Xuất khẩu mất “phong độ”- Thủy sản Việt bơi về đâu?

Kỳ III: Nguyên liệu – Mấu chốt cho xuất khẩu bền vững

Khả năng mở rộng và thâm nhập thị trường tốt; quy mô và công nghệ của các nhà máy chế biến hiện đại tầm cỡ thế giới, các doanh nghiệp (DN) thủy sản Việt Nam hoàn toàn tự tin vào năng lực sản xuất của mình trong bối cảnh hội nhập. Nhưng vấn đề nguyên liệu đầu vào lại đang là mấu chốt khiến tăng trưởng ngành này chưa bền vững.
Kỳ III: Nguyên liệu – Mấu chốt cho xuất khẩu bền vững
Chế biến thủy sản cần phù hợp với vùng nguyên liệu

Báo động thiếu nguồn cung

Liên tục từ đầu tháng 4, thông tin tôm chết hàng loạt vì nắng nóng từ khắp các vùng nuôi tại đồng bằng sông Cửu Long không chỉ khiến người nông dân đau xót, mà chính các DN chế biến cũng như ngồi trên lửa khi viễn cảnh thiếu nguyên liệu cho sản xuất quý III đã hiển hiện.

Theo ý kiến của nhiều chuyên gia, xuất khẩu (XK) sụt giảm, tiêu thụ khó khăn khiến giá thủy sản nguyên liệu giảm mạnh trong khi chi phí sản xuất tăng đã tác động xấu tới tình hình thả nuôi vụ mới. Trao đổi với phóng viên Báo Công Thương, ông Võ Văn Phụng - Tổng giám đốc Công ty CP Thủy sản sạch Việt Nam - cho biết, do đặc tính mùa vụ, nếu tháng 5,6 và 7 nông dân không thả nuôi thì nguyên liệu XK cho quý III, IV sẽ cực kỳ khó khăn. Đặc biệt, hai quý cuối năm, nhu cầu thực phẩm từ các thị trường rất cao, nếu không đủ nguyên liệu, DN khó tranh thủ thời cơ gia tăng XK. Nhằm chia sẻ khó khăn với nông dân, ông Phùng đang cùng với một số DN khác hỗ trợ người nuôi bằng cách tăng giá mua đầu vào.

Theo chia sẻ của một số DN, hiện thị trường đang có hiện tượng thao túng rất nguy hiểm. Do XK khó khăn, tồn kho tăng cao, một số DN lớn thực hiện bán phá giá, đồng thời ép nông dân bán nguyên liệu giá rẻ, khiến họ nản lòng, không thả nuôi vụ tiếp, khi đó hàng khan hiếm, tạo thời cơ đẩy giá lên xả hàng tồn.

Trước tình hình này, ông Nguyễn Hoài Nam- Phó Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP)- kiến nghị, Nhà nước xem xét điều chỉnh hạ lãi suất cho ngành nông - lâm - thủy sản, giúp DN và nông dân vượt qua giai đoạn khó khăn. Trong ngắn hạn, việc thiếu nguyên liệu có thể sẽ có hướng khắc phục nhờ nhập khẩu. Về lâu dài, cần có chính sách khuyến khích nuôi trồng trong nước để chủ động nguyên liệu.

Bất cập từ quy hoạch đến quản lý chất lượng

Không chỉ gặp vấn đề về diện tích nuôi suy giảm, ngành thủy sản vẫn đang chật vật vì những bất cập trong quy hoạch của các địa phương. Trong phát triển nuôi trồng thủy sản (NTTS), quy hoạch có vai trò tối quan trọng, đem lại sự ổn định về diện tích, địa điểm, giúp nông dân, DN yên tâm đầu tư, đồng thời tạo điều kiện cho tổ chức tín dụng “thả” vốn để phát triển sản xuất.

Hơn nữa, quy hoạch còn tác động đến môi trường NTTS, ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng thủy sản. Theo đánh giá của ông Bùi Đức Quý- Vụ trưởng Vụ Nuôi trồng thủy sản (Tổng cục Thủy sản) - các loài thủy sản bị chết, hay dịch bệnh một phần là do môi trường nuôi không tốt. Những năm qua, ngành thủy sản phát triển “nóng” song hạ tầng lại chưa theo kịp dẫn đến môi trường nuôi dễ bị ô nhiễm, dịch bệnh gia tăng và khó kiểm soát chất lượng con giống cũng như sản phẩm đầu ra.

