Các công ty Hàn Quốc thiệt hại đến 9,7 tỷ USD do vấn nạn hàng giả

Tính đến năm 2021, số lượng bán hàng giả, vi phạm nhãn hiệu của các công ty Hàn Quốc lên tới 9,7 tỷ USD, chiếm 1,5% giá trị xuất khẩu.
Ban Chỉ đạo 389 Hà Nội phát huy 'sức mạnh', triệt phá hàng ngàn vụ vi phạm buôn lậu, hàng giả Bà Rịa - Vũng Tàu: Buôn lậu, gian lận thương mại trên biển diễn biến phức tạp Cần Thơ: Tăng cường kiểm tra, chống buôn lậu, hàng giả đợt cao điểm cuối năm

Sáng ngày 7/11, tại Hà Nội, Tổng cục Quản lý thị trường phối hợp với Cục Sở hữu trí tuệ Hàn Quốc (KIPO) và Cơ quan bảo vệ Sở hữu trí tuệ Hàn Quốc (KOIPA) tổ chức Hội thảo thực trạng và giải pháp nhận diện hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ từ góc nhìn doanh nghiệp Hàn Quốc 2024.

Các công ty Hàn Quốc thiệt hại đến 9,7 tỷ USD do vấn nạn hàng giả
Hội thảo thực trạng và giải pháp nhận diện hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ từ góc nhìn doanh nghiệp Hàn Quốc 2024

Tại Hội thảo, ông Jeong In-Sik - Cục trưởng Cục Bảo vệ Sở hữu trí tuệ và Hợp tác quốc tế Hàn Quốc cho rằng, hai nước Việt Nam - Hàn Quốc có nhiều điểm tương đồng về văn hóa, điều này góp phần thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động hợp tác kinh tế và giao lưu văn hóa giữa hai quốc gia.

Cũng theo ông Jeong In - Sik, Việt Nam là đất nước trẻ, năng động với tốc độ tăng trưởng nhanh. Do ảnh hưởng từ việc mở cửa giao lưu cũng như tốc độ phát triển nhanh chóng từ các giao dịch trực tuyến, trên thị trường Việt Nam hiện nay xuất hiện ngày càng nhiều các sản phẩm hàng giả thương hiệu của Hàn Quốc.

“Việc sử dụng hàng giả hay những sản phẩm chưa được kiểm chứng không chỉ ảnh hưởng đến kinh tế của doanh nghiệp mà còn tác động tiêu cực đến sức khỏe cũng như sự an toàn của người tiêu dùng Việt Nam. Đây không chỉ là vấn đề của một quốc gia mà còn là vấn đề của cả chuỗi cung ứng toàn cầu” - ông Jeong In-Sik nhấn mạnh.

Các công ty Hàn Quốc thiệt hại đến 9,7 tỷ USD do vấn nạn hàng giả
Ông Jeong In - Sik cho biết, tính đến năm 2021, số lượng bán hàng giả, vi phạm nhãn hiệu của các công ty Hàn Quốc lên tới 9,7 tỷ USD, chiếm 1,5% giá trị xuất khẩu

Theo thống kê của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế OECD, tính đến năm 2021, số lượng bán hàng giả, vi phạm nhãn hiệu của các công ty Hàn Quốc lên tới 9,7 tỷ USD, chiếm 1,5% giá trị xuất khẩu. Để giải quyết triệt để vấn đề này, cần sự hợp tác giữa các quốc gia. Chính vì vậy, sự kiện được tổ chức nhằm tìm ra các giải pháp, góp phần ngăn chặn tình trạng sản xuất, kinh doanh hàng giả thương hiệu Hàn Quốc tại thị trường Việt Nam góp phần bảo vệ sức khỏe, sự an toàn cho người tiêu dùng Việt.

