Phòng vệ thương mại trong tiến trình hội nhập

Bài 1: Khẳng định vai trò chiến lược, bảo đảm môi trường cạnh tranh bình đẳng

Trong những năm qua, công tác phòng vệ thương mại đã từng bước được đẩy mạnh cả về phạm vi, mức độ, góp phần nâng cao hiệu quả của hội nhập kinh tế quốc tế.
Doanh nghiệp làm gì để ứng phó với các vụ kiện phòng vệ thương mại? Trước các vụ việc điều tra phòng vệ thương mại: Doanh nghiệp phải tuân thủ luật chơi quốc tế

Củng cố, hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về phòng vệ thương mại

Chủ trương hội nhập quốc tế và kinh tế đã được Đảng và Nhà nước nêu rõ tại Văn kiện Đại hội VIII của Đảng (năm 1996), Nghị quyết số 07-NQ/TW, ngày 27/11/2001 và Nghị quyết số 22-NQ/TW ngày 10/4/2013 của Bộ Chính trị. Đặc biệt, Đại hội XIII của Đảng năm 2021 tiếp tục xác định chủ trương hội nhập đó là: Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ đối ngoại.

Thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước về đa dạng hoá các quan hệ quốc tế, chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam đã trở thành thành viên khu vực thương mại tự do ASEAN năm 1995; sau đó chính thức trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) cuối năm 2006; tham gia nhiều hiệp định thương mại tự do (FTA) trong đó có những FTA thế hệ mới toàn diện với mức độ cam kết sâu và rộng như Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA), Hiệp định Đối tác toàn diện khu vực (RCEP)…

Bài 1: Khẳng định vai trò chiến lược, bảo đảm môi trường cạnh tranh bình đẳng
Xuất khẩu trở thành một động lực quan trọng cho phát triển kinh tế Việt Nam. Ảnh: TTXVN

Nhờ tiến trình hội nhập mạnh mẽ, Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn trong phát triển kinh tế. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân 11,7% trong giai đoạn 2016-2020 và đạt 336,31 tỷ USD trong năm 2021. Riêng năm 2023, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa ước đạt 683 tỷ USD, đưa Việt Nam trở thành nước đứng thứ 22 toàn cầu về quy mô kim ngạch và năng lực xuất khẩu. Xuất khẩu trở thành một động lực quan trọng cho phát triển kinh tế.

Theo Bộ Công Thương, mặc dù WTO và các FTA đều hướng đến mục tiêu dỡ bỏ các rào cản thương mại và tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại phát triển, tuy nhiên các khuôn khổ này vẫn cho phép các nước thành viên sử dụng một số công cụ chính sách thương mại để bảo vệ ngành sản xuất trong nước của mình trước hàng hóa nhập khẩu.

Trong số các công cụ chính sách thương mại phục vụ cho mục đích đó, các biện pháp phòng vệ thương mại là công cụ được sử dụng nhiều nhất. Giai đoạn từ năm 1995 đến năm 2021 đã có 4.941 biện pháp phòng vệ thương mại được các nước thành viên WTO áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu. Sự phổ biến của các biện pháp phòng vệ thương mại được các quốc gia trên thế giới áp dụng đã đặt ra những thách thức mới cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam.

Để bảo vệ lợi ích hợp pháp của các doanh nghiệp, hàng hoá xuất khẩu Việt Nam, căn cứ Nghị định 98/2017/NĐ-CP ngày 18/8/2017 của Chính phủ, Cục Phòng vệ thương mại được thành lập với chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Công Thương quản lý nhà nước và thực thi pháp luật trong lĩnh vực phòng vệ thương mại.

Đồng thời, Việt Nam cũng đã không ngừng củng cố và hoàn thiện khung khổ pháp lý cho hoạt động quản lý nhà nước trong lĩnh vực phòng vệ thương mại với Luật Quản lý ngoại thương số 05/2017/QH14 được Quốc hội thông qua ngày 12/6/2017; Nghị định số 10/2018/NĐCP ngày 15/1/2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương về các biện pháp phòng vệ thương mại. Bộ Công Thương cũng đã ban hành các Thông tư quy định chi tiết một số nội dung về các biện pháp phòng vệ thương mại quy định rõ hơn một số nội dung về phạm vi hàng hóa, thời gian nộp hồ sơ đề nghị miễn trừ, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện miễn trừ.