Bên cạnh chuyện quy hoạch, vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) đang khiến các DN XK cũng như nhà quản lý đau đầu. Liên tiếp từ đầu năm đến nay, nhiều lô hàng thủy sản của Việt Nam đã bị từ chối XK vì dư lượng kháng sinh. Theo chuyên gia thủy sản Ngô Quang Tú, các nhà máy chế biến thủy sản của Việt Nam có công nghệ hiện đại thuộc nhóm đầu thế giới, nên khâu sản xuất chắc chắn bảo đảm được ATVSTP. Vấn đề nằm ở khâu nuôi trồng, từ con giống, thức ăn, thuốc… chưa được kiểm soát tốt. Đặc biệt, nhiều DN cho rằng, lỗ hổng lớn nhất trong khâu NTTS chính là thị trường thuốc kháng sinh. Tại Việt Nam, các hộ nông dân dễ dàng mua thuốc kháng sinh rồi tự “xử”.

Mục tiêu 10 tỷ USD- Cách nào?

Theo Chương trình phát triển XK thủy sản đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 đã được Chính phủ phê duyệt, đến năm 2020, thủy sản tiếp tục là ngành XK chủ lực với giá trị XK đạt mức 10 - 10,5 tỷ USD.

Với điều kiện cơ sở vật chất chế biến hiện đại, lợi thế về lao động, thổ nhưỡng, tài nguyên, ngành thủy sản có nền tảng tốt để phát triển. Song, để đạt được mục tiêu XK trên, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát cho rằng, ngành thủy sản phải thực hiện đồng bộ các giải pháp về quy hoạch, tổ chức, đầu tư, chính sách, khoa học công nghệ, thị trường và hợp tác quốc tế. Trong đó, đặc biệt cần tập trung quy hoạch vùng nuôi, ứng dụng công nghệ cao và quản lý mặt hàng thủy sản theo chuỗi.

Mặt khác, liên quan tới khâu thị trường, theo ông Nguyễn Huy Điền - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản, tổng cục sẽ kết hợp với Bộ Công Thương và các địa phương tổng điều tra và sắp xếp lại các DN chế biến theo hướng tập trung ở các cụm công nghiệp, gắn liền với vùng nguyên liệu để giảm chi phí sản xuất, giảm thiểu ô nhiễm môi trường và thuận lợi cho quản lý. Bên cạnh đó, ngành cần có lộ trình quy hoạch lại hệ thống nhà máy chế biến thủy sản cho phù hợp với vùng sản xuất nguyên liệu, thị trường.

Dưới góc nhìn của DN, ông Lê Chí Bình- Phó Chủ tịch Hiệp hội Thủy sản An Giang - cho rằng, ngành thủy sản muốn phát triển bền vững phải thiết kế tốt mối liên kết dọc và ngang. Đó là liên kết giữa người nuôi, DN, nhà quản lý, thị trường và liên kết giữa chính các DN với nhau, tránh “gà nhà đá nhau” để cùng xây dựng và gìn giữ thương hiệu thủy sản Việt trên thị trường quốc tế.

Nguyễn Phượng
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin cùng chuyên mục

Khai mạc Hội chợ xúc tiến thương mại nông nghiệp, sản phẩm OCOP Hà Nội năm 2024

Khai mạc Hội chợ xúc tiến thương mại nông nghiệp, sản phẩm OCOP Hà Nội năm 2024

Hà Nội: Kết nối tiêu thụ sản phẩm cho các doanh nghiệp, hợp tác xã

Hà Nội: Kết nối tiêu thụ sản phẩm cho các doanh nghiệp, hợp tác xã

Bộ Nông nghiệp và Bộ Công Thương tăng cường phối hợp xúc tiến tiêu thụ sản phẩm OCOP

Bộ Nông nghiệp và Bộ Công Thương tăng cường phối hợp xúc tiến tiêu thụ sản phẩm OCOP