Cũng tại Hội thảo, ông Trần Hữu Linh - Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường - cho rằng, quan hệ kinh tế thương mại giữa Việt Nam và Hàn Quốc phát triển mạnh mẽ trong những năm qua, bởi chưa bao giờ các sản phẩm của Hàn Quốc có mặt tại Việt Nam nhiều và được ưa chuộng như hiện nay.

Song, đi liền với sự ưa chuộng của người tiêu dùng là vấn nạn hàng giả, gian lận thương mại, đặc biệt là việc xâm phạm nguồn gốc xuất xứ, giả mạo thương hiệu của Hàn Quốc diễn ra càng ngày càng nhiều tại thị trường Việt Nam.

Do vậy, Tổng cục trưởng Trần Hữu Linh đánh giá cao sáng kiến của các cơ quan chức năng Hàn Quốc trong việc phối hợp tổ chức hội nghị nhằm giúp các lực lượng chức năng Việt Nam trang bị kiến thức trong việc phân biệt hàng thật - hàng giả, từ đó, giúp tăng cường việc phòng ngừa, phát hiện, cảnh báo sớm các hành vi vi phạm.

Các công ty Hàn Quốc thiệt hại đến 9,7 tỷ USD do vấn nạn hàng giả
Ông Trần Hữu Linh cho rằng, việc phòng ngừa, phát hiện sớm những vi phạm, giả mạo xuất xứ từ Hàn Quốc thông qua các hội nghị, hội thảo là rất cần thiết

Việc phòng ngừa, phát hiện sớm những vi phạm, giả mạo xuất xứ từ Hàn Quốc thông qua các hội nghị, hội thảo là rất cần thiết đối với các lực lượng chức năng, nhất là trong bối cảnh việc mua sắm online trở nên phổ biến. Bên cạnh mặt tích cực, đây cũng là những nguy cơ để hàng hóa nói chung cũng như các loại sản phẩm giả mạo xuất xứ Hàn Quốc dễ dàng phân phối tại thị trường Việt Nam” - Tổng cục trưởng Trần Hữu Linh chia sẻ.

Cũng theo ông Trần Hữu Linh, trong những năm qua, Tổng cục Quản lý thị trường đã phối hợp với các lực lượng chức năng khác tại Việt Nam kiểm tra, xử phạt nhiều đối tượng kinh doanh sản phẩm giả mạo của Hàn Quốc. Trong thời gian tới, Tổng cục cam kết cùng với các lực lượng chức năng của Việt Nam phối hợp với các doanh nghiệp Hàn Quốc để phát hiện, phòng ngừa sớm, xử lý các vụ việc gian lận hàng hóa của Hàn Quốc.

Tuy nhiên, để thực hiện hiệu quả nhiệm vụ này, giữ được lòng tin của các nhà đầu tư nước ngoài, trong đó có các nhà đầu tư của Hàn Quốc, các doanh nghiệp Hàn Quốc cũng như các Cơ quan Chính phủ Hàn Quốc thường xuyên giữ mối liên lạc, đồng thời cập nhật kịp thời về các sản phẩm của Hàn Quốc để các lực lượng chức năng tại Việt Nam có điều kiện thuận lợi phát hiện sớm các hành vi vi phạm.

Các công ty Hàn Quốc thiệt hại đến 9,7 tỷ USD do vấn nạn hàng giả
Các công ty Hàn Quốc thiệt hại đến 9,7 tỷ USD do vấn nạn hàng giả
Các công ty Hàn Quốc thiệt hại đến 9,7 tỷ USD do vấn nạn hàng giả

Một số sản phẩm được trưng bày, giới thiệu giúp khách mời có thêm kiến thức nhận diện, phân biệt thật - giả

Các công ty Hàn Quốc thiệt hại đến 9,7 tỷ USD do vấn nạn hàng giả
Chưa bao giờ các sản phẩm của Hàn Quốc có mặt tại Việt Nam nhiều và được ưa chuộng như hiện nay. Song, đi liền với đó là vấn nạn hàng giả, gian lận thương mại, đặc biệt là việc xâm phạm nguồn gốc xuất xứ