Với chức năng là đơn vị đầu mối tham gia đàm phán, thực thi các vấn đề về phòng vệ thương mại trong WTO, trong các FTA song phương và đa phương, thời gian qua, Cục Phòng vệ thương mại đã tăng cường theo dõi, tham gia các vụ việc giải quyết tranh chấp tại WTO và các nội dung liên quan tới vấn đề kinh tế thị trường trong các vụ việc điều tra phòng vệ thương mại. Đồng thời, Cục Phòng vệ thương mại đã tham gia hoàn tất rà soát pháp lý các nội dung về phòng vệ thương mại trong Hiệp định CPTPP, EVFTA, UKVFTA, RCEP.

Bên cạnh đó, Cục Phòng vệ thương mại đã chủ động theo dõi, nghiên cứu, báo cáo những diễn biến mới trong chính sách, pháp luật về phòng vệ thương mại của các nước và tình hình cải cách cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO. Ngoài ra Cục đã và đang triển khai các hoạt động nghiên cứu để đề xuất các phương án đối thoại với các đối tác thương mại khác chưa công nhận quy chế kinh tế thị trường cho Việt Nam.

Đặc biệt, trước nhu cầu ngày càng tăng của việc áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại để bảo vệ sản xuất trong nước, trong bối cảnh Việt Nam tham gia FTA thế hệ mới, khả năng đảm bảo khởi xướng và điều tra số lượng lớn các biện pháp phòng vệ thương mại… Cục Phòng vệ thương mại đã hoàn thiện xây dựng Đề án “Nâng cao năng lực về phòng vệ thương mại trong bối cảnh tham gia các FTA thế hệ mới” (Đề án 1659) và Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt tháng 10/2021. Đề án 1659 là cơ sở nâng cao năng lực thực thi công tác phòng vệ thương mại một cách tổng thể, quản lý chặt chẽ xuất xứ hàng hóa và phòng chống gian lận thương mại, nhằm hướng tới việc bảo vệ hợp pháp và hợp lý sản xuất trong nước, nâng cao hiểu biết của các doanh nghiệp, hiệp hội về công cụ phòng vệ thương mại, đồng thời có chiến lược ứng phó hiệu quả với các vụ kiện phòng vệ thương mại đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam.

Bên cạnh đó, Cục Phòng vệ thương mại đã đẩy mạnh phối hợp với các Bộ, ngành liên quan triển khai thực hiện các chương trình, đề án như: Đề án 824 về tăng cường quản lý nhà nước về chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại và gian lận xuất xứ; Đề án 316 xây dựng và vận hành hiệu quả Hệ thống cảnh báo sớm về phòng vệ thương mại; Nghị quyết số 119/NQ-CP ngày 31/12/2019 của Chính phủ về một số biện pháp cấp bách nhằm tăng cường quản lý nhà nước về phòng chống gian lận xuất xứ, chuyển tải hàng hóa bất hợp pháp; Quyết định số 1347/QĐ-BCT ngày 19/5/2020 của Bộ Công Thương về triển khai một số hoạt động nhằm nâng cao năng lực phòng vệ thương mại cho các ngành sản xuất trong nước trong bối cảnh Việt Nam tham gia các FTA thế hệ mới; Quyết định số 755/QĐ-BCT ngày 28/3/2019 của Bộ Công Thương ban hành “Chương trình tổng thể về sử dụng và ứng phó với các biện pháp phòng vệ thương mại nhằm hỗ trợ phát triển một số ngành công nghiệp Việt Nam giai đoạn 2018-2020, xét đến 2025”.

Bước phát triển vượt bậc của lĩnh vực mới mẻ của nền kinh tế

Do năng lực sản xuất, xuất khẩu của Việt Nam ngày càng lớn, thống kê của Cục Phòng vệ thương mại, tính đến nay, hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam đã bị hơn 20 quốc gia/vùng lãnh thổ điều tra áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại với tổng cộng 243 vụ việc phòng vệ thương mại. Không chỉ những mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn như sản phẩm gỗ, cá tra, cá basa, tôm, da giày, dệt may, thép… mà các mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu nhỏ hơn như mật ong, gạch men, giấy bọc thuốc lá... cũng đã bị điều tra phòng vệ thương mại.

