Thứ ba 26/11/2024 01:13

Kon Tum: Liên tục xảy ra động đất mạnh tại huyện Kon Plông

Sáng nay 13/11, liên tiếp xảy ra các trận động đất ở huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum. Trong đó trận mạnh nhất có độ lớn 4.0, gây rung chấn trên mặt đất.

Theo Trung tâm báo tin động đất và cảnh báo sóng thần - Viện Vật lý Địa cầu cho biết, trận động đất đầu tiên trong sáng nay xảy ra lúc 01 giờ 9 phút tại khu vực huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum với độ lớn 3.0, tại vị trí có tọa độ (14.816 độ vĩ Bắc, 108.306 độ kinh Đông), độ sâu chấn tiêu khoảng 8.1km.

Sau đó, khoảng 10 giờ 2 phút sáng nay, một trận động đất có độ lớn 4.0 tiếp tục xảy ra tại khu vực này, ở vị trí có tọa độ (14.744 độ vĩ Bắc, 108.260 độ kinh Đông), độ sâu chấn tiêu khoảng 8.1km. Trận động đất có thể cảm nhận rõ rung chấn trên mặt đất.

Khoảng gần 30 phút sau, lúc 10 giờ 31 phút, thêm một trận động đất có độ lớn 3.2 xảy ra tại vị trí có tọa độ (14.781 độ vĩ Bắc, 108.287 độ kinh Đông), độ sâu chấn tiêu khoảng 8.1km.

Tâm chấn trận động đất có độ lớn 4.0 xảy ra sáng nay tại Kon Tum

Trước đó, ngày 12/11, hệ thống của Trung tâm đã ghi nhận một trận động đất có độ lớn 3.0 xảy ra tại khu vực huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum. Cụ thể, động đất xảy ra tại vị trí có tọa độ (14.850 độ vĩ Bắc, 108.244 độ kinh Đông), độ sâu chấn tiêu khoảng 8.1km. Trận động đất này được đánh giá thuộc cấp độ rủi ro thiên tai cấp 0.

Ngày 8/11, cũng tại khu vực huyện Kon Plông, một trận động đất mạnh 2.6 độ cũng đã được hệ thống của Trung tâm báo tin động đất và cảnh báo sóng thần ghi nhận được tại đây.

Thông tin từ Trung tâm báo tin động đất và cảnh báo sóng thần - Viện Vật lý địa cầu, Viện Hàn lâm Khoa học và công nghệ Việt Nam cho biết thêm, sau chuỗi ngày yên ắng, động đất tiếp tục xảy ra tại huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum, điểm nóng động đất ở Việt Nam trong hơn 2 năm qua với hàng trăm trận. Trong đó, trận mạnh nhất có độ lớn 4.7, gây rung chấn cho một khu vực rộng lớn, gồm Đà Nẵng và một số tỉnh Nam Trung Bộ.

Động đất ở huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum được các chuyên gia Viện Vật lý địa cầu nhận định có thể kéo dài trong nhiều năm tới. Đó là động đất kích thích, xảy ra do hồ chứa thủy điện tích nước, tác động lên hệ thống đứt gãy hoạt động bên dưới khiến động đất xảy ra sớm hơn so với quy luật tự nhiên.

Động đất kích thích cũng xảy ra theo chu kỳ, có những thời điểm động đất xảy ra dồn dập, có thời kỳ yên tĩnh hơn.

Đức Lâm
Bài viết cùng chủ đề: tỉnh Kon Tum

Tin cùng chuyên mục

Nâng cao khả năng sẵn sàng chiến đấu qua hội thi tàu tốt, huấn luyện tàu hải đội dân quân thường trực

Từ 1/1/2025: Bảo hiểm y tế thanh toán dịch vụ ngày giường bệnh như thế nào?

Lừa đảo trực tuyến diễn ra ở tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội

Quảng Nam: Sạt lở đất làm nhiều tuyến đường giao thông bị chia cắt

Dự án Làng Đại học Đà Nẵng chính thức khởi công

Lễ phát động cuộc thi ‘Chống hàng giả và lừa đảo trực tuyến’

Hà Nội: Cháy quán bar Titan tại quận Hoàn Kiếm, nhiều người chạy lên sân thượng lánh nạn

Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với thuốc lá: Cân nhắc tác động từ nhiều yếu tố

Bài 1: Vị thế người phụ nữ trong xã hội ngày càng được khẳng định

Nhân sự Trung ương: Bộ Chính trị, Bộ Công Thương bổ nhiệm cán bộ chủ chốt; Quốc hội phê chuẩn nhân sự

Dự báo thời tiết biển hôm nay 25/11/2024: Có mưa dông và gió mạnh trên biển

Dự báo thời tiết hôm nay 25/11/2024: Mưa lớn cục bộ, lốc, sét gió giật mạnh từ Quảng Trị đến Phú Yên

Tối 24/11, xuất hiện khách hàng trúng độc đắc Vietlott có giá trị 'khủng'

Bắc Giang: Triển khai nhiều hoạt động hưởng ứng Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam năm 2025

Công đoàn tham gia giám sát trả lương, thưởng Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 cho người lao động

Hà Nội: Phấn đấu 100% siêu thị không sử dụng túi nilon khó phân hủy vào năm 2025

Cận cảnh cây cầu trị giá hơn 1.800 tỷ đồng sau một năm thi công

Hải Phòng: Cháy lớn thiêu rụi nhà xưởng tại khu công nghiệp Tràng Duệ

Trung tướng Khuất Duy Tiến, Anh hùng Lực lượng vũ trang đã từ trần

Nhân sự địa phương: Nghệ An có tân Chủ tịch HĐND; Ban Bí thư chuẩn y lãnh đạo nhiều tỉnh, thành