Chủ nhật 22/12/2024 20:30

Kỳ họp thứ 17 HĐND TP. Hồ Chí Minh khóa X bàn nhiều quyết sách quan trọng

Kỳ họp thứ 17 HĐND TP. Hồ Chí Minh khóa X tập trung thảo luận, xem xét thông qua các nghị quyết liên quan đến lĩnh vực kinh tế, đô thị, văn hóa - xã hội...

Bàn và thông qua nhiều quyết sách quan trọng

Sáng 15/7/2024 đã diễn ra Kỳ họp thứ 17 của HĐND TP. Hồ Chí Minh khóa X, nhiệm kỳ 2021-2026, bàn các vấn đề quan trọng liên quan đến phát triển kinh tế - xã hội, đô thị…

Đại biểu tham dự Kỳ họp thứ 17 của HĐND TP. Hồ Chí Minh khóa X (Ảnh: Thanh Minh)

Phát biểu khai mạc, bà Nguyễn Thị Lệ - Chủ tịch HĐND TP. Hồ Chí Minh - cho biết: Kỳ họp lần này sẽ tập trung đánh giá tình hình kinh tế - xã hội và quốc phòng an ninh 6 tháng đầu năm, phương hướng, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024. Đồng thời, tập trung thảo luận, xem xét thông qua các nghị quyết liên quan đến các lĩnh vực kinh tế, đô thị, văn hóa - xã hội, giáo dục...

Đáng chú ý, tại kỳ họp lần thứ 17 cũng thảo luận và thông qua tờ trình về chương trình hoạt động giám sát của HĐND TP. Hồ Chí Minh năm 2025. Cùng với đó, HĐND Thành phố nghe báo cáo kết quả các nội dung quan trọng như: Giải quyết kiến nghị của cử tri trước và sau kỳ họp thứ 13 HĐND TP. Hồ Chí Minh; kết quả thực hiện chủ đề năm 2024 “Quyết tâm thực hiện hiệu quả chuyển đổi số và Nghị quyết số 98/2023/QH15 của Quốc hội”…

Ngoài ra, tại chương trình của kỳ họp lần này, HĐND cũng nghe báo cáo Đề án phát triển Hệ thống đường sắt đô thị TP. Hồ Chí Minh theo Kết luận 49-KL/TW của Bộ Chính trị về định hướng phát triển giao thông vận tải đường sắt Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Bà Nguyễn Thị Lệ - Chủ tịch HĐND TP. Hồ Chí Minh (Ảnh: Thanh Minh)

HĐND TP. Hồ Chí Minh sẽ có phiên chất vấn và trả lời chất vấn Giám đốc Sở Thông tin và truyền thông và Chủ tịch UBND quận Bình Tân” - bà Nguyễn Thị Lệ nói.

Những nội dung HĐND TP. Hồ Chí Minh thảo luận xem xét, quyết định tại kỳ họp này có ý nghĩa rất quan trọng, góp phần ổn định và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của TP. Hồ Chí Minh năm 2024 và trong thời gian tới.

Do đó, bà Nguyễn Thị Lệ đề nghị các đại biểu tập trung thảo luận, nghiên cứu kỹ để có những ý kiến đóng góp sâu sắc, giải pháp chất lượng cho từng nội dung trong chương trình kỳ họp. Qua đó, giúp cho HĐND TP. Hồ Chí Minh có cơ sở thông qua những nghị quyết bảo đảm đúng quy định của pháp luật, và thực tiễn, yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của thành phố, đáp ứng nhu cầu phát triển của TP. Hồ Chí Minh và lợi ích của nhân dân.

Đa dạng hóa và gắn kết các phương thức xúc tiến đầu tư, thương mại với xúc tiến du lịch

Tại kỳ họp, ông Dương Ngọc Hải - Phó Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh đã báo cáo tóm tắt về tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm, nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm; kết quả thực hiện chủ đề năm 2024 “Quyết tâm thực hiện hiệu quả chuyển đổi số và Nghị quyết số 98/2023/QH15 của Quốc hội”…

Ông Dương Ngọc Hải - Phó Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh trình bày báo cáo tại kỳ họp (Ảnh: Thanh Minh)

Theo đó, 6 tháng năm 2024, kinh tế - xã hội TP. Hồ Chí Minh đạt được nhiều kết quả tích cực. Cụ thể: Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) tăng 6,46% so với cùng kỳ; chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tăng 5,5%; kim ngạch xuất khẩu đạt 26,67 tỷ USD, tăng 10,34%; tổng mức bán lẻ hàng hóa tăng 8,8%; số doanh nghiệp thành lập mới ước tăng 9,6%; thu ngân sách nhà nước ước đạt 55,38% dự toán, tăng 17,31% so với cùng kỳ…

Đáng chú ý, ngành du lịch tiếp tục duy trì phát triển và đạt mức tăng trưởng cao cả về doanh thu và số lượng khách. Tổng doanh thu du lịch tăng 14,6%; khách quốc tế đến TP. Hồ Chí Minh tăng 38%.