Theo đó, cứ 5 năm 1 lần, số lượng các vụ việc về phòng vệ thương mại tăng gấp đôi, từ 25 vụ đến 52 vụ rồi đến 109 vụ. Đáng chú ý, các vụ điều tra “kép” tăng lên (điều tra hành vi trợ cấp và hành vi bán phá giá trong cùng một vụ việc). Nếu trước đây chỉ có Hoa Kỳ thực hiện thì nay các nước Ấn Độ, Canada, Australia cũng chuyển sang điều tra kép đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam. Đáng chú ý, phạm vi điều tra phòng vệ thương mại cũng mở rộng, kể cả các nội dung như định giá thấp tiền tệ, vấn đề thị trường đặc biệt...

Bài 1: Khẳng định vai trò chiến lược, bảo đảm môi trường cạnh tranh bình đẳng
Công tác phòng vệ thương mại đã đạt được bước phát triển vượt bậc. Ảnh: TTXVN

Đặc biệt, trong thời gian gần đây, “thị trường đặc biệt” là công cụ được nhiều nước sử dụng khi điều tra phòng vệ thương mại với các nước, đặc biệt là ở châu Á, trong đó có Việt Nam. Đây được coi là một biến thể của cách áp dụng “nền kinh tế phi thị trường”, thông qua “cáo buộc” Chính phủ nước xuất khẩu tác động đến thị trường nguyên vật liệu, dẫn đến việc không sử dụng số liệu do doanh nghiệp kê khai trong tính toán biên độ bán phá giá, làm biên độ phá giá bị đẩy lên cao hơn so với thực tế.

Trước số lượng vụ điều tra phòng vệ thương mại gia tăng, nhằm bảo vệ lợi ích của hàng hoá xuất khẩu, cũng như đảm bảo hiệu quả chủ trương hội nhập của Đảng và Nhà nước, Bộ Công Thương đã chủ động phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương, hiệp hội, doanh nghiệp xử lý hiệu quả thông qua các hoạt động đa dạng như: Cảnh báo sớm nguy cơ bị điều tra phòng vệ thương mại để doanh nghiệp chủ động xây dựng phương án xử lý; tư vấn pháp lý, quy trình thủ tục điều tra, quy định/thông lệ điều tra của nước khởi kiện và đưa ra các khuyến nghị, hướng xử lý cụ thể cho doanh nghiệp; xem xét khiếu nại các biện pháp phòng vệ thương mại của cơ quan điều tra nước ngoài theo cơ chế giải quyết tranh chấp nếu có dấu hiệu vi phạm các quy định của WTO.

Nhờ đó, cho tới nay, Việt Nam đã xử lý đạt kết quả tích cực trong nhiều vụ việc, giúp nhiều doanh nghiệp, mặt hàng xuất khẩu không bị áp thuế phòng vệ thương mại hoặc được hưởng mức thuế thấp (với các mặt hàng như tôm, cá tra - basa, một số sản phẩm thép, ván gỗ MDF…), góp phần duy trì tăng trưởng xuất khẩu, nhất là sang các thị trường lớn như: Hoa Kỳ, Liên minh châu Âu (EU), Australia, Canada. Đơn cử như trong vụ việc chống bán phá giá với mật ong, Hoa Kỳ đã điều chỉnh thuế chống bán phá giá dành cho các doanh nghiệp Việt Nam từ mức trên 400% trong quyết định sơ bộ xuống gần 7 lần trong quyết định chính thức giúp ngành mật ong có thể tiếp tục nỗ lực duy trì xuất khẩu sang Hoa Kỳ, đảm bảo sinh kế của gần 4 vạn người nuôi ong.

Ở chiều ngược lại, là công cụ để bảo vệ các ngành sản xuất của Việt Nam trước sự cạnh tranh không công bằng của hàng nhập khẩu, công tác phòng vệ thương mại cũng tiếp tục đem lại những kết quả tích cực. Đến nay, Bộ Công Thương đã khởi xướng điều tra 27 vụ việc phòng vệ thương mại. Các mặt hàng là đối tượng điều tra tương đối đa dạng, bao gồm các sản phẩm kim loại (nhôm, thép, vật liệu hàn), hóa chất - chất dẻo (sorbitol, màng BOPP), vật liệu xây dựng (ván MDF, kính nổi), hàng tiêu dùng cơ bản (bột ngọt, đường mía, đường lỏng HFCS), trong đó có nhiều sản phẩm có mối quan hệ mật thiết và đặc biệt quan trọng đối với đời sống của người nông dân.