Tại Hội thảo, đại diện 10 doanh nghiệp đến từ Hàn Quốc như: Everpia, SamSung, aT, Amore, Cuckoo, CJ, Dorco, Lines, Huyndai, Iconix đã trực tiếp chia sẻ với đại diện các lực lượng chức năng về tình hình vi phạm nhãn hiệu của các doanh nghiệp tại các thị trường, trong đó có Việt Nam; qua đó đưa ra các dấu hiệu cũng như cách thức nhận diện, phân biệt hàng thật - hàng giả của mỗi thương hiệu, nhằm giúp lực lượng chức năng phát hiện sớm các hành vi vi phạm trên thị trường.

Khánh An
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: buôn bán hàng giả

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Tăng cường chống buôn lậu, gian lận thương mại dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025

Tăng cường chống buôn lậu, gian lận thương mại dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025

Ban Chỉ đạo 389 quốc gia ban hành Kế hoạch cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
Lâm Đồng: Cục Quản lý thị trường tăng cường công tác chống buôn lậu, hàng giả dịp cuối năm

Lâm Đồng: Cục Quản lý thị trường tăng cường công tác chống buôn lậu, hàng giả dịp cuối năm

Cục Quản lý thị trường Lâm Đồng mở đợt cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
Hà Nội: Siết chặt quản lý, xử phạt các cửa hàng kinh doanh trái cây vi phạm

Hà Nội: Siết chặt quản lý, xử phạt các cửa hàng kinh doanh trái cây vi phạm

Cục Quản lý thị trường Hà Nội tăng cường quản lý và kiểm tra các cửa hàng kinh doanh trái cây, xử phạt hành chính lên đến 292 triệu đồng.
Nghệ An: Phát hiện đối tượng vận chuyển gần 50 kg pháo trái phép

Nghệ An: Phát hiện đối tượng vận chuyển gần 50 kg pháo trái phép

Khi đang vận chuyển 26 hộp pháo trái phép với trọng lượng gần 50 kg, đối tượng đã bị lực lượng chức năng tỉnh Nghệ An bắt giữ.
Hà Nội: Xử lý 359 vụ buôn lậu, gian lận thương mại trong tháng 11/2024

Hà Nội: Xử lý 359 vụ buôn lậu, gian lận thương mại trong tháng 11/2024

Cục Quản lý thị trường Hà Nội đã tiến hành kiểm tra và xử lý 359 vụ việc buôn lậu, gian lận thương mại trên địa bàn với tổng số tiền phạt lên tới 3,86 tỷ đồng.

Tin cùng chuyên mục

Bắc Giang: Xử phạt Tập đoàn Thắng Phát do sản xuất, đóng gói hàng hóa vi phạm nhãn hiệu sơn Maxten

Bắc Giang: Xử phạt Tập đoàn Thắng Phát do sản xuất, đóng gói hàng hóa vi phạm nhãn hiệu sơn Maxten

Công ty TNHH Tập đoàn Thắng Phát được xác định đã thực hiện hành vi vi phạm về sản xuất, đóng gói hàng hóa xâm phạm nhãn hiệu sơn Maxten.
Thanh Hóa: Tăng cường công tác chống buôn lậu khu vực biên giới

Thanh Hóa: Tăng cường công tác chống buôn lậu khu vực biên giới

Các ngành chức năng tỉnh Thanh Hóa đang triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nhằm phòng, chống buôn lậu, vận chuyển hàng hóa trái phép qua khu vực biên giới.
Trong tháng 11/2024, Cục Quản lý thị trường Vĩnh Long xử phạt 51 vụ vi phạm

Trong tháng 11/2024, Cục Quản lý thị trường Vĩnh Long xử phạt 51 vụ vi phạm

Trong tháng 11, Cục Quản lý thị trường tỉnh Vĩnh Long phát hiện 51 vụ vi phạm, xử phạt hành chính hơn 400 triệu đồng.
Ninh Bình: Tạm giữ điện thoại di động dấu hiệu nhập lậu tại hộ kinh doanh xã Yên Lâm