Mặc dù đạt được nhiều kết quả tích cực trên nhiều lĩnh vực, nhưng theo UBND TP. Hồ Chí Minh, một số chỉ tiêu mặc dù được cải thiện nhưng chưa đạt yêu cầu như giải ngân vốn đầu tư công còn chậm, thu hút vốn đầu tư nước ngoài giảm so với cùng kỳ (giảm 19,5%). Công tác phối hợp, đôn đốc giữa các chủ đầu tư với UBND các quận, huyện trong thực hiện bồi thường hỗ trợ tái định cư chưa đáp ứng được yêu cầu tiến độ đề ra…

Để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trong những tháng còn lại năm 2024 và thời gian tới, UBND TP. Hồ Chí Minh đề ra nhiều nhiệm vụ, giải pháp trong tâm như đẩy nhanh triển khai các dự án trọng điểm, phấn đấu tỷ lệ giải ngân vốn cả năm đạt trên 95% kế hoạch. Đồng thời, tháo gỡ và triển khai các cơ chế, chính sách theo Nghị quyết 98 của Quốc hội.

Cùng với đó, triển khai Quy hoạch TP. Hồ Chí Minh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 ngay sau khi Thủ tướng phê duyệt (dự kiến đầu tháng 8/2024). Hoàn thành trình Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung TP. Hồ Chí Minh đến năm 2040 tầm nhìn đến năm 2060; Đồ án quy hoạch chung thành phố Thủ Đức đến năm 2040; tổ chức xây dựng các văn bản hướng dẫn triển khai Luật Đất đai năm 2024.

"UBND TP. Hồ Chí Minh tổ chức xây dựng đề án phát triển kinh tế số thành phố; phối hợp tổ chức sơ kết chương trình phát triển kinh tế - xã hội TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh, vùng và triển khai chương trình khuyến mại tập trung năm 2024; phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam. Đồng thời, đa dạng hóa các phương thức xúc tiến đầu tư; phối hợp xúc tiến đầu tư, thương mại với hoạt động xúc tiến du lịch..." - ông Dương Ngọc Hải nói.

Theo chương trình, kỳ họp thứ 17 diễn ra đến ngày 17/7.

Minh Khuê
Bài viết cùng chủ đề: TP. Hồ Chí Minh

Tin cùng chuyên mục

Hậu Giang: Phát triển công nghiệp là ưu tiên hàng đầu trong năm 2025

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 1 - Đồng thuận và mong chờ

Khởi công cụm công nghiệp Bắc Sơn 2, vốn đầu tư hơn 280 tỷ đồng

Năm 2025, Tây Ninh thúc đẩy phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo

Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 3- Những bất cập trong triển khai thực hiện Chương trình OCOP

Năm 2025, Đồng Nai ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 2 con số

Bài 2 - Nâng sao đếm số, nhiều OCOP đứng trước nguy cơ ''chết yểu''

Bà Rịa – Vũng Tàu: Khởi động dự án khu công nghiệp thông minh, sinh thái

Ninh Thuận: Đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư vào các ngành kinh tế trọng điểm

Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 1- OCOP, làn gió mới trong phát triển kinh tế nông thôn

Tuyên Quang: Sản xuất tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp theo hướng bền vững

Nhiều điểm sáng trong bức tranh kinh tế TP. Vũng Tàu năm 2024

Đồng Tháp: Tuân thủ pháp luật để hoạt động thương mại biên giới phát triển bền vững

Cảng biển Quảng Ninh: Đón đầu cơ hội tăng trưởng

Hải Dương: Tăng trưởng kinh tế đứng thứ 6/63 tỉnh, thành phố trong cả nước

Hải Dương: Cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thành lập mới 2.000 doanh nghiệp

Thái Nguyên hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng UKVFTA, mở rộng xuất khẩu sang thị trường Anh

Đồng Tháp: Sản xuất công nghiệp tiếp tục phục hồi và phát triển

Đa dạng hoá sản phẩm, đưa du lịch Sơn La phát triển

Thành phố Sơn La - Gia tăng giải pháp xúc tiến tiêu thụ nông sản