Cục Phòng vệ thương mại đánh giá, việc áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại hợp lý, phù hợp với cam kết quốc tế, các ngành sản xuất trong nước được bảo vệ trước những hành vi cạnh tranh không bình đẳng, từ đó tạo điều kiện để các ngành sản xuất trong nước phát triển, tạo thêm việc làm và giá trị gia tăng cho nền kinh tế. Ở góc độ tiêu dùng, các biện pháp phòng vệ thương mại trong dài hạn giúp cho nền kinh tế không bị phụ thuộc hoàn toàn vào nhập khẩu, đem lại sự ổn định và chống chịu tốt hơn trước các tác động và cú sốc từ bên ngoài.

Với những “trái ngọt” trên, sau hơn 20 năm, theo Bộ Công Thương, từ một lĩnh vực hoàn toàn mới mẻ và non trẻ so với thế giới, trong những năm gần đây, công tác phòng vệ thương mại đã đạt được bước phát triển vượt bậc, cả về hệ thống chính sách, pháp luật, bộ máy tổ chức. Công tác phòng vệ thương mại là một điểm sáng, khẳng định được vai trò chiến lược, bảo đảm môi trường cạnh tranh bình đẳng trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, giúp các ngành sản xuất trong nước phát triển trên cả thị trường nước ngoài cũng như thị trường trong nước.

Bộ Công Thương ghi nhận, hoạt động hỗ trợ các ngành xuất khẩu trong quá trình xử lý các vụ việc điều tra phòng vệ thương mại ở nước ngoài đã giúp các doanh nghiệp xuất khẩu giữ vững thị phần và từ đó tăng trưởng, mở rộng sang các thị trường quan trọng. Đặc biệt, Bộ Công Thương chỉ rõ, tác động của công tác phòng vệ thương mại đã được thể hiện rõ nét nhất qua sự ổn định, phát triển của nhiều ngành quan trọng đối với nền kinh tế trong tiến trình hội nhập như sắt thép, nhôm, thủy sản, mía đường…

Bài 2: Giữ vững đà xuất khẩu và uy tín cho hàng hoá Việt Nam trên sân chơi kinh tế toàn cầu

Bảo Thoa
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Phòng vệ thương mại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Giá trị trường tồn của tư tưởng Hồ Chí Minh: Từ bình dân học vụ đến bình dân học vụ số

Giá trị trường tồn của tư tưởng Hồ Chí Minh: Từ bình dân học vụ đến bình dân học vụ số

Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, việc trao cho người dân những cơ hội được học tập luôn cần được coi như ưu tiên cao nhất của mọi nền giáo dục.
Lật tẩy chiêu bài bịa đặt từ

Lật tẩy chiêu bài bịa đặt từ 'cờ vàng 3 sọc đỏ' của tổ chức khủng bố Việt Tân

Tìm đủ mọi cách để bịa đặt, xuyên tạc từ hình ảnh “cờ vàng 3 sọc đỏ”, Việt Tân ngày càng điên cuồng tìm cách chống phá Đảng, Nhà nước ta.
Việt Tân lại ‘ếch ngồi đáy giếng’ xuyên tạc về nhập khẩu điện

Việt Tân lại ‘ếch ngồi đáy giếng’ xuyên tạc về nhập khẩu điện

Mới đây, tổ chức khủng bố Việt Tân đã “ếch ngồi đáy giếng”, đưa ra thông tin xuyên tạc về nhập khẩu điện nhằm mục đích xấu, cố tình gây hiểu lầm trong dư luận.
Chuyển đổi số với công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Chuyển đổi số với công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng hiện nay được đặt trong bối cảnh thực hiện Nghị quyết số 35-NQ/TW của Bộ Chính trị và chuyển đổi số diễn ra mạnh mẽ.
Vùng 3 Hải quân bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo

Vùng 3 Hải quân bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo

Sáng 7/11, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam tiến hành kiểm tra, nắm bắt tình hình hoạt động công tác đảng, công tác chính trị tại Vùng 3 Hải quân.