Ninh Bình: Tạm giữ điện thoại di động dấu hiệu nhập lậu tại hộ kinh doanh xã Yên Lâm

Cửa hàng Minh Châu - hộ kinh doanh Ninh Văn Minh (huyện Yên Mô) vừa bị lực lượng Quản lý thị trường Ninh Bình tạm giữ 8 điện thoại di động có dấu hiệu nhập lậu.
Tây Ninh: 11 tháng, Quản lý thị trường thu ngân sách gần 5 tỷ đồng

Tây Ninh: 11 tháng, Quản lý thị trường thu ngân sách gần 5 tỷ đồng

Tính đến tháng 11/2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh Tây Ninh đã phát hiện 415 vụ vi phạm, thu nộp ngân sách 4,91 tỷ đồng.
Hà Nội: Siết chặt quản lý mỹ phẩm, xử phạt hơn 800 triệu đồng

Hà Nội: Siết chặt quản lý mỹ phẩm, xử phạt hơn 800 triệu đồng

Trong tháng 11/2024, Sở Y tế Hà Nội đã tiến hành kiểm tra, xử lý 37 vụ vi phạm về thuốc, mỹ phẩm và trang thiết bị y tế với tổng số tiền lên tới 828 triệu đồng.
Cục QLTT Quảng Bình: Kiên quyết đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả vào dịp cuối năm

Cục QLTT Quảng Bình: Kiên quyết đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả vào dịp cuối năm

Cục Quản lý thị trường Quảng Bình ban hành Kế hoạch cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả các tháng cuối năm 2024 và Tết Nguyên đán Ất Tỵ.
Quảng Ninh: Phát hiện, xử lý 54 vụ vi phạm trong kinh doanh thuốc lá

Quảng Ninh: Phát hiện, xử lý 54 vụ vi phạm trong kinh doanh thuốc lá

Trong tháng cao điểm kiểm tra, lực lượng Quản lý thị trường Quảng Ninh đã phát hiện, xử lý 54 vụ vi phạm trong kinh doanh thuốc lá, phạt tiền 244 triệu đồng...
Lào Cai: Xử lý gần 700 vụ vi phạm, tăng cường kiểm tra dịp cao điểm cuối năm

Lào Cai: Xử lý gần 700 vụ vi phạm, tăng cường kiểm tra dịp cao điểm cuối năm

Trong 11 tháng đầu năm, lực lượng quản lý thị trường Lào Cai đã kiểm tra 880 vụ; xử lý vi phạm 691 vụ; tổng số thu nộp ngân sách hơn 6 tỉ đồng.
Bắc Giang: Giám sát chất lượng hàng hóa tại Tuần lễ thương mại quốc gia và Online Friday 2024

Bắc Giang: Giám sát chất lượng hàng hóa tại Tuần lễ thương mại quốc gia và Online Friday 2024

Cục Quản lý thị trường tỉnh Bắc Giang yêu cầu các đơn vị trực thuộc tăng cường kiểm tra, giám sát Tuần lễ thương mại điện tử quốc gia và Online Friday 2024.
Hưng Yên: Xử lý 24 vụ vi phạm trên nền tảng thương mại điện tử, nộp ngân sách hơn 400 triệu đồng

Hưng Yên: Xử lý 24 vụ vi phạm trên nền tảng thương mại điện tử, nộp ngân sách hơn 400 triệu đồng

Cục Quản lý thị trường Hưng Yên thông tin, đến nay đơn vị đã xử lý 24 vụ vi phạm trên nền tảng thương mại điện tử, nộp ngân sách nhà nước hơn 400 triệu đồng.
Giới thiệu trưng bày thật, giả hơn 450 sản phẩm lĩnh vực thời trang, hóa mỹ phẩm, gia dụng