Hội chợ Foodservice Australia 2024: Cơ hội đưa nông sản của Hà Nội vào Australia

Hội chợ Foodservice Australia 2024: Cơ hội đưa nông sản của Hà Nội vào Australia

Phát triển kinh doanh bền vững qua chuỗi triển lãm chuyên ngành sơn phủ, giấy, cao su và nhựa

Phát triển kinh doanh bền vững qua chuỗi triển lãm chuyên ngành sơn phủ, giấy, cao su và nhựa

TP. Hồ Chí Minh: Hơn 400 doanh nghiệp tham gia Triển lãm quốc tế ngành lương thực, thực phẩm

TP. Hồ Chí Minh: Hơn 400 doanh nghiệp tham gia Triển lãm quốc tế ngành lương thực, thực phẩm

Việt Nam - Bulgaria còn nhiều dư địa để hợp tác thương mại, nâng tầm quan hệ

Việt Nam - Bulgaria còn nhiều dư địa để hợp tác thương mại, nâng tầm quan hệ

Sắp diễn ra Triển lãm quốc tế công nghiệp Điện – Năng lượng tại Việt Nam

Sắp diễn ra Triển lãm quốc tế công nghiệp Điện – Năng lượng tại Việt Nam

Ông Lê Triệu Dũng: Hoàn thiện khuôn khổ pháp luật cạnh tranh, kiến tạo môi trường kinh doanh lành mạnh

Ông Lê Triệu Dũng: Hoàn thiện khuôn khổ pháp luật cạnh tranh, kiến tạo môi trường kinh doanh lành mạnh

Bắc Giang: Sắp diễn ra Hội nghị xúc tiến tiêu thụ vải thiều chín sớm

Bắc Giang: Sắp diễn ra Hội nghị xúc tiến tiêu thụ vải thiều chín sớm

Đoàn Xúc tiến đầu tư-thương mại tại Hàn Quốc sẽ được tổ chức vào tháng 9/2024

Đoàn Xúc tiến đầu tư-thương mại tại Hàn Quốc sẽ được tổ chức vào tháng 9/2024

Khai mạc Triển lãm chuyên đề các sản phẩm ngành gốm sứ - sơn son thiếp vàng năm 2024

Khai mạc Triển lãm chuyên đề các sản phẩm ngành gốm sứ - sơn son thiếp vàng năm 2024

Đa dạng sản phẩm địa phương của các tỉnh khu vực Bắc Trung Bộ

Đa dạng sản phẩm địa phương của các tỉnh khu vực Bắc Trung Bộ

Giải pháp chế biến sâu: “Cú huých" cho sản phẩm công nghiệp nông thôn, OCOP Điện Biên

Giải pháp chế biến sâu: “Cú huých" cho sản phẩm công nghiệp nông thôn, OCOP Điện Biên

Phát triển vùng trung du miền núi phía Bắc: Nhiều cơ hội nhưng cũng lắm thách thức

Phát triển vùng trung du miền núi phía Bắc: Nhiều cơ hội nhưng cũng lắm thách thức

Kon Tum: Tiềm năng sản xuất, xuất khẩu các sản phẩm dược liệu từ Sâm

Kon Tum: Tiềm năng sản xuất, xuất khẩu các sản phẩm dược liệu từ Sâm

Khai mạc Hội chợ hàng Việt Nam định hướng xuất khẩu tại Hà Nội

Khai mạc Hội chợ hàng Việt Nam định hướng xuất khẩu tại Hà Nội

Hải Dương: Xúc tiến tiêu thụ vải thiều Thanh Hà và nông sản với các doanh nghiệp nước ngoài

Hải Dương: Xúc tiến tiêu thụ vải thiều Thanh Hà và nông sản với các doanh nghiệp nước ngoài

Gần 900 gian hàng tham gia Triển lãm quốc tế Vietbuild Đà Nẵng 2024

Gần 900 gian hàng tham gia Triển lãm quốc tế Vietbuild Đà Nẵng 2024

Nhiều điểm mới tại triển lãm quốc tế điện tử - thiết bị thông minh Việt Nam (IEAE) 2024

Nhiều điểm mới tại triển lãm quốc tế điện tử - thiết bị thông minh Việt Nam (IEAE) 2024

Xem thêm