Tin cùng chuyên mục

Tinh gọn bộ máy: Không chờ hoàn chỉnh rồi mới hoàn thiện

Tinh gọn bộ máy: Không chờ hoàn chỉnh rồi mới hoàn thiện

Để đất nước bước vào kỷ nguyên phát triển, kỷ nguyên vươn mình, chúng ta phải khẩn trương thực hiện cuộc cách mạng về tinh gọn bộ máy hệ thống chính trị.
Thắng

Thắng 'giặc nội xâm' để bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Đất nước 'chuyển mình', bước vào kỷ nguyên mới, cần chiến thắng được 'giặc nội xâm' – lãng phí là nhiệm vụ cấp bách được Tổng Bí thư Tô Lâm quan tâm sâu sắc.
Không thể phủ nhận giá trị vĩ đại của Cách mạng Tháng Mười Nga

Không thể phủ nhận giá trị vĩ đại của Cách mạng Tháng Mười Nga

Thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười Nga cùng với sự ra đời của nhà nước công nông đầu tiên trên thế giới được xem là sự kiện lịch sử vĩ đại nhất của thế kỷ XX.
Hiện thực hóa khát vọng vươn mình đi tới phồn vinh, hạnh phúc: Kỳ 3: Khát vọng hùng cường, thịnh vượng

Hiện thực hóa khát vọng vươn mình đi tới phồn vinh, hạnh phúc: Kỳ 3: Khát vọng hùng cường, thịnh vượng

Đổi mới sáng tạo được xem là con đường để nhanh chóng tận dụng được sức mạnh của khoa học – công nghệ 4.0 rút ngắn khoảng cách đi tới phồn vinh, hạnh phúc.
Hiện thực hóa khát vọng vươn mình đi tới phồn vinh, hạnh phúc: Kỳ 2: Khai mở dư địa tiềm năng

Hiện thực hóa khát vọng vươn mình đi tới phồn vinh, hạnh phúc: Kỳ 2: Khai mở dư địa tiềm năng

Những điển hình cách làm và hiệu quả đối với các doanh nghiệp chính là khai mở dư địa tiềm năng, hiện thực hóa khát vọng đi tới phồn vinh, hạnh phúc.
“Đúng - Trúng - Hay” trong sinh hoạt chi bộ ở Đảng bộ EVNICT - Bài 5: Diễn đàn dân chủ

“Đúng - Trúng - Hay” trong sinh hoạt chi bộ ở Đảng bộ EVNICT - Bài 5: Diễn đàn dân chủ

Không chi sinh hoạt nghiêm túc, các chi bộ trong Đảng bộ EVNICT còn có nhiều sáng kiến nâng cao chất lượng sinh hoạt thông qua các ý kiến dân chủ.
Hiện thực hóa khát vọng vươn mình đi tới phồn vinh, hạnh phúc

Hiện thực hóa khát vọng vươn mình đi tới phồn vinh, hạnh phúc

Đổi mới sáng tạo đi cùng các đột phá chiến lược là chủ trương lớn của Đảng ta, con đường ngắn nhất đưa Việt Nam tới phồn vinh, hạnh phúc.
“Đúng - Trúng - Hay” trong sinh hoạt chi bộ ở Đảng bộ EVNICT - Bài 4: Chi bộ tiên phong

“Đúng - Trúng - Hay” trong sinh hoạt chi bộ ở Đảng bộ EVNICT - Bài 4: Chi bộ tiên phong

Chi bộ Phòng Triển khai dịch vụ thuộc Đảng bộ EVNICT đã tổ chức nhiều buổi sinh hoạt chuyên đề thực tế ý nghĩa, thu hút 100% đảng viên tham dự.

''Đúng - Trúng - Hay'' trong sinh hoạt chi bộ ở Đảng bộ EVNICT - Bài 3: ''Thành quả'' thiết thực từ sinh hoạt chuyên đề

Với sự đổi mới, cách làm hay, sinh hoạt chuyên đề tại các chi bộ ở Đảng bộ EVNICT đã có những thành quả nhất định.
Bài 2: Tổ chức sinh hoạt chuyên đề “Đúng - Trúng - Hay”

Bài 2: Tổ chức sinh hoạt chuyên đề “Đúng - Trúng - Hay”