Giới thiệu trưng bày thật, giả hơn 450 sản phẩm lĩnh vực thời trang, hóa mỹ phẩm, gia dụng

Sáng 22/11, Tổng cục Quản lý thị trường mở cửa Phòng trưng bày với chủ đề “Hiểu hàng Thật - Tránh hàng Giả” tại 62 Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội.
Hà Nội: 10 cơ sở y dược bị xử phạt hành chính vì vi phạm quy định

Hà Nội: 10 cơ sở y dược bị xử phạt hành chính vì vi phạm quy định

Trong nửa đầu tháng 11/2024, Sở Y tế Hà Nội đã xử phạt 10 cơ sở y dược tư nhân trên địa bàn Hà Nội với tổng số tiền phạt lên tới 130 triệu đồng.
Hà Nội: Xử phạt 22 vụ vi phạm an toàn thực phẩm trong tháng 10 năm 2024

Hà Nội: Xử phạt 22 vụ vi phạm an toàn thực phẩm trong tháng 10 năm 2024

Sở Y tế Hà Nội tiến hành kiểm tra 52 vụ liên quan đến an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố, xử phạt 22 vụ vi phạm với tổng số tiền lên đến 785 triệu đồng
Yên Bái: Gian nan xử lý vi phạm hàng hóa trên môi trường thương mại điện tử

Yên Bái: Gian nan xử lý vi phạm hàng hóa trên môi trường thương mại điện tử

Qua kiểm tra của lực lượng Quản lý thị trường Yên Bái trên thương mại điện tử cho thấy, đa số hình ảnh hàng hóa lấy trên mạng xã hội hoặc giống hàng chính hãng.
TP. Hồ Chí Minh: Thu giữ lô nước hoa trị giá gần 1,2 tỷ đồng nghi giả mạo tại Namperfume

TP. Hồ Chí Minh: Thu giữ lô nước hoa trị giá gần 1,2 tỷ đồng nghi giả mạo tại Namperfume

Quản lý thị trường TP. Hồ Chí Minh tiến hành kiểm tra và thu giữ 300 chai nước hoa có dấu hiệu nghi giả mạo nhãn hiệu lớn tại hệ thống cửa hàng Namperfume.
Lai Châu: Tập trung kiểm tra, ổn định hàng hóa tiêu dùng dịp cuối năm

Lai Châu: Tập trung kiểm tra, ổn định hàng hóa tiêu dùng dịp cuối năm

Cục Quản lý thị trường Lai Châu tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường, chú trọng các mặt hàng tiêu dùng, hàng hóa có nhu cầu tăng cao vào dịp Tết…
Bắc Giang: Xử phạt hộ kinh doanh bán hàng hoá giả mạo nhãn hiệu Adidas, Nike

Bắc Giang: Xử phạt hộ kinh doanh bán hàng hoá giả mạo nhãn hiệu Adidas, Nike

Qua kiểm tra, lực lượng Quản lý thị trường tỉnh Bắc Giang phát hiện hộ kinh doanh trưng bày để bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu Adidas, Nike...
Bà Rịa - Vũng Tàu: Tạm giữ 160 sản phẩm thuốc lá điện tử nhập lậu

Bà Rịa - Vũng Tàu: Tạm giữ 160 sản phẩm thuốc lá điện tử nhập lậu

Cục Quản lý thị trường tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu vừa tạm giữ 160 sản phẩm là thuốc lá điện tử nhập lậu tại 2 cửa hàng trên địa bàn TP. Vũng Tàu.
Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh: Phát hiện hơn 2.100 vụ buôn lậu và gian lận thương mại

Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh: Phát hiện hơn 2.100 vụ buôn lậu và gian lận thương mại

Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh đã phát hiện 2.154 vụ vi phạm liên quan đến buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả và vận chuyển hàng hóa trái phép qua biên giới.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động