đã liên tục có sự tăng trưởng mạnh mẽ, từ 500 triệu USD vào năm 1922 lên đạt mức kỷ lục 80,6 tỷ USD năm 2021, dù 2 nước gặp rất nhiều khó khăn trong bối cảnh dịch Covid – 19 phức tạp.

Kim ngạch thương mại giữa Việt Nam - Hàn Quốc 6 tháng đầu năm 2022 đạt gần 45 tỷ USD (Ảnh minh họa: LG - Tập đoàn lớn của Hàn Quốc đang có hoạt động đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam)

Trong 6 tháng đầu năm 2022, kim ngạch thương mại song phương Việt Nam – Hàn Quốc đạt gần 45 tỷ USD (bằng 57% của cả năm 2021 và bằng 124,8% so với cùng kỳ năm 2021 – PV). Với sự tăng trưởng như vậy cùng với xem xét xu hướng mậu dịch nửa đầu năm 2022, Tổng Lãnh sự Hàn Quốc tại Đà Nẵng Anh Min Sik kỳ vọng kim ngạch thương mại giữa hai nước sẽ đạt 100 tỷ USD trong năm 2022, dù cột mốc này là mục tiêu đặt ra cho năm 2023.

Nói về mối quan hệ Việt Nam – Hàn Quốc sau 30 năm thiết lập quan hệ chính trị, ngoại giao, PGS. TS Nguyễn Văn Lan - Học viện Chính trị khu vực III cho rằng mối quan hệ Việt Nam – Hàn Quốc đã phát triển mạnh mẽ, ngày càng “đơm hoa kết trái” trên nhiều lĩnh vực, không ngừng được duy trì, phát triển, mở rộng và đi vào chiều sâu với những nấc thang mới, mang lại những lợi ích cho nhân dân hai nước. Từ thiết lập quan hệ ngoại giao 1992, phát triển lên “Đối tác toàn diện trong thế kỷ XXI” vào 2001, “Đối tác hợp tác chiến lược” 2009. Năm nay, kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, hai nước có kế hoạch nâng cấp mối quan hệ lên “Đối tác chiến lược toàn diện”.

Về chính trị, đối ngoại, cho đến nay vẫn tiếp tục là lĩnh vực đạt nhiều thành tựu nổi bật nhất trong quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc. Ba trụ cột của ngoại giao hiện đại là đối ngoại Đảng, ngoại giao nhà nước và đối ngoại nhân dân được mở rộng với nhiều hình thức phong phú, cơ chế hợp tác được hoàn thiện một cách hiệu quả, nhằm tăng cường tình đoàn kết, hữu nghị, hợp tác, phát triển trên mọi lĩnh vực.

Dấu ấn về hợp tác thương mại giữa 2 bên, theo PGS.TS Nguyễn Văn Lan đó là chuyến thăm tháng 3/2013, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã Hội đàm với Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung Bak, và Hội kiến với Thủ tướng Hàn Quốc Kim Hwang-sik. Hai bên đã tập trung trao đổi và đạt được nhiều nhận thức chung quan trọng. Trong đó, có sớm hoàn tất các thủ tục để khởi động đàm phán Hiệp định thương mại tự do FTA song phương Việt Nam - Hàn Quốc. (2 bên đã ký kết Hiệp định Thương mại tự do song phương Việt Nam – Hàn Quốc (VKFTA), có hiệu lực từ 20/12/2015).

Các đại biểu Việt Nam và Hàn Quốc chụp ảnh lưu niệm tại Hội thảo lịch sử giao lưu và triển vọng tương lai quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc do Tổng Lãnh sự quán Hàn Quốc tại Đà Nẵng tổ chức mới đây

PGS.TS Nguyễn Văn Lan đánh giá, thành quả lớn nhất trong 30 năm quan hệ ngoại giao giữa hai nước chính là hợp tác kinh tế. Xuất, nhập khẩu hai chiều giữa Việt Nam - Hàn Quốc hiện đạt 80 tỉ USD (năm 2021). Hai nước đặt mục tiêu nâng kim ngạch thương mại song phương lên 150 tỉ USD vào năm 2030 theo hướng cân bằng, bền vững, trong đó tăng lượng hàng xuất khẩu của Việt Nam vào Hàn Quốc. Tại Việt Nam, Hàn Quốc hiện đang đứng thứ nhất về đầu tư trực tiếp với gần 80 tỉ USD; thứ hai về hợp tác phát triển (ODA), lao động, du lịch; thứ ba về hợp tác thương mại. "Sau 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, Hàn Quốc và Việt Nam đã và đang trở thành đối tác rất quan trọng của nhau. Doanh nghiệp Hàn Quốc đang đến Việt Nam với tư cách của bạn bè đặc biệt tin tưởng lẫn nhau", PGS.TS Nguyễn Văn Lan nói.

Vũ Lê
Bài viết cùng chủ đề: thành phố Đà Nẵng

Tin cùng chuyên mục

Cơ hội và thách thức cho tôm Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ

Hợp tác Halal giữa Việt Nam - Malaysia: Dấu mốc mới, tạo đột phá thương mại song phương

Hôm nay 25/11, bắt đầu Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam (Online Friday 2024)

Doanh nghiệp cơ khí đẩy mạnh nội địa hóa, chiếm lĩnh thị phần

Đang diễn ra Không gian giới thiệu, quảng bá du lịch nông nghiệp, nông thôn Việt Nam

Ngành dịch vụ logistics thích hợp với ''dòng chảy'' hàng hóa xuất nhập khẩu

Brazil là thị trường lớn nhất cung cấp đậu tương cho Việt Nam

Khai mạc Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024

Chuyển đổi số để hàng Việt Nam vươn xa trên thị trường quốc tế

Chính sách xanh đang tác động đến dòng chảy thương mại và đầu tư

Việt Nam và Nhật Bản tìm hướng thúc đẩy giao thương nông sản

Tổng trị giá xuất nhập khẩu đạt hơn 681 tỷ USD

Ký kết biên bản ghi nhớ về xúc tiến thương mại giữa Việt Nam và Malaysia

Sáng nay diễn ra tọa đàm ‘Thương mại điện tử - Đưa hàng Việt vươn mình trong kỷ nguyên số’

Hơn 200 đơn vị từ 63 tỉnh, thành tham gia Hội chợ Đặc sản Vùng miền Việt Nam 2024

Thành tích xuất nhập khẩu kỷ lục của năm 2024 có đóng góp lớn của Bộ Công Thương

Bộ Công Thương đóng vai trò rất lớn trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế số quốc gia

Triển lãm CLEANFACT và RHVAC Vietnam 2024: Điểm đến công nghệ cao cho doanh nghiệp

Hỗ trợ chuyển đổi số lĩnh vực bán buôn, bán lẻ: Nâng sức cạnh tranh cho nền kinh tế

10 doanh nghiệp dệt may Việt Nam tham gia Global Sourcing Expo Australia 2024