Việc tổ chức sinh hoạt chuyên đề “Đúng-Trúng -Hay” là một nhiệm vụ không dễ tuy nhiên ở Đảng bộ EVNICT đã nỗ lực thực hiện và có những thành công nhất định.
“Đúng - Trúng - Hay” trong sinh hoạt chi bộ ở Đảng bộ EVNICT - Bài 1: Nâng “chất” sinh hoạt chi bộ hàng tháng

“Đúng - Trúng - Hay” trong sinh hoạt chi bộ ở Đảng bộ EVNICT - Bài 1: Nâng “chất” sinh hoạt chi bộ hàng tháng

“Chi bộ là đồn lũy của Đảng chiến đấu ở trong quần chúng” và “là sợi dây chuyền để liên hệ Đảng với quần chúng”.
Đường Hồ Chí Minh trên biển: Kỳ tích làm nên huyền thoại

Đường Hồ Chí Minh trên biển: Kỳ tích làm nên huyền thoại

63 năm đã trôi qua, nhưng con đường huyền thoại - đường Hồ Chí Minh trên biển vẫn hiện hữu và trở thành một kỳ tích của dân tộc Việt Nam.
Cảnh giác trên ‘chiến trường thông tin’, tăng giá điện bị đẩy thành ‘vũ khí’ chống phá

Cảnh giác trên ‘chiến trường thông tin’, tăng giá điện bị đẩy thành ‘vũ khí’ chống phá

Những luận điệu xuyên tạc về việc thông báo tăng giá điện gần đây là một chiêu trò quá quen thuộc mà các thế lực thù địch và cơ hội chính trị luôn sử dụng.
Thường xuyên thực hành tiết kiệm, chống lãng phí như

Thường xuyên thực hành tiết kiệm, chống lãng phí như 'rửa mặt hàng ngày'

Vấn nạn lãng phí còn diễn ra khá phổ biến, dưới nhiều dạng thức khác nhau, đã và đang gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng cho phát triển xã hội.
Đào tạo, phát triển cán bộ trẻ - lực lượng nòng cốt trong công tác xây dựng Đảng

Đào tạo, phát triển cán bộ trẻ - lực lượng nòng cốt trong công tác xây dựng Đảng

Thời gian qua, Đảng và Nhà nước đã chú trọng phát triển đội ngũ cán bộ trẻ, tạo điều kiện đào tạo bài bản cả trong và ngoài nước.
Bảo vệ nền tảng tư tưởng hướng tới mục tiêu 100 năm dưới sự lãnh đạo của Đảng

Bảo vệ nền tảng tư tưởng hướng tới mục tiêu 100 năm dưới sự lãnh đạo của Đảng

VietnamPlus trân trọng giới thiệu nội dung bài phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước tại Lễ trao giải Cuộc thi Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng lần thứ Tư, năm 2024.
Báo Công Thương đoạt giải Khuyến khích Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Báo Công Thương đoạt giải Khuyến khích Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Lần đầu tiên Báo Công Thương đoạt giải Khuyến khích “Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng”.
Đảng bộ Trường Đại học Điện lực chủ động đổi mới, thực hiện hiệu quả nhiệm vụ kép

Đảng bộ Trường Đại học Điện lực chủ động đổi mới, thực hiện hiệu quả nhiệm vụ kép

Thời gian qua Đảng bộ Trường Đại học Điện lực đã chủ động đổi mới trong thực hiện “nhiệm vụ kép” - chính trị và chuyên môn.
Kỳ 2: Nguyên nhân và đề xuất một số giải pháp khắc phục căn bệnh “sợ trách nhiệm”

Kỳ 2: Nguyên nhân và đề xuất một số giải pháp khắc phục căn bệnh “sợ trách nhiệm”

Cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho rằng: “Sợ trách nhiệm là một khuyết điểm thuộc về ý thức tư tưởng, phẩm chất cách mạng của cán bộ, đảng viên".
Kỳ 1: Nhận diện về những biểu hiện của căn bệnh “sợ trách nhiệm”

Kỳ 1: Nhận diện về những biểu hiện của căn bệnh “sợ trách nhiệm”

Gõ từ khóa “sợ trách nhiệm”, chúng ta sẽ nhận được hàng nghìn kết quả, trong đó có hàng trăm bài viết, phóng sự bàn luận dưới nhiều bàn luận, góc nhìn